Nguồn: FiBL-IFOAM, 2016
Năm 2017, 51% diện tích hữu cơ tập trung ở châu Đại Dương và 21% ở châu Âu. Australia là quốc gia chiếm đến gần một nửa diện tích NNHC. Phân bổ diện tích hữu cơ được thể hiện trong bảng 5.3.
Bảng 5.3: Phân bổ diện tích hữu cơ trên thế giới năm 2017
Châu Phi Châu Mỹ Châu Á Châu Âu Châu Đại dương
Diện tích hữu cơ
Diện tích canh tác hữu cơ (Triệu ha)
2,1 11,2 6,1 14,6 35,9
Quốc gia có diện tích
hữu cơ lớn nhất Tunisie
Mỹ, Argentina
Trung
Quốc Tây Ban Nha Australia
Trang trại hữu cơ Số trang trại hữu cơ 814.808 454.596 1.143.152 403.208 26.750 Quốc gia có số trang trại hữu cơ
lớn nhất Ouganda Mỹ, Mehico Ấn Độ Thổ Nhĩ Kỳ Australia Các sản phẩm hữu cơ Café, olive, cacao, coton Ngũ cốc, rau quả, Café, cacao, trái cây Ngũ cốc, rau quả, coton, dừa Ngũ cốc, rau quả, nho Dừa, trái cây, cafe Nguồn: FiBL-IFOAM, 2019
Thị trường TPHC thế giới đã tăng trưởng rất nhanh trong 10 năm trở lại đây với doanh số 92,8 tỷ euro năm 2017 và 100,6 tỷ euro năm 2018. Gần 9/10 lượng tiêu thụ TPHC tập trung ở Mỹ và châu Âu.
Sản xuất NNHC theo khái niệm của IFOAM chỉ mới bắt đầu được áp dụng ở Việt Nam vào những năm 1990 với một vài sáng kiến chủ yếu khai thác các sản phẩm tự nhiên như các loại gia vị và tinh dầu thực vật nhằm mục đích xuất khẩu (Simmons, Scott, 2008). Theo số liệu công bố của IFOAM (2012) năm 2010 Việt Nam chỉ có 19.272 hecta sản xuất NNHC được chứng nhận, tương đương 0,19% diện tích canh tác, cộng với 11.650 hecta mặt nước nuôi trồng thủy sản hữu cơ và 2.565 rừng nguyên sinh để khai thác các sản phẩm hữu cơ tự nhiên. Đến 2015, Việt Nam đã được IFOAM cơng nhận là nước có sản xuất NNHC. Theo số liệu thống
kê của IFOAM, năm 2015, Việt Nam là 76.666 ha NNHC, tương đương 0,7% diện tích đất nơng nghiệp, với 3.816 nông dân sản xuất hữu cơ. Các sản phẩm NNHC chủ yếu của Việt Nam là gạo, tôm, dừa, cà phê, cacao, sữa, chè, rau, quả, quế, hồi, tinh dầu,...
Hình 5.5: Tăng trưởng tiêu thụ TPHC trên thế giới (Tỷ euro)
Nguồn: Agende BIO
Tại Việt Nam, dưới sự tài trợ của ADDA trong dự án nông nghiệp hữu cơ và sự hỗ trợ của IFOAM, hệ thống PGS đã được xây dựng và triển khai thành công với sự tham gia đảm bảo của tất cả các bên liên quan trong chuỗi giá trị sản phẩm: người sản xuất, doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước địa phương, người tiêu dùng. Một số chứng nhận có độ tin cậy trên tồn thế giới đang có mặt tại Việt Nam gồm: chứng nhận tiêu chuẩn Mỹ - USDA, tiêu chuẩn châu Âu - EU, tiêu chuẩn Nhật Bản - JAS, tiêu chuẩn Úc - ACO, tiêu chuẩn Pháp - ECOCERT, tiêu chuẩn châu Âu - EU BIO, tiêu chuẩn Anh - Soil Association, chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn Canada,… Khoảng 60 tập đoàn, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã đầu tư vào NNHC - lĩnh vực được xem là có nhiều thuận lợi để phát triển ở Việt Nam. Trên thực tế, tiêu thụ TPHC đã trở thành một xu hướng mới ở Việt
Nam. Thậm chí, trong vài năm trở lại đây, các sản phẩm hữu cơ đang tạo nên cơn sốt đối với một bộ phận người tiêu dùng. Rau, cá, thịt, hoa quả hữu cơ đều nằm trong danh sách thực phẩm được các bà nội trợ lựa chọn cho bữa ăn gia đình.
