Tại 03 điểm thí nghiệm (HĐ, PH, TM) vụ lúa ĐX chưa cho thấy sự khác biệt ý nghĩa thống kