Về chủ thể của tội phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự việt nam (Trang 127 - 175)

tại những khó khăn, vướng mắc, sai lầm trong thực tiễn quy định và áp dụng pháp luật hình sự về chủ thể của tội phạm, cụ thể:

Thứ nhất, mặc dù Nhà nước đã có những nỗ lực rất lớn trong việc hoàn thiện các

quy định của pháp luật hình sự để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền trong việc giải quyết vụ án hình sự, tuy nhiên, thực tiễn vẫn cịn những bất cập trong hệ thống pháp luật hình sự, khơng ít những trường hợp quy định của pháp luật hình sự về chủ thể của tội phạm cịn nhiều bất cập, chưa thực sự đồng bộ, tính thống nhất chưa cao, chưa phù hợp với thực tế đời sống nên tính khả thi thấp, việc áp dụng trong thực tiễn gặp nhiều khó khăn. Trong đó có thể kể đến các quy định về cách xác định độ tuổi chịu TNHS, các quy định về công tác giám định NLTNHS, về việc xác định NLTNHS của người say do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác hay quy định về việc xác định lỗi của cá nhân nhưng không quy định về lỗi của pháp nhân thương mại trong việc thực hiện tội phạm, quy định về điều kiện của TNHS đới với pháp nhân thương mại nhưng lại không quy định điều kiện của TNHS đối với cá nhân; sự thiếu tính thống nhất trong quy định giữa các điều luật về pháp nhân thương mại như khoản Điều 2, khoản 1 Điều 8, Điều 75, Điều 76 BLHS dẫn đến các quan điểm khác nhau về việc xem pháp nhân thương mại là chủ thể của tội phạm hay chỉ là chủ thể chịu TNHS.

Thứ hai, cơ chế xây dựng hệ thống pháp luật hình sự liên quan đến chủ thể của tội

phạm vẫn còn những bất hợp lý, chất lượng các văn bản pháp luật chưa cao, thiếu tính tồn diện, một số quy định của pháp luật hình sự về chủ thể của tội phạm mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần những vẫn bộc lộ rõ hạn chế, bất cập, không phù hợp. Trong đó có thể kể đến các quy định về việc xác định NLTNHS của người sử dụng

rượu bia hoặc chất kích thích mạnh khác, quy định về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ liên quan đến chủ thể của tội phạm, nhân thân người phạm tội…

Thứ ba, nội dung của một số quy định pháp luật hình sự liên quan đến chủ thể của

tội phạm vẫn cịn ở dạng khái qt, tính quy phạm chưa được chú trọng nên khó vận dụng vào thực tiễn, đòi hỏi phải có các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Các văn bản này lại được ban hành rất chậm, hoạt động kiểm tra, giám sát của Quốc hội không được thường xuyên, thiếu cương quyết và hiệu quả chưa cao làm cho việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về chủ thể của tội phạm trong nhiều trường hợp không thực hiện được, không đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của việc giải quyết các vấn đề này sinh trong xã hội.

Thứ tư, về mặt kỹ thuật lập pháp, nhiều quy định của pháp luật hình sự về chủ thể

của tội phạm bộc lộ nhiều hạn chế, chưa dự liệu được hết những tình huống có thể xảy ra trên thực tế để điều chỉnh kịp thời. Nhiều thuật ngữ pháp lý được sử dụng chưa thống nhất, các văn bản pháp luật quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn dẫn đến việc ảnh hưởng đến hiệu quả của việc áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn.

Thứ năm, cơng tác xây dựng pháp luật hình sự về chủ thể của tội phạm hiện nay

vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra của công cuộc đổi mới. Hoạt động giải thích pháp luật hình sự về chủ thể của tội phạm cũng chưa đạt hiệu quả cao, chủ yếu được thực hiện dưới hình thức giải thích khơng chính thức, dẫn đến việc nhận thức và thực hiện pháp luật chưa được đồng bộ, thống nhất.

Thứ sáu, trong hoạt động giải quyết các vụ án hình sự, một số người tiến hành tố

tụng chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của việc xác định các dấu hiệu của chủ thể của tội phạm. Nhiều trường hợp do chủ quan hoặc ngại khó khăn nên họ đã khơng xác minh đầy đủ lý lịch của những người có liên quan nên tài liệu thu được khơng chính xác dẫn đến xác định độ tuổi chịu TNHS, các dấu hiệu về nhân thân khác dẫn đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự khơng phù hợp gây oan sai, bỏ lọt tội phạm. Bên cạnh đó, cịn một số khơng ít những cán bộ, những chủ thể có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự nhưng hạn chế về năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức bị suy thối, vì lợi ích vật chất, lợi ích cá nhân đã cố ý làm sai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, trong đó có việc xác định các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm.

