Chủ thể của tội phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự việt nam (Trang 126 - 127)

tố thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những yếu tố làm nảy sinh các tiêu cực xã hội, thúc đẩy tình hình tội phạm diễn biến phức tạp. Trước bối cảnh đó, với yêu cầu giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội thì nhiệm vụ đặt ra hàng đầu là phải kiềm chế được tình hình tội phạm, nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng ngừa tội phạm. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của BLHS về chủ thể của tội phạm thời gian qua cho thấy chúng ta đã đạt được những kết quả đáng kể, cụ thể:

Thứ nhất, nhận thức được vai trị, vị trí của yếu tố chủ thể của tội phạm trong bốn

yếu tố cấu thành cơ bản của tội phạm trong việc định tội danh và định hình phạt Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện các yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, trong đó có việc ban hành, sửa đổi, bổ sung BLHS, BLTTHS cho phù hợp với tình hình mới. Một trong những nội dung quan trọng trong đợt sửa đổi, bổ sung BLHS là việc ghi nhận pháp nhân thương mại là chủ thể của tội phạm trong BLHS. Đây là một trong những bước tiến có tính chất nhảy vọt cả trong nhận thức và trong thực tiễn pháp luật. Sự thay đổi này là rất kịp thời, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của xã hội ta trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Thứ hai, công tác điều tra, truy tố, xét xử về cơ bản được bảo đảm nhanh chóng,

đúng người, đúng tội. Tịa án các cấp đã phối hợp kịp thời với các cơ quan tiến hành tố tụng khác để đưa ra xét xử kịp thời, nhanh chóng, nghiêm minh đối với các vụ án hình sự. Trong cơng tác xét xử, về cơ bản, Tòa án đã áp dụng đúng đắn quy định của pháp luật, xử lý đúng người, đúng tội, quyết định hình phạt phù hợp, công bằng, hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ lọt tội phạm, gây oan sai (Bảng 1 - Phụ lục 1).

Thứ ba, pháp luật tố tụng hình sự quy định rất chặt chẽ về quyền hạn, trách nhiệm

và nghĩa vụ của các chủ thể tiến hành tố tụng nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể này hoàn thành nhiệm vụ và tránh được những sai lầm, thiếu sót trong việc giải quyết vụ án hình sự. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, các chủ thể tiến hành tố tụng luôn chủ động trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm, tập trung đấu

tranh có hiệu quả đối với tất cả các hành vi phạm tội, phát hiện kịp thời và xử lý nhanh chóng đối với tất cả mọi loại tội phạm.

Thứ tư, trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được chú

trọng và đạt được những kết quả nhất định trong việc nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc đấu tranh phịng ngừa tội phạm. Vận động được nguồn lực đơng đảo quần chúng tham gia. Quần chúng nhân dân cũng xác định được vai trị của mình trong việc kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước nói chung và với các cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng. Thơng qua đó, với việc xử lý kịp thời, trừng trị nghiêm minh, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội cùng với việc áp dụng pháp luật một cách đúng đắn của các chủ thể tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án hình sự đã củng cố sâu sắc lòng tin tưởng của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

3.3.2. Khó khăn, vướng mắc, sai lầm và nguyên nhân

Qua phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về chủ thể của tội phạm trong

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự việt nam (Trang 126 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)