Xây dựng văn hóa nhà trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua các hoạt động công đoàn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 32 - 42)

7 Thăm hỏi tặng quà gia đình thương binh, liệt Tổ trưởng Công

3.2.3. Xây dựng văn hóa nhà trường

Văn hoá nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm.

Văn hố nhà trường liên quan đến tồn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một nhà trường. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lý, mục tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý... bầu khơng khí tâm lý. Thể hiện thành hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử... được xem là tốt đẹp và được mỗi người trong nhà trường chấp nhận.

Một nhà trường có văn hóa mạnh, văn hóa tích cực sẽ nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường vì:

- Văn hố là một thứ tài sản lớn của nhà trường: Nhà trường là nơi bảo

tồn vào lưu truyền các giá trị văn hoá nhân loại; Nhà trường là nơi đào luyện những lớp người mới, chủ nhân gìn giữ và sáng tạo văn hố cho tương lai; Nhà trường là nơi con người với con người (người dạy với người học) cùng hoạt động để chiếm lĩnh các mục tiêu văn hoá, theo những cách thức văn hoá, dựa trên những phương tiện văn hố, trong mơi trường văn hoá đại diện cho mỗi vùng, miền, địa phương.

- Văn hoá nhà trường tạo động lực làm việc: Văn hoá nhà trường giúp

nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất cơng việc mình làm; Văn hố nhà trường phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong tập thể sư phạm, giữa giáo viên và học sinh; đồng thời tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vuivẻ, lành mạnh. Đó là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo – điều vô cùng quan trọng đối với hoạt động sư phạm mà đối tượng là tri thức và con người; Văn hố nhà trường tích cực giúp cho người dạy,

người học và mỗi người trong lực lượng xã hội xung quanh có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì những mục tiêu cao cả của nhà trường.

- Văn hoá nhà trường hỗ trợ điều phối và kiểm sốt: Văn hóa nhà trường

hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thống do những thế hệ con người trong tổ chức nhà trường xây dựng lên. Khi nhà trường phải đối mặt với một vấn đề phức tạp, chính văn hóa tổ chức là điểm tựa tinh thần, giúp các nhà quản lý trường học và đội ngũ giáo viên hợp tác, phát huy trí lực để có những quyết định và sự lựa chọn đúng đắn.

- Văn hóa nhà trường hạn chế tiêu cực và xung đột: Văn hóa nhà trường

giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động. Nó tựa như chất keo gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những dư luận tích cực hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thơng thường của tổ chức. Nó hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột; và, khi xung đột là khơng thẻ tránh khỏi thì văn hóa nhà trường tạo ra hành lang pháp lý, đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc khơng để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường.

-Những biểu hiện của văn hóa tích cực trong nhà trường: Văn hóa nhà

trường có thể là văn hóa mạnh hay văn hóa yếu, văn hóa tích cực hay văn hóa tiêu cực. Nền văn hóa mà đa số mọi nhà trường hướng đến là văn hóa mạnh, văn hóa tích cực vì nó mang lại sự phát triển cho nhà trường, mang lại sự thỏa mãn hài lòng cho tập thể, cá nhân và sẽ nâng cao chất lượng dạy học. Văn hóa tích cực về cơ bản bao gồm những biểu hiện như: Có nhu cầu chia sẻ rộng rãi mục đích và các giá trị giữa các thành viên; Coi trọng các chuẩn mực; Coi trọng việc học tập suốt đời của giáo viên và nhân viên; Coi trọng sự liên tục cải tiến của nhà trường; Coi trọng sự hợp tác và quan hệ đồng nghiệp; Coi trọng sự phát triển chun mơn; Có các hoạt động truyền thống, có lễ kỷ niệm riêng; Công nhận sự cống hiến của đội ngũ; Biểu dương công trạng trên bảng thông báo và trong giờ sinh hoạt đầu tuần; Giáo viên được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong mọi hoạt động của nhà trường; Nhà trường có những chuẩn mực để ln ln cải tiến, vươn tới; Ni dưỡng bầu khơng khí cởi mở, dân chủ; Coi trọng con người, cổ vũ sự nỗ lực hồn thành cơng việc; Sáng tạo và đổi mới…

- Văn hóa tích cực sẽ nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường:

Thực tế đã chứng minh những trường có chất lượng dạy học tốt đều là những trường có nền văn hóa tích cực. Văn hóa đó để lại ấn tượng ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất như việc sân trường giảng đường luôn được vệ sinh sạch sẽ, rồi cách treo băng rôn khẩu hiệu đến thái độ, lối cư xử của giáo viên, cán bộ công nhân viên và học sinh trong nhà trường đến phong cách quản lý…

+ Văn hóa tích cực tạo ra động lực, niềm say mê làm việc trong nhà trường, đây là một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra chất lượng dạy học: có động lực con người sẽ cảm thấy hứng thú hơn, làm việc say mê hơn, nỗ lực cố gắng hơn để làm tốt cơng việc. Động lực cũng sẽ kích thích sự sáng tạo nhằm mang lại hiệu quả cơng việc. Nhờ đó mà chất lượng các hoạt động trong nhà trường nói chung và chất lượng dạy học sẽ được nâng cao