Thứ bảy, hiện nay vẫn còn một bộ phận người dân lạc hậu, thiếu hiểu biết về pháp

luật nên không đăng ký khai sinh, không đăng ký cư trú, không làm chứng minh nhân dân nên họ hầu như khơng có bất kỳ loại giấy tờ gì để chứng minh tuổi của họ. Khi những đối tượng này có hành vi phạm tội, khi cần xem xét trách nhiệm hình sự của họ, các cơ quan có thẩm quyền rất khó để xác định các dấu hiệu về chủ thể như việc xác định độ tuổi. Điển hình như trường hợp ơng Q. ở huyện Đại Từ, Thái Nguyên có cháu nội sinh năm 2009. Bố mẹ cháu không đăng ký kết hôn, sau khi sinh con mẹ bỏ đi, bố bị bắt nên ông nội ni cháu. Hiện tại, cháu khơng có giấy khai sinh để có thể đi học.

Cán bộ Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên đã hướng dẫn ông đến UBND xã để làm các thủ tục đăng ký khai sinh cho cháu nhưng ông không đến [166].

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, thiếu sót nêu trên, trong đó phải kể đến một số nguyên nhân chính sau đây:

- Nguyên nhân khách quan:

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế cũng với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 khiến cho xã hội nảy sinh nhiều quan hệ xã hội phức tạp với nhiều hành vi nguy hiểm mới cho xã hội với sự phong phú của chủ thể thực hiện hành vi nhưng vẫn chưa được quy định trong BLHS. Nhà nước ta chưa hoạch định được một chương trình xây dựng pháp luật hình sự một cách tồn diện, tổng thể và có tầm nhìn chiến lược, trong đó, chưa xây dựng được khung pháp lý hoàn thiện về chủ thể của tội phạm. Những quy phạm pháp luật hình sự về chủ thể của tội phạm đang ngày càng đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống tội phạm, tuy nhiên, những quy phạm pháp luật hình sự về chủ thể của tội phạm vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu hội nhập quốc tế cũng do BLHS ln có tính ổn định cao, cơng tác pháp điển hóa luật hình sự ln địi hỏi phải có thời gian dài và phải được tiến hành một cách thận trọng thì mới có thể đánh giá đầy đủ, tồn diện hiệu quả của các quy phạm đó.

BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã có nhiều điểm mới tiến bộ hơn so với BLHS năm 1999. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại một số bất cập trong đó có các quy định đối với chủ thể của tội phạm chưa được giải quyết, cụ thể: BLHS năm 2015 chưa đưa ra được khái niệm về: chủ thể của tội phạm, chủ thể đặc biệt của tội phạm, NLTNHS, độ tuổi chịu TNHS; quy định về các vấn đề liên quan đến chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại như: hình thức tổ chức của pháp nhân thương mại, lỗi…

Việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn các quy định của BLHS nói chung, về chủ thể của tội phạm nói riêng, điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các chủ thể áp dụng pháp luật trong việc giải quyết vụ án hình sự.

Bên cạnh đó, chính sách pháp luật của Nhà nước trong việc quy định về nguồn của luật hình sự cũng là một trong các nguyên nhân cần nhắc đến. Việc chưa xem án lệ là nguồn của luật hình sự cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nói chung và pháp luật hình sự về chủ thể của tội phạm nói riêng trở nên thụ động, cứng nhắc trong bối cảnh xã hội phát triển không ngừng, việc nảy sinh các quan hệ xã hội mới, hành vi nguy hiểm mới với những chủ thể thực hiện hành vi mới thay vì chờ văn bản pháp luật hướng dẫn thì việc giải quyết những vấn đề phát sinh mới này có thể được giải quyết linh hoạt, nhanh chóng hơn nếu tạo điều kiện cho Tòa án được phát huy khả năng sáng tạo pháp luật, từ đó, việc vận dụng pháp luật hình sự trong việc xử lý các vấn đề về chủ thể của tội phạm sẽ khơng cịn nhiều vướng mắc, khó khăn.

- Nguyên nhân chủ quan:

Đội ngũ nhân lực còn thiếu và yếu, việc đào tạo nâng cao năng lực trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ pháp luật chưa được quan tâm thỏa đáng. Công tác tổ chức cán bộ trong các cơ quan tư pháp hình sự chưa thật hợp lý, chưa phát huy hết được năng lực của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Vấn đề quá tải trong công tác đối với các cán bộ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, một người phải giải quyết q nhiều vụ án, khơng có sự tập trung, chuyên sâu dẫn đến hiệu quả cơng tác chưa cao.

Bên cạnh đó, vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ những cán bộ đại diện cho cơ quan Nhà nước, có trách nhiệm trong việc đấu tranh phòng, ngừa tội phạm vẫn còn thờ ơ, thiếu quyết liệt trong việc xử lý tội phạm. Một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng được địi hỏi về trình độ, năng lực chun mơn, ý thức pháp luật chưa cao, cịn vì lợi ích vật chất, vì các mối quan hệ cá nhân đã lạm quyền trong khi giải quyết các vụ án hình sự nên dẫn đến oan sai, bỏ lọt tội phạm, gây mất lòng tin trong nhân dân.

