Các giải pháp về nâng cao nhận thức cộng đồng

Một phần của tài liệu Luận văn: "vậy nghiên cứu việc sử dụng các công cụ kinh tế nhằm bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiêp" (Trang 25 - 27)

IV. Những giải pháp đẩy mạnh sử dụng các công cụ kinh tế nhằm bảo vệ môi trường

4.1.3.Các giải pháp về nâng cao nhận thức cộng đồng

Bảo vệ môi trường là sự nghiệp quần chúng, mang tính chât xã hội rộng lớn, đòi hỏi không ngừng nâng cao trinh độ dân trí. Thông qua giáo dục, ý thức bảo vệ môi trường của cá nhân và cộng đồng ngày một nâng cao. Thực tế cho thấy ở các quốc gia, các vùng, các địa phương khác nhau có những nhận thức khác nhau về môi trường và tầm quan trộng của nó. Cho nên, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng khác nhau. Để bảo vệ môi trường tốt hơn, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống toàn diện của con người hướng tới một xã hội phát triển bền vững, cần phải giáo dục thường xuyên, tuyên truyền sâu rộng ở khắp nơi, mọi lúc về môi trường và bảo vệ môi trường.

Dựa trên rất nhiều kết quả của rất nhiều nghiên cứu khảo sát trên quy mô toàn cầu , Ngân hàng thế giới khuyến nghị phải tăng cường giáo dục tuyên truyền cho bảo vệ môi trường thành một chuẩn mực đạo đức và trách nhiệm xã hội cho mỗi công dân trong cả nước.

Chính sách giáo dục môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân, nên bắt buộc đưa vào trong cơ cấu của môn học bậc phổ thông từ mẫu giáo đến hết cấp trung học. Ở bậc đại học, tùy theo đặc trưng của từng ngành học mà xây dựng nội dung chương trình môn học cho phù hợp, nhưng về cơ bản có hai dạng chính: Giáo dục môi trường cho giai đoạn đại cương và giáo dục môi trường chuyên ngành.

Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, đào tạo chuyên sâu và truyền thông trên các phương tiện thông tin, bao gồm:

- Giáo dục môi trường cho các nhà quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh và hoạch định chính sách các cấp. Đối với các đối tượng này những kiến thức về kinh tế môi trường phải là bộ phận bắt buộc trong cơ cấu kiến thức chuyên môn.

- Đối với quảng đại dân chúng cần có những chương trình truyền thông sâu rộng, liên tục thông qua các chương trình hoạt động bổ ích, thiết thực tránh hình thức. Tuy nhiên, hiệu quả của các chương trình hoạt động này phải có sự hỗ trợ đắc lực của luật pháp, các tiêu chuẩn môi trường.

Nếu chương trình hoạt động này có kết quả sẽ đạt được mục tiêu kép: Một là nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân, từ đó có thể tiết kiệm được những chi phí vô cùng tốn kém cho việc giam sát và sử lý ô nhiễm,đặc biệt ở các khu công nghiêp. Hai là khi bảo vệ môi trường đã trở thành ý thức của nhân dân có thể tạo ra được áp lực xã hội ngày càng mạnh mẽ và sắc bén để bảo vệ môi trường nhất là trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

- Đối với doanh nghiệp cần đề cao, tuyên truyền vấn đề bảo vệ môi trường để họ nhận thức được trách nhiệm của họ đối với môi trường, đặc biệt là quán triệt cho họ nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và người sử dụng phải trả tiền.

Một phần của tài liệu Luận văn: "vậy nghiên cứu việc sử dụng các công cụ kinh tế nhằm bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiêp" (Trang 25 - 27)