Là nước nơng nghiệp, Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển NNHC như nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều nên việc sản xuất ra các loại sinh khối phục vụ cho sản xuất NNHC có thể được thực hiện khá nhanh, các chu trình chuyển hóa vật chất diễn ra với tốc độ cao, các chất hữu cơ cao phân tử sau một thời gian xử lý nhanh chóng trở thành các chất khống đơn giản cung cấp cho cây trồng. Nguồn nguyên liệu chế biến phân bón như phân xanh, phân hữu cơ khá phong phú. Việt Nam còn nhiều nguồn tài nguyên nằm dưới lòng đất, chứa hàm lượng các chất khoáng tự nhiên cao, dồi dào. Việt Nam cũng có nhiều vùng rừng núi tự nhiên, chủ yếu canh tác quảng canh, chưa bị ảnh hưởng của ô nhiễm hố chất rất phù hợp cho ni ong, chăn ni và trồng trọt theo phương pháp hữu cơ.
- Hiện nay, công nghệ sinh học được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nơng nghiệp như sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh chức năng, các chế phẩm xử lý môi trường đất, nước và nhiều chế phẩm vi sinh, thuốc thảo mộc có thể thay thế thuốc hố học trong bảo vệ thực vật.
- Nguồn lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo trong sản xuất NN cũng là lợi thế lớn trong sản xuất NNHC ở nước ta do sản xuất theo phương pháp hữu cơ địi hỏi nhiều cơng lao động thủ cơng.
- Nhận thức của người tiêu dùng trong nước về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ ngày càng cao. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm đến NNHC, đặc biệt Nghị định 109/2018/NĐ-CP về NNHC đã được Chính phủ ban hành, có hiệu lực thi hành từ 15/10/2018, trong đó có nhiều cơ
chế hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ.
Bên cạnh những thuận lợi thì cũng khơng ít khó khăn và thách thức được đặt ra đối với NNHC và TPHC ở Việt Nam như:
- Trong quá trình canh tác hữu cơ, người sản xuất chỉ được phép sử dụng phân bón hữu cơ, phịng trừ cỏ dại, sâu bệnh bằng các biện pháp thủ công hoặc thuốc sinh học nên mất nhiều cơng lao động và khó thực hiện trên diện rộng, trong khi nước ta có khí hậu nóng ẩm rất thuận lợi cho nhiều loài sâu bệnh phát triển và gây hại. Kinh nghiệm của nhiều nước sản xuất TPHC cho thấy bảo vệ thực vật là thách thức lớn nhất trong thực hành sản xuất theo phương pháp hữu cơ.
- Với vùng thâm canh cao, trước đây sử dụng nhiều phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật, khi chuyển sang sản xuất hữu cơ, những năm đầu, năng suất giảm rõ rệt và gặp khó khăn trong phòng chống sâu bệnh do áp lực sâu bệnh còn cao, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, cần thời gian để thiết lập lại.
- Phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học có tác dụng chậm hơn so với nhiều phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật nên nguồn dinh dưỡng khoáng cung cấp cho cây trồng ở giai đoạn đầu rất chậm và không đầy đủ, dễ dẫn đến rủi ro bùng phát dịch hại và năng suất giảm nhiều.
- Do năng suất không cao, công lao động nhiều nên giá thành TPHC thường cao gấp 2-4 lần bình thường, ngồi ra, trong nhiều trường hợp, sản phẩm có hình thức khơng đẹp, khơng bắt mắt (ví dụ vẫn có một số đốm bệnh, vết sâu ăn trên sản phẩm,…).
- Phần lớn các hộ nông dân sản xuất với quy mơ nhỏ, manh mún nên khó khăn trong việc tập trung diện tích để cùng sản xuất hữu cơ. Nhận thức của người sản xuất về NNHC và TPHC cịn hạn chế, vì vậy, việc tổ chức sản xuất để đáp ứng quy định nghiêm ngặt của tiêu chuẩn NNHC là một thách thức lớn.
- Mức sống của người tiêu dùng Việt Nam còn thấp và nhận thức về TPHC chưa cao, nhiều trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm diễn ra nhiều năm qua đã làm mất lòng tin của người tiêu dùng, do vậy, việc sản xuất NNHC để cung cấp TPHC cho thị trường nội địa cũng sẽ gặp nhiều khó khăn khơng nhỏ về vấn đề tiêu thụ.
- Chính sách thúc đẩy, hỗ trợ NNHC phát triển ở nước ta còn thiếu và chậm được triển khai. Một số chính sách được ban hành nhưng khi thực hiện gặp nhiều vướng mắc, không khả thi.