Công tác phối hợp liên ngành giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ quan, tổ chức khác trong quá trình giải quyết vụ án hình sự cịn hạn chế. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về điều tra, truy tố, xét xử chưa được quan tâm đúng mức. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn còn thiên về lý thuyết, chưa đúc kết, rút ra được những kinh nghiệm thực tế.

Điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử còn hạn chế. Hiện nay, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động tố tụng còn thiếu, chưa hiện đại nên chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Bên cạnh đó, chính sách đãi ngộ và các chế độ đối với các cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán… chưa thỏa đáng, chưa tương xứng với trách nhiệm, đời sống của họ chưa được đảm bảo, cịn nhiều khó khăn. Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân khiến họ thiếu quyết tâm trong công tác, dễ bị sa ngã trước những lợi ích vật chất, bất chấp pháp luật dẫn đến vi phạm.

Thêm vào đó, việc tổ chức thi hành pháp luật hình sự cịn thiếu chặt chẽ, thống nhất. Công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật và giáo dục ý thức đấu tranh phòng ngừa tội phạm được thực hiện chưa tốt, thiếu tính đồng bộ.

Ngồi ra, ý thức pháp luật của người dân trong việc thực thi pháp luật còn hạn chế cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm nảy sinh những khó khăn, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về chủ thể của tội phạm.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Nghiên cứu, phân tích thực trạng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về chủ thể của tội phạm và thực tiễn áp dụng đối với các quy định này có thể đưa ra một số nhận định sau đây:

Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, các nội dung liên quan đến chủ thể của tội phạm như: độ tuổi chịu TNHS, năng lực TNHS, những dấu hiệu đặc biệt của chủ thể đặc biệt, chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại… được quy định một cách đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung cần được sửa đổi, bổ sung như: quy định khái niệm chủ thể của tội phạm hay chủ thể đặc biệt của tội, khái niệm tội phạm, quy định TNHS của pháp nhân thương mại…

Thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS về chủ thể của tội phạm cho thấy, nhìn chúng các chủ thể thực thi pháp luật đã triệt để tuân thủ các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự về chủ thể của tội phạm trong hoạt động định tội danh, quyết định hình phạt và đã đạt được những kết quả nhất định trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn một số bất cập, tồn tại dẫn đến hậu quả gây oan, sai trong việc giải quyết vụ án hình sự, cụ thể:

Thứ nhất, bất cập trong việc xác định tuổi chịu TNHS: xác định sai độ tuổi chịu

TNHS, khơng có căn cứ xác định độ tuổi chịu TNHS, xác định tuổi “từ” mà không phải là tuổi “đủ” đối với bị cáo dẫn đến một số trường hợp bị cáo thực tế chưa đủ tuổi chịu TNHS những vẫn bị truy cứu TNHS;

Thứ hai, bất cập trong quy định về tình trạng khơng có năng lực TNHS hình sự do

sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích mạnh khác, hay trường hợp các dấu hiệu đặc biệt của chủ thể đặc biệt đối với một số tội danh chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến thực tiễn áp dụng gặp nhiều khó khăn;

Thứ ba, thực trạng áp dụng các quy định liên quan đến nhân thân người phạm tội

như xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm, tiền án, tiền sự…còn nhiều sai lầm;

Thứ tư, các quy định về chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại còn nhiều

bất cập, chưa rõ ràng, thiếu chính xác nên thực tiễn áp dụng sẽ gặp nhiều khó khăn… Với những bất cập, khó khăn ấy địi hỏi chúng ta phải có những giải pháp cụ thể, tồn diện để bảo đảm việc hồn thiện quy định của pháp luật hình sự nói chung và các quy định về chủ thể của tội phạm nói riêng, đồng thời, bảo đảm việc áp dụng đúng các quy định ấy trong thực tiễn xét xử.

Thứ năm, trên cơ sở phân tích, luận giải, so sánh pháp luật hình sự về chủ thể của tội

phạm của một số quốc gia trên thế giới cho thấy, mặc dù mỗi quốc gia có cách tiếp cận khác nhau về chủ thể của tội phạm nhưng nhìn chung, tất cả cá các quốc gia đều xác định độ tuổi chịu TNHS, năng lực TNHS là những dấu hiệu cơ bản của chủ thể của tội phạm. Vấn đề quy định TNHS của pháp nhân (tổ chức) cũng là một trong các nội dung về chủ thể của tội phạm được rất nhiều quốc gia quan tâm nghiên cứu. Qua việc nghiên cứu các quy định về chủ thể của tội phạm trong pháp luật hình sự của các quốc gia giúp chúng ta đúc kết được những kinh nghiêm rất quan trọng trong quá trình ban hành, sửa đổi, bổ sung và áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về vấn đề này.

Chƣơng 4

YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM

4.1. Yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng các quy định của Bộ luật hình sự về chủ thể của tội phạm

Bộ luật hình sự là một trong những cơng cụ sắc bén của Nhà nước trong việc quản lý xã

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự việt nam (Trang 127 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)