Khả năng ứng dụng kích cầu trong thời kì kinh tế ổn định

Một phần của tài liệu Vấn đề lạm phát (Trang 26 - 27)

Theo Keynes kích cầu khi tổng cầu nhỏ hơn tổng cung, vì vậy khả năng ứng dụng kích cầu trong thời kì ổn định kinh tế là dựa trên luận điểm suy giảm có thể xảy ra đối với một số ngành nào đó ngay cả khi nền kinh tế đang trong thời kì hưng thịnh hoặc nhà nước có thể kích cầu đối với những nhóm ngành chưa phát triển.

Các biện pháp:

- Kích cầu đối với các nhóm hàng xuất khẩu. Biện pháp kích cầu này là làm tăng nhu

cầu của nước ngoài đối với các sản phẩm trong nước. Vì thu nhập của nước ngoài là độc lập với thu nhập trong nước nên biện pháp có thể thực hiện là mở rộng chính sách ưu đãi xuất khẩu, giảm thuế xuất khẩu đặc biệt là đối với các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm có tỉ lệ nội địa hóa cao, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch,…

- Xây dựng lộ trình thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nước thay thế hàng nhập khẩu,

phát triển thị trường trong nước. Đưa ra các phong trào người Việt Nam dùng hàng Việt Nam trong thời gian ngắn một mặt thúc đẩy sản xuất trong nước một mặt tránh bị các quốc gia khác trả đũa thương mại. Tăng cường quản lí về công khai hóa thông tin và Nhà nước tham gia thu thập phổ biến thông tin tránh tình trạng bất cân xứng thông tin về sản phẩm trong nước và sản phẩm ngoại nhập như hiện nay.

- Chủ chương đồng VND yếu, khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, tăng

thặng dư tài khoản vãng lai. Chủ chương này đã được không ít các quốc gia thực hiện, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, Colombia,… Ngoài ra còn hạn chế việc tràn ngập hàng hóa giá rẻ chất lượng thấp từ Trung Quốc – đại công xưởng của thế giới.

- Kích cầu đối với những sản phẩm mới, mặt hàng mới đặc biệt là những mặt hàng

mà quá trình sản xuất cần nhiều lao động như dệt may, xây dựng, chế biến thực phẩm, gia công,cơ khí, chế tạo, đóng tàu…

Một phần của tài liệu Vấn đề lạm phát (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)