+ Nhà trường có văn hóa tích cực giúp người dạy và người học có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì những mục tiêu cao cả của nhà trường. Thực tế đã chứng minh khi được làm việc trong một nhà trường có nền văn hóa mạnh, văn hóa tích cực, những trường có thương hiệu thì đội ngũ giáo viên sẽ có cảm giác tự hào hãnh diện, từ đó ln có động lực nỗ lực cố gắng phấn đấu để xứng đáng với niềm tự hào đó. Việc cố gắng nỗ lực ln được duy trì từ thế hệ giáo viên này sang thế hệ giáo viên khác, do đó chất lượng dạy học của nhà trường luôn được đảm bảo và khơng ngừng được nâng cao.

+ Văn hóa nhà trường giúp đội ngũ giáo viên và cán bộ công nhân viên thấy rõ mục tiêu, ý nghĩa và bản chất tốt đẹp của cơng việc mình làm, thấy rõ được dạy học là phải hướng vào học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Những khẩu hiệu nhắc nhở như “Vì lợi ích mười năm thì phải trơng cây/ Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, hay “Tất cả vì học sinh thân yêu”… là điều chúng ta dễ dàng nhìn thấy khi bước chân vào nhiều trường. Chúng nhắc nhở mọi giáo viên trước mỗi ngày làm việc là phải biết hết lịng vì học sinh, mọi hoạt động trong nhà trường phải xoay quanh trục là học sinh, mang lại sự tiến bộ cho học sinh… Từ đó thúc đẩy mọi người cùng cố gắng phấn đấu để ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục.

+ Văn hóa tích cực cịn tạo ra động lực làm việc thơng qua việc tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp, tạo nên tình thương yêu chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho sự hợp tác vì mục tiêu chung. Mối quan hệ giữa các cán bộ, giáo viên vàn hân viên nhà trường là mối quan hệ đồn kết, tơn trọng, giúp đỡ lẫn nhau. Giữa các học sinh là sự đoàn kết, yêu quý, cùng nhau cố gắng. Học sinh ln kính trọng và u q thầy cơ, ngược lại thầy cơ ln tâm huyết và nhiệt tình chỉ bảo học trị của mình. Văn hóa tích cực tạo ra một mơi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh thúc đẩy sự sáng tạo, khuyến khích giáo viên, học sinh nỗ lực rèn luyện, học tập đạt thành tích mong đợi.

+ Một nhà trường có văn hóa tích cực sẽ coi trọng sự phát triển chuyên môn, coi trọng việc học tập suốt đời của giáo viên và nhân viên, chính vì vậy đội ngũ giáo viên sẽ ln được tạo mọi điều kiện để học tập không ngừng nhằm nâng cao trình độ. Bên cạnh đó nhà trường ln khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các giáo viên, giáo viên luôn được chia sẽ học tập và được hỗ trợ từ những đồng nghiệp của mình. Tất cả những điều này làm cho chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng nâng cao, đây là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

+ Giáo viên ln được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong mọi hoạt động của nhà trường, ví dụ như việc đóng góp ý kiến trong việc giảng dạy các môn học… Việc huy động sức mạnh tập thể thường sẽ mang lại những giải pháp tối ưu nhất cho các hoạt động, nhờ đó mà chất lượng các hoạt động trong nhà trường nóichung và chất lượng dạy học nói riêng sẽ ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, điều này là hồn tồn phù hợp với xu thế quản lý hiện nay, người giáo viên khơng cịn thụ động một chiều tiếp nhận sự tác động từ cấp trên. Họ có sự chủ động hơn, được lắng nghe, được đóng góp ý kiến cho sự phát triển của tập thể, họ cảm thấy mình quan trọng hơn, cảm thấy được coi trọng, được tin cậy. Từ đó bản thân mỗi người sẽ không ngừng cố gắng phấn đấu rèn luyện để khẳng định bản thân và nỗ lực khơng ngừng vì sự phát triển của nhà trường. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến việc chất lượng dạy học của nhà trường được nâng cao.

+Trong bản thân mỗi người ln có nhu cầu khát khao được thể hiện mình, được khẳng định cái tơi cá nhân. Một nhà trường có văn hóa tích cực sẽ ln tạo điều kiện cho mọi người (từ đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên đến các em học sinh) được thể hiện và phát huy tối đa tài năng và trí tuệ của mình. Bên cạnh đó thì mọi sự cố gắng, mọi sự cống hiến, mọi thành tích đều sẽ được cơng nhận thậm chí là biểu dương. Đội ngũ sẽ cảm thấy mình được đối xử cơng bằng, vì vậy họ ln nỗ lực cố gắng hết mình vì cơng việc, cố gắng hết mình để nâng cao chất lượng dạy học.