5.1.4. Người tiêu dùng thực phẩm hữu cơ Việt Nam
Theo báo cáo Chỉ số niềm tin người tiêu dùng quý I/2018 do Nielsen thực hiện, 37% người tiêu dùng Việt nói rằng sức khỏe là mối bận tâm lớn nhất của họ. Bên cạnh đó, 4 trong 5 người tiêu dùng cho thấy họ quan tâm sâu sắc đến những tác động lâu dài mà các phụ chất nhân tạo có thể gây ra (80%) và mong muốn biết rõ chất cấu tạo nên thức ăn họ sử dụng hàng ngày (76%). Người tiêu dùng cũng thận trọng hơn trong việc tìm kiếm và sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Họ ưu tiên sử dụng sản phẩm không chứa chất tạo màu, tạo mùi, bảo quản nhân tạo, ưu tiên lựa chọn thực phẩm khơng đường, ít chất béo,... Nhu cầu tăng cao khiến nguồn TPHC ngày càng trở nên phong phú, phổ biến. Thay vì hạn chế tính sẵn có với mức giá đắt đỏ, hiện nay, TPHC có giá cả phải chăng hơn, dễ dàng tìm thấy trên tồn thành phố, tại các gian hàng của siêu thị và cửa hàng tạp hóa trực tuyến.
Những năm gần đây, mối quan tâm của người tiêu dùng Việt Nam về thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe tăng cao. Mức độ tăng trưởng kinh tế cao là một trong những nguyên nhân phát triển thị trường TPHC, đặc biệt khách hàng mua TPHC tại thị trường Việt Nam được điều tra chủ yếu là nhóm người và hộ gia đình tầng lớp trung lưu trở lên (Moustier và cộng sự, 2005). Mặc dù thị phần TPHC tại Việt Nam còn thấp, nhưng tiềm năng phát triển của thị trường này đang thu hút không chỉ các cơng ty nước ngồi lên kế hoạch nhập khẩu sản phẩm, đầu tư sản
xuất mà còn những nhà sản xuất kinh doanh trong nước mở rộng diện tích canh tác, tăng khối lượng và chủng loại sản phẩm TPHC đáp ứng thị trường. Nghiên cứu của Scott (2005) đưa ra con số tăng trưởng của thị trường TPHC Việt Nam gần 30% trong tương lai, sự tăng trưởng này tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, trọng điểm. Người tiêu dùng ở các thành phố lớn sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm TPHC.
Báo cáo khảo sát của Vietnam Business Monitor vào cuối năm 2017 với 12000 người tiêu dùng trên 20 tuổi tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Bình Dương về nhu cầu, nhận thức và hành vi “Tiêu dùng xanh” cho thấy rằng 63,2% tin rằng sản phẩm từ siêu thị và cửa hàng tự chọn sạch hơn và an toàn hơn so với chợ truyền thống. 95% người tiêu dùng tin rằng tiêu dùng xanh là sử dụng các sản phẩm hữu cơ. Trong khi chỉ có 52,1% nam giới tin vào sản phẩm có chữ “Organic’ thì có đến 74,5% nữ giới tin tưởng hơn về sản phẩm có chữ “Organic”.
Khảo sát của Q và Me năm 2019 cho thấy có đến 88% người được hỏi có quan tâm đến TPHC, tỷ lệ này khá tương đồng giữa nam và nữ và đặc biệt ở nhóm có thu nhập cao và có trẻ nhỏ (Hình 5.6).
Hình 5.6: Quan tâm đến TPHC của người tiêu dùng Việt Nam
5.2. Thống kê, mô tả và kiểm định thang đo
5.2.1. Thống kê mô tả các biến
Kết quả thống kê các biến độc lập “Quan tâm đến môi trường”, “Quan tâm đến an toàn thực phẩm”, “Ý thức về sức khỏe”, “Kiến thức về TPHC”,… cho thấy ý kiến trả lời cho các phát biểu của các thang đo khá đa dạng. Có những trả lời hồn tồn đồng ý, lại có những ý kiến hồn tồn không đồng ý. Các giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của các thang đo nằm trong khoảng từ 1 đến 7 cho thấy khơng có giới hạn về mặt biến động đối với các thang đo được sử dụng. Giá trị trung bình của các biến có độ chênh lệch khá lớn (3,16 - 6,05) chứng tỏ có sự đánh giá khác nhau giữa các biến. Kết quả kiểm định Skewness và Kurtosis cho thấy giá trị tuyệt đối của hai chỉ số này nằm trong giới hạn cho phép là Skewness nhỏ hơn 3 và Kurtosis nhỏ hơn 5. Những kết quả trên cho thấy thang đo các biến đều có phân phối chuẩn, đảm bảo yêu cầu thực hiện các kiểm định và phân tích tiếp theo ở phần sau.
Bảng 5.4: Kết quả thống kê, mô tả
Biến Min Max TB ĐLC Hệ số biến thiên
MT1 1 7 3,67 1,306 38,72% MT2 1 7 4,03 1,356 42,85% MT3 1 7 4,17 1,309 41,28% MT4 1 7 3,89 1,349 41,94% AT1 1 7 5,19 1,369 42,94% AT2 1 7 5,82 1,320 42,16% AT3 1 7 6,05 1,314 40,88% SK1 1 7 5,57 1,355 42,72% SK2 1 7 5,38 1,031 31,50% SK3 1 7 5,82 1,296 40,83% KT1 1 7 3,52 1,186 35,67%
Biến Min Max TB ĐLC Hệ số biến thiên KT2 1 7 3,31 1,237 38,97% KT3 1 7 4,09 1,271 38,13% KT4 1 7 3,18 1,281 37,18% NT1 1 7 3,26 1,220 34,07% NT2 1 7 3,69 1,191 33,04% NT3 1 7 3,51 1,262 36,20% NT4 1 7 3,16 1,293 37,30% GIA1 1 7 5,12 1,236 34,91% GIA2 1 7 5,16 1,333 39,18% GIA3 1 7 4,83 1,032 33,15% NHC1 1 7 3,38 1,307 38,50% NHC2 1 7 3,17 1,261 41,83% NHC3 1 7 3,72 1,262 33,17% NHC4 1 7 4,08 1,018 31,87% TĐ1 1 7 5,13 1,097 30,40% TĐ2 1 7 5,09 0,948 30,91% TĐ3 1 7 4,92 1,237 38,97% TĐ4 1 7 4,89 1,201 38,13% HVM 1 7 4,92 1,323 36,18%
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
An tồn thực phẩm và sức khỏe vẫn ln là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam (5,19 - 6,05). Việc người sản xuất, kinh doanh sử dụng những loại cám tăng trọng trong chăn ni, thuốc kích thích tăng trưởng các loại rau xanh; những hóa chất cấm dùng trong chế biến nông thủy sản, sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt ơi thối,…; do quy trình chế biến hay do nhiễm độc từ môi trường, từ dùng nước thải sinh hoạt,
nước thải chăn nuôi để tưới rau làm cho hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong rau, quả cao hơn nhiều so với qui định, hoặc thực phẩm không rõ nguồn gốc,… gây ảnh hưởng xấu đến tiêu dùng. Các thơng tin về ngộ độc thực phẩm, tình hình vi phạm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, dịch bệnh gia súc, gia cầm,… xảy ra ở một số nơi, càng làm cho người tiêu dùng thêm lo lắng. Có gần 38% người được hỏi đánh giá “Tôi thường suy nghĩ về những vấn đề sức khỏe của bản thân và gia đình” và 35% đánh giá “Chất lượng và độ an tồn của thực phẩm hiện nay khiến tơi quan ngại” ở mức cao nhất. Kết quả này thể hiện người tiêu dùng rất quan tâm đến sức khỏe và mức độ an toàn của thực phẩm hàng ngày.
Kiến thức của người tiêu dùng về TPHC dừng ở mức trung bình (3,31-4,09), chỉ có gần 13% người được hỏi cho biết mình có thể đánh giá được chất lượng TPHC. Mặc dù nhu cầu về TPHC ngày càng lớn trong thời gian gần đây, nhưng theo ý kiến của chuyên gia về vấn đề này, một trong các nguyên nhân làm thị trường TPHC kém phát triển là do người tiêu dùng còn chưa hiểu biết một cách thấu đáo về TPHC, thiếu các thông tin để truy xuất nguồn gốc, nhãn hữu cơ, khó tìm hiểu và khơng hiểu về quá trình sản xuất. Các bước trong quá trình cung cấp TPHC đến tay người tiêu dùng như: sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển,… người tiêu dùng cũng không nắm được và/hoặc thiếu các thông tin cụ thể (Vibiz Vietnam, 2017).
Khảo sát thực tế của nhóm nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cho thấy, người tiêu dùng khơng khó tìm được một cửa hàng bán TPHC với đầy đủ các loại thực phẩm thiết yếu. Một số hệ thống kinh doanh TPHC như: Bác Tôm, Organic. Food, Big Green - Organic, V- Organic, Vinamit Organic,… có cung cấp một số mặt hàng hữu cơ như gạo, rau quả, thịt, sữa,… Các cửa hàng rất hạn chế triển khai các công cụ xúc tiến tại điểm bán nhằm vào nhận thức và ý định mua TPHC của khách hàng. Hầu hết các cửa hàng đều khơng có một khu vực riêng để chào bán