PHẦN I : UKKUṬIK A NGỒI NHÓN GÓT
1. Ngồi chồm hổm
- Là oai nghi xấu
Thế ngồi chồm hổm như hiện tại chúng ta thấy là không nên dùng. Lý do là thế ngồi này xấu, nó giống với thế ngồi của người nghèo đói bần hàn bên lề đường, người bán cá giữa chợ, người đi vệ sinh… Nó cịn tương tự với tư thế “ngồi ôm gối” mà Phật cấm trong Ưng học pháp điều 26 (Phẩm Khambhakata, điều 6), như sau:
* Phật định: ‘Ta sẽ không ngồi ở nơi xóm nhà với sự ôm đầu gối’ là học giới nên được thực hành.
Phân tích: Không nên ngồi ở nơi xóm nhà với sự ôm đầu gối.
Vị nào ngồi ở nơi xóm nhà với sự ôm đầu gối bằng tay hoặc ôm đầu gối bằng miếng vải do không có sự tôn trọng (học giới) thì phạm tội Tác ác (dukkaṭa).
* ‘Na pallatthikāya antaraghare nisīdissāmīti’ sikkhā karaṇīyāti.
Na pallatthikāya antaraghare nisīditabbaṃ. Yo anādariyaṃ paṭicca hatthapallatthikāya vā dussapallatthikāya vā antaraghare nisīdati, āpatti dukkaṭassa.81
- Là thói quen của vùng Đơng Nam Á
Theo chứng cứ lịch sử và ghi chép của ngài Nghĩa Tịnh, từ thế kỷ thứ 7, tư thế Ngồi chồm hổm với kiểu hai bàn chân sát đất, hai đầu gối hướng lên, đùi sát ngực chỉ có ở Đơng Nam Á. Khác xa với định nghĩa của Ukkuṭika trong Tam Tạng Pāli và Chú giải (xem lại định nghĩa về Ngồi nhón
gót ở phần II, mục 1). Khơng hề tìm thấy các cơng trình nghệ thuật điêu khắc và chứng tích khảo
cổ nào thể hiện thế ngồi ấy. (xem lại mục Khảo cổ chứng minh).
- Khơng có trong văn bản tiêu chuẩn
Khơng tìm thấy định nghĩa hay giải thích nào phù hợp với tư thế ngồi chồm hổm trong Tam tạng Pāli, Sanskrit hay Hán văn. Có thể xem Ngồi chồm hổm là một biến tướng gần giống với Ngồi nhón gót, tuy vẫn khác hai điểm quan trọng là gót khơng nhón và đùi khơng song song mặt đất.
81 Vi/Bhik.2/[825]. Luật tạng/Phân tích Tỳ khưu.2/[825].