+ Nhà trường có văn hóa tích cực sẽ ln biết đặt sự kỳ vọng cao vào đội ngũ của mình. Chính vì là kỳ vọng cao nên sẽ tạo ra động lực, địi hỏi mọi người phải ln cố gắng nỗ lực mới đạt được. Những kỳ vọng này cuối cùng đều nhằm hướng đến nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

+ Văn hóa tích cực thúc đẩy, trân trọng và đón nhận những sự sáng tạo, tất cả vì mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

+ Trong một mơi trường văn hóa nhà trường tích cực giáo viên cảm thấy thoải mái, dễ dàng thảo luận về những vấn đề hay khó khăn mà họ đang gặp phải. Họ sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chun mơn, tích cực trao đổi phương pháp và kỹ năng giảng dạy, họ biết quan tâm đến công việc của nhau, biết cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra.

+ Thầy cô giáo là người trực tiếp tham gia hoạt động dạy học. Và hơn ai hết, chính nhân cách nhà giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách học trị. Nhân cách đó làm cho các em học sinh tin yêu vào cuộc đời và luôn cố gắng nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống. Vì vậy, chúng ta rất cần những nhà giáo ngồi kiến thức chun mơn, phải hiểu biết rộng về cuộc sống, có kiến thức sâu sắc về văn hóa xã hội.

+Văn hóa nhà trường ảnh hưởng tích cực đến học sinh. Văn hóa tích cực tạo ra một bầu khơng khí tích cực, tạo ra mơi trường thân thiện cho học sinh, làm cho

các em học sinh cảm thấy gắn bó với trường hơn, mỗi ngày ở trường thực sự là một ngày vui Mỗi khi các em về quê các em lại mong muốn khát khao trở lại trường. Như vậy người học sẽ có tâm thế thoải mái khi tiếp xúc với tri thức. Văn hóa nhà trường giúp học sinh cảm thấy mình được thừa nhận, được tơn trọng, cảm thấy mình có giá trị; học sinh thấy rõ trách nhiệm của mình, học sinh tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và tích cực tương tác với giáo viên, nhóm bạn; học sinh nỗ lực đạt thành tích học tập tốt nhất, đạt được ước mơ của bản thân.

+ Một nhà trường có nền văn hóa mạnh, văn hóa tích cực thường sẽ hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho xã hội. Văn hóa nhà trường sẽ giúp cho nhà trường thực sự trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lịng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục tồn diện. Nhà trường có nền văn hóa mạnh, tích cực đó chính là “Trường học hạnh phúc” thực sự.

Nhận thấy được vấn đề đó, BCH cơng đồn xem việc xây dựng một mơi trường dân chủ, mơi trường tích cực là vấn đề quan trọng hàng đầu; có kế hoạch cụ thể và ln chú trọng xây dựng gìn giữ văn hóa nhà trường tích cực để tạo điều kiện phát huy hết nội lực của Đồn viên cơng đoàn xây dựng nhà trường ngày càng lớn mạnh, khẳng định được vai trò vị thế nhà trường so với các trường THPT trong toàn tỉnh.

- Tuy nhiên, bên cạnh những trường luôn giữ được nền văn hóa tích cực vẫn cịn số ít những biểu hiện tiêu cực của văn hóa như: Một bộ phận khơng nhỏ

học sinh cịn mảng chơi chưa tập trung học tập, vi phạm nội quy, thiếu tích cực trong các hoạt động; coi trọng dạy chữ mà lơ là việc giáo dục con người phát triển toàn diện; coi trọng số lượng hơn là chất lượng. Khi đánh giá một học sinh thì chưa đánh giá một cách tồn diện… Nắm bắt được vấn đề BCH có tham mưu phối hợp với các tổ chức trong tồn trường để có những biện pháp phù hợp khắc phục tối đa những biểu hiện nêu trên.

- Để xây dựng văn hóa tích cực trong nhà trường BCH cơng đồn chú trọng thực hiện tốt các công việc sau: tham mưu, trao đổi cùng với lãnh đạo nhà

trường về tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa tích cực trong nhà trường, xây dựng nhà trường thành “Trường học hạnh phúc”. Nhận thức xác định hệ thống các giá trị cốt lõi, các đặc trưng cần xây dựng trong nhà trường, thống nhất và hướng dẫn hành vi ứng xử của mọi thành viên trong nhà trường theo các giá trị và chuẩn mực đã xác định; Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ công nhân viên, giáo viên và học sinh về các giá trị văn hóa trong nhà trường; Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ giáo viên và người học; Đẩy mạnh vai trị của cơng đồn, các tổ chun mơn, đoàn thanh niên, … và coi đó là lực lượng nịng cốt trong các hoạt động xây dựng văn hóa; Xây dựng mơi trường cảnh quan văn hóa, khn viên sạch đẹp kết hợp với tăng cường cơ sở vật chất nhà trường lớp học; Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục địa phương và gia đình; Tăng cường cơng tác kiểm tra, đánh giá và thông tin, truyền thông trong

công tác xây dựng văn hóa nhà trường; Văn hóa phải được lồng ghép vào việc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua các hoạt động công đoàn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 32 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w