Góp ý xây dựng

Một phần của tài liệu SỰ THẬT VỀ TƯ THẾ NGỒI CHỒM HỔM hay NGỒI NHÓN GÓT - UKKUṬIKA TRONG PHẬT GIÁO (Trang 35 - 36)

PHẦN I : UKKUṬIK A NGỒI NHÓN GÓT

3. Góp ý xây dựng

Không nên sử dụng tư thế “ngồi chồm hổm” như cách hiểu và dùng của người xuất gia hiện nay. Chỉnh sửa về lại tư thế gốc của nó là “ngồi nhón gót”. Đồng thời, các bản dịch tiếng Việt hay Từ điển cũng nên đính chính và sử dụng cụm từ “ngồi nhón gót” cho từ gốc là Ukkuṭika. Việc làm

này sẽ có lợi ích thiết thực và làm cho người đọc không bị hiểu nhầm sang các ý nghĩa không đẹp mắt; mặt khác lại giúp giữ nguyên ý nghĩa, gần với bản gốc nguyên thuỷ.

Không nên sử dụng tư thế “quỳ gối một bên” vì tư thế này khơng hề thấy sử dụng trong Tăng chúng thời nguyên thuỷ, nó chỉ sử dụng với người đời. Cũng không nên sử dụng biến tướng của nó là Hồ quỳ (quỳ gối một bên đồng thời ngồi lên gót) vì nó biểu hiện q rõ ảnh hưởng của đạo Bà la môn – Hindu.

Cũng không nên quá lạm dụng “quỳ gối hai bên, quỳ gối ngồi gót, hay quỳ lạc đà” hay quỳ lạy kèm với đứng lên ngồi xuống liên hồi trong cộng đồng tu sĩ và Phật tử, như ngài Nghĩa Tịnh đã phê bình. Để rồi quên đi tư thế gốc Phật định.

Đệ tử Phật là Ariyaka - noi gương bậc Thánh – là đại diện của sự văn minh, thanh lịch và cả tự do giải thoát trong tất cả oai nghi đi đứng ngồi nằm. Một đời sống ngay thẳng, tự giác, vượt ra ngoài cầu khấn van xin nên cũng không cần phải sáng tạo ra thêm tư thế khác để thể hiện sự hối cãi, xin xỏ thần linh nào cả. Cũng không cần thể hiện mình nhỏ bé yếu ớt qua cách quỳ lạy trước các sức mạnh tha lực huyền bí.

Minh Kiến – Dhammaghosa

Một phần của tài liệu SỰ THẬT VỀ TƯ THẾ NGỒI CHỒM HỔM hay NGỒI NHÓN GÓT - UKKUṬIKA TRONG PHẬT GIÁO (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)