IV. Những giải pháp đẩy mạnh sử dụng các công cụ kinh tế nhằm bảo vệ môi trường
4.2. Những giải pháp cần giải quyết trước mắt
Cần đầu tư vào hệ thống thoát nước cấp nước sạch
Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong toàn dân và tren các phương tiện thông tin đại chúng
Xây dựng các dự án đầu tư cho việc xử lý các bãi giác thải độc hại và nguy hiểm, đặc biệt là cho các khu công nghiệp
KẾT LUẬN
Cũng như ở nhiều nước đang phát triển, tăng trưởng kinh tế nhanh ở Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua đă làm tăng sức ép đối với môi trường sống. Nhằm mục tiêu giảm thiêu những tổn hại do hoạt động kinh tế gây ra,đăc biệt trong quá trinh phát triển công nghiệp nhà nuước ta đã bước đầu có những nỗ lực lớn trong việc thực thi các biệ pháp bảo vệ môi trường, trong đó việc áp dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường.
Tuy còn tương đối mới ở nước ta, nhưng qua nghiên cứu và thực tiễn đã cho thấy tính ưu việt của công cụ kinh tế trong quản lý môi trường , nó cần có sự phối hợp sử dụng với các công cụ pháp lý và các công cụ khác để mang lại hiệu quả quản lý môi trường cao.
Điều này trước hết là do các công cụ kinh tế không thể được thực hiện một cách thành công nếu không có hệ thông tiêu chuẩn, một khả năng giám sát hoặc cưỡng chế thi hành thich hợp. Sau nữa, ở nước ta khả năng thay thế ngay lập tức các công cụ pháp lý truyền thống hiện vẫn còn phát huy hiệu lực bằng các công cụ kinh tế mới đang ở giai đoạn nghiên cứu đẻ áp dụng thử, sẽ là một điều bất hợp lý và dễ đem lại các rủi ro cho môi trường. Vì thế, trong thiết kế các chính sách, chiến lược về môi trườngvấn đè cơ bản sẽ không phải là chọn công cụ kinh tế hay công cụ pháp lý, mà là làm thế nào để lựa chọ được sự phối hợp tối ưu giưa các loại hình công cu này, xuất phát từ thực tiễn kinh tế, chính trị và khả năng thực thi cụ thể.
Trong điều kiện hệ thống các tiêu chuẩn, qui chế môi trường còn chưa hoàn chỉnh, các quan hệ thị trường đang dần dần dược hoàn thieenjnhuw ở Việt Nam hiện nay, việc áp dụng các công cụ kinh tế nên bắt đầu từ những loại hình đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với cơ cấu thể chế và năng lực hiện có.
Trong giai đoạn tới la giai đoạn đất nươc ta đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nướcsẽ đặt ra rất nhiều vấn đề to lớn và cấp bách cho công tác bảo vệ môi trường. Vì vậy, ngoài vác công cụ pháp lý và các công cụ khác của quản lý môi trường, công cụ kinh tế cần sớm đượcáp dụng với nhiều loại hình khác nhau để có thể phát huy được những ưu điểm của công cụ này trong công tác bảo vệ môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Phan, Nguyễn Kế Tuấn, Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp, NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội – 2007.
2.Trần Thanh Lâm, Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế, NXBLĐ Hà Nội - 2006.
3. Nguyễn Thế Chinh , Áp dụng các cộng cụ kinh tế để nâng cao năng lực quản lý môi trường ở Hà Nội, NXBCTQG Hà Nội - 1999.
4. Nguyễn Thanh Hải, Thuế và phí ô nhiễm môi trường: Công cụ tài chính quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ mooii trường,, vst.vista.gov.vn, 19/4/2004. 5. Khả năng áp dụng công cụ thuế môi trường ở Việt Nam, mof.gov.vn,
23/10/2007.
6. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: Giải pháp đi từ quy hoạch đến thực tiễn,ciren.gov.vn, 27/04/2004.
7. Quỹ bảo vệ môi trường việt Nam và vấn đề tăng cường thu hút các nguồn lực tài chính đầu tư cho môi trường, vietbao.vn, 11/9/2006.
8. Mức thuế tài nguyên cao nhất lên tới 40%, thuvienphapluat.com, 18/05/2007.