thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:
Một là, bối cảnh, thời gian diễn
ra và kết quả Hội nghị. Ý kiến, sự quan tâm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với những nội dung được thảo luận và kết luận tại Hội nghị, đặc biệt là bài phát biểu Khai mạc, Bế mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hai là, khẳng định, làm rõ quá
trình chuẩn bị và tổng kết những nội dung trình Hội nghị Trung ương 5 đã được các cơ quan chức năng chuẩn bị công phu, bám sát Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng như tình hình thực tiễn của đất nước, khu vực, địa phương và thế giới. Các văn bản đều được lấy ý kiến đóng góp từ các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nghiêm túc kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021 gắn với thực hiện Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị để xây dựng các báo cáo trình Hội nghị.
Ba là, phân tích sâu sắc những
nội dung quan trọng đã được thảo luận, cho ý kiến và quyết định tại Hội nghị, đó là các nội dung: (1) Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới; (2) Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn; (3) Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; (4) Đề án xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên; (5) Đề án thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; (6) Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021; và một số vấn đề quan trọng khác.
- Về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai, cần làm
rõ mục tiêu tổng kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về đất đai lần này là một yêu cầu cần thiết nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong công
tác quản lý và sử dụng đất đai, bảo đảm hài hịa các lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư, tạo nguồn lực và động lực mới để phấn đấu đến năm 2030 nước ta trở thành nước cơng nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao; và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
- Về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn, cần làm rõ những kết
quả, thành tựu to lớn, toàn diện, rất ấn tượng đã đạt được; những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để tiếp tục đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ mới.
- Về tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, cần đánh giá kết quả, thành tích đã đạt được; phân tích làm rõ những hạn chế, yếu kém, tồn tại và nguyên nhân; quán triệt sâu sắc mục tiêu, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và những nhiệm vụ và giải pháp lớn cần triển khai thực hiện để kinh tế tập thể ngày càng phát triển, thực sự trở thành một thành phần kinh tế quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Về Đề án xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, ngồi khẳng
định vị trí, vai trị quan trọng của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên đối với nhiệm vụ xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh; những kết quả chủ yếu đã đạt được; cần chỉ rõ những hạn chế, yếu kém cịn tồn tại, phân tích rõ nguyên nhân, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để tiếp tục đổi mới, tăng cường xây dựng tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong tình hình mới.
- Về Đề án thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, cần làm rõ tính
đúng đắn, có cơ sở lý luận và thực tiễn về sự cần thiết, căn cứ và nguyên tắc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm góp phần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương cơng tác phịng, chống tham nhũng, tiêu cực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
- Về kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021 gắn với thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng
và hệ thống chính trị, cần phản ánh
tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, xem xét, đánh giá nghiêm túc ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo trên các lĩnh vực của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Bốn là, làm cho cán bộ, đảng
viên, các tầng lớp nhân dân thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của các nội dung được thảo luận và thông qua tại Hội nghị nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên các lĩnh vực trọng yếu như: Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh toàn diện từ gốc, từ cơ sở, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cách mạng trong giai đoạn mới…; từ đó trên mỗi cương vị công tác, chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương mình thực hiện tốt mục tiêu, phương hướng, giải pháp đề ra trong mỗi Nghị quyết.