- Nguyên tắc công kha
3. Quan điểm, định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm
3.1 Quan điểm
Coi trọng thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển nơng nghiệp và xây dựng nông thôn mới; đưa nông nghiệp và kinh tế nơng thơn lên sản
xuất hàng hóa lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài; đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, ngành nghề, gắn sản xuất với thị trường để hình thành sự liên kết nơng- cơng- dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn và trên phạm vi cả nước.
Thừa kế, phát huy và cải biến cái cũ để phát triển nông nghiệp bền vững và nông thôn mới với diện mạo mới, sức sống mới, song vẫn giữ được giá trị truyền thống và bản sắc của nông nghiệp, nông thôn.
Gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nơng thơn mới.
Gắn cơng nghiệp hóa với thực hiện dân chủ hóa và nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ở nông thôn.
Tạo ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nơng thơn, thực hiện có kết quả mục tiêu phát triển dân số.
Phát huy lợi thế của từng vùng và cả nước, áp dụng nhanh những tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển nơng nghiệp hàng hóa đa dạng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nông sản thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp, hướng mạnh ra xuất khẩu.
Phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trị chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã dần trở thành nền tảng, hợp tác và hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển theo đúng pháp luật.
3.2 Định hướng phát triển
- Đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn - Xây dựng cơ cấu sản xuất hợp lý
- Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nơng nghiệp - Hồn thiện về cơ bản hệ thống thủy lợi
- Tăng cường đầu tư, mở rộng thị trường vốn và tiêu thụ sản phẩm - Phát triển công nghiệp và dịch vụ nơng thơn
3.3 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn2010 - 2020 2010 - 2020
3.3.1 Mục tiêu của chương trình
Đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nơng thơn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới).
Đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới).
3.3.2 Nội dung của chương trình
Ngày 16-4-2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/QĐ- TTG về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nơng thơn mới. Bộ tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới; chỉ đạo thí điểm xây dựng mơ hình nơng thơn mới trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; kiểm tra, đánh giá cơng nhận xã, huyện, tỉnh đạt nơng thơn mới.
Bộ tiêu chí Quốc gia về nơng thơn mới bao gồm 19 tiêu chí sau: 1. Tiêu chí Quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch
2. Tiêu chí giao thơng 3. Tiêu chí thuỷ lợi
4. Tiêu chí điện nơng thơn 5. Tiêu chí trường học.
6. Tiêu chí cơ sở vật chất văn hố 7. Tiêu chí chợ nơng thơn.
8. Tiêu chí bưu điện 9. Tiêu chí nhà ở dân cư
10. Tiêu chí thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình qn chung của tỉnh
11. Tiêu chí hộ nghèo:
12. Tiêu chí cơ cấu lao động
13. Tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất 14. Tiêu chí giáo dục
15. Tiêu chí Y tế 16. Tiêu chí văn hóa 17. Tiêu chí mơi trường
18. Tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh 19. Tiêu chí an ninh, trật tự xã hội được giữ vững
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phịng, gồm 11 nội dung sau:
(1) Quy hoạch xây dựng nông thơn mới
Mục tiêu: đạt u cầu tiêu chí số 01 của Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới. Đến năm 2011, cơ bản phủ kín quy hoạch xây dựng nơng thơn trên địa bàn cả nước làm cơ sở đầu tư xây dựng nông thôn mới, làm cơ sở để thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
(2) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong Bộ tiêu chí quốc
gia nơng thơn mới;
(3) Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 10, 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn
mới. Đến năm 2015 có 20% số xã đạt, đến 2020 có 50% số xã đạt;
(4) Giảm nghèo và an sinh xã hội.
Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới;
(5) Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nơng thơn
Mục tiêu: Đạt u cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn
mới. Đến 2015 có 65% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn.
(6) Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 14 của Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn
mới. Đến 2015 có 45% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn;
(7) Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nơng thơn
Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 15 của Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn
mới. Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn;
(8) Xây dựng đời sống văn hóa, thơng tin và truyền thơng nơng thơn.
Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 6 và 16 của Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn
mới. Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hóa xã, thơn và 45% số xã có bưu điện và điểm internet đạt chuẩn. Đến 2020 có 75% số xã có nhà văn hóa xã, thơn và 70% có điểm bưu điện và điểm internet đạt chuẩn;
(9) Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nơng thơn
Mục tiêu: Đạt u cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn
bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã. Đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn;
(10) Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể chính trị - xã hội trên địa bàn.
Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 18 trong Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn
mới. Đến 2015 có 85% số xã đạt chuẩn và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn;
(11) Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn
Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí Quốc gia nơng thơn mới.
Đến 2015 có 85% số xã đạt chuẩn và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn;
Theo thông tư số 06/2012/TT-BNV Hướng dẫn tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ cụ thể và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn:
Nhiệm vụ của cơng chức Địa chính - xây dựng - đơ thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc cơng chức Địa chính - nơng nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã)
1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã;
c) Giám sát về kỹ thuật các cơng trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;
d) Chủ trì, phối hợp với cơng chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các cơng trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.