Đánh giá việc thực hiện mục tiêu lạm phát

Một phần của tài liệu Vấn đề lạm phát (Trang 25 - 26)

II. Bàn về giải pháp kích cầu và kinh nghiệm của một nước trên thế giới

3.2 Đánh giá việc thực hiện mục tiêu lạm phát

Theo kinh tế học Keynes để thực hiện mục tiêu kích cầu chính phủ phải đánh đổi mục tiêu lạm phát và chấp nhận thâm hụt ngân sách. Nhưng với những công cụ tài chính trong tay việc hạn chế tác động của việc đánh đổi này là hoàn toàn có thể.

Có thể tóm lược tình trạng lạm phát cao thời gian qua ở Việt Nam qua các ý chính sau:

- Sự không thống nhất trong chính sách tiền tệ ở các thời kì.

- Đầu tư hiệu quả kém và lãng phí của khu vực công nhiều năm liền.

- Chế độ tỉ giá kém linh hoạt.

- Bội chi dẫn đến phải vay mượn ngoại tệ để đổi ra VND làm cung tiền tăng lên.

- Ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Tuy nhiên thời gian qua Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có những động thái tích cực làm dịu bớt tình hình, đầu tiên là việc điều chỉnh đầu tư công như đã nói ở trên, sau là Ngân hàng Nhà nước đã dần có những quyết sách đúng đắn hơn. Hoạt động của ngân hàng nhà nước trong năm 2010 đặt mục tiêu là kiềm chế lạm phát và hoàn thiện thể chế tiền tệ. Cam kết mục tiêu kìm chế lạm phát dài hạn có thể mang lại sự phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả và ổn định nền tài chính.

Một trong những thành công nhất của ngành Ngân hàng trong năm 2009 là hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam đảm bảo an toàn, ổn định và có bước tăng trưởng khá, năng lực tài chính và quy mô hoạt động tăng lên. Tính thanh khoản của hệ thống được đảm bảo, đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán của nền kinh tế.

Tính đến thời điểm cuối năm 2009, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán của cả nước giảm liên tục: Từ mức 23,7% năm 2001, năm 2005 là 19,01%, năm 2006 là 17,21%, năm 2007 là 16,36%, năm 2008 là 14,6% và năm 2009 vẫn duy trì được xu hướng tích cực này19. Trong tình hình đầu tư không hiệu quả và lãng phí và nguồn vốn nước ngoài dồi dào thì thắt chặt tiền tệ góp phần loại bỏ những dự án kém hiệu quả, tăng tính cạnh tranh, ngăn chặn tốc độ phát triển của lạm phát.

Tỉ giá đối đoái được điều chỉnh linh hoạt hơn,ví dụ biên độ giao động được nâng lên 5% vào quý I/2009 đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động phương án sản xuất kinh doanh. Nhà nước giai đoạn qua luôn có những chính sách nhằm khuyến khích xuất khẩu,

19 Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam

hạn chế nhập khẩu tiến tới xuất siêu, cán cân mậu dịch thặng dư áp lực lạm phát sẽ thấp hơn.

Một phần của tài liệu Vấn đề lạm phát (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)