Tình hình phát triển kinh tế-xã hội của huyện Quảng Xương có ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa (Trang 27 - 30)

ảnh hưởng tới quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện

Huyện Quảng Xương nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Thanh Hóa; phía Bắc giáp thành phố Thanh Hóa và thành phố Sầm Sơn, phía Nam giáp thị xã Nghi Sơn, phía Đơng giáp Biển Đơng, phía Tây giáp huyện Nơng Cống và huyện Đơng Sơn; có diện tích tự nhiên 174,22 km² (17.422 ha), chiếm 1,56% tổng diện tích tự nhiên của tồn tỉnh. Hiện nay, tồn huyện có 25 xã và 01 thị trấn (thị trấn Tân Phong) với dân số 203.020 người, chiếm 5,5% dân số tồn tỉnh; là huyện có dân số đơng, cơ cấu dân số vàng, với trên 120.700 người trong độ tuổi lao động, có trình độ văn hóa, chun mơn cao so với mặt bằng chung của tỉnh.

Quảng Xương có mạng lưới giao thơng thuận lợi, trên địa bàn huyện có các tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 45, Tỉnh lộ 504, Tỉnh lộ 511 và tuyến đường bộ ven biển kết nối các khu kinh tế động lực của huyện với các đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối giao thơng chính của tỉnh như: thành phố Thanh Hố, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn - Khu kinh tế Nghi Sơn, khu công nghiệp Lam Sơn Sao Vàng, Cảng hàng không Thọ Xuân, Cảng biển nước sâu Nghi Sơn, …; đặc biệt, tuyến đường ven biển đoạn qua huyện Quảng Xương đã và đang được đầu tư hoàn thiện, tạo điều kiện khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế khu vực ven biển, có chiều dài gần 13km, bờ biển cịn hoang sơ, có độ thoải, cát mịn và nước trong xanh, với nhiều bãi tắm đẹp ở các xã Quảng Hải, Quảng Lưu, Quảng Thái, Tiên Trang và mũi đất Quảng Nham, vùng triều Lạch Ghép.

Giai đoạn 2019 - 2021, nhờ có giải pháp linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt, quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, lực lượng vũ trang và sự đồng thuận của Nhân dân trong huyện, huyện Quảng Xương đã đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội đáng khích lệ: Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm ước đạt 15,5%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; năm 2020, tỷ trọng ngành nơng, lâm, thủy sản chiếm 23%; công nghiệp - xây dựng chiếm 39%; dịch vụ chiếm 38%.

Xuất phát từ huyện thuần nông với diện tích đất nơng nghiệp lớn, khoảng 8.946 ha, chiếm 51,3% diện tích đất tự nhiên tồn huyện, huyện Quảng Xương đã tập trung chỉ đạo tái cơ cấu, tạo bước đột phá trong sản xuất nơng nghiệp hàng hố quy mô lớn, ứng dụng cơng nghệ cao, từng bước hình thành vùng chuyên canh cây trồng có giá trị gia tăng cao, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Xác định rõ lợi thế giáp ranh với các đô thị lớn và Khu kinh tế Nghi Sơn, nhiều năm qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền đã quan tâm quy hoạch, đầu tư xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển công nghiệp và đô thị. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã thành lập 03 cụm cơng nghiệp: Cống Trúc (diện tích 50ha), Tiên Trang (38 ha) và Nham Thạch (13,8 ha); đã quy hoạch Khu công nghiệp Quảng Bình, Quảng Lưu, Quảng Lộc (500 ha) và các cụm công nghiệp Quảng Yên (60ha), Quảng Ngọc (60ha), thị trấn Tân Phong (58,5ha); đầu tư nhựa hóa, cứng hố 100% các tuyến đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã; 100% các xã, đô thị và khu dân cư đã được đầu tư hệ thống cấp điện, cấp nước; hạ tầng bưu chính viễn thơng phát triển nhanh với 42 điểm phục vụ, đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của người dân địa phương; đồng thời, tích cực huy động các nguồn lực để hiện thực hóa các quy hoạch chung xây dựng các đô thị Tân Phong, Tiên Trang, Nham Thạch, Cống Trúc và đô thị ven biển từ Quảng Hải đến Tiên Trang,... tiếp tục ưu tiên nguồn vốn ngân sách để đầu tư hồn hiện hệ

thống giao thơng, kết nối với các tuyến giao thơng chính của tỉnh như: Tuyến đường Thanh Niên kéo dài đến Quốc lộ 45; đường từ Quốc lộ 1A đi đường ven biển, đường Quảng Bình - Quảng Thái; đường từ Quốc lộ 1A đi Khu du lịch sinh thái biển Tiên Trang; đường từ Quốc lộ 1A đi các xã Quảng Thạch, Quảng Nham; đường Quảng Định - Quảng Đức - Quảng Nhân, Quảng Lưu; đường vành đai 3 phía Tây đi xã Trung Chính huyện Nơng Cống; đường kết nối khu đơ thị Quảng Nham đi xã Vạn Thiện, huyện Nông Cống,…

Cùng với việc quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, môi trường đầu tư kinh doanh trong thời gian qua được cải thiện mạnh mẽ nên đã có nhiều nhà đầu tư lớn đến nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư kinh doanh trên địa bàn huyện, hứa hẹn mở ra cơ hội phát triển đột phá du lịch cho huyện Quảng Xương như: Dự án quần thể nghỉ dưỡng nước khống nóng Quảng n đẳng cấp quốc tế của Tập đoàn Sun Group; Dự án khu phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại tại xã Quảng Nham, Dự án Khu khách sạn, dịch vụ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng và Dự án sân Golf tại xã Quảng Nham của Tập đoàn BRG; Dự án khu đô thị mới Quảng Định, thị trấn Tân Phong của Tập đoàn Danko,… Trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, Quảng Xương có những thuận lợi cơ bản, song cũng đứng trước khơng ít những khó khăn, thách thức, địi hỏi Đảng bộ và nhân dân phải nỗ lực phấn đấu vượt qua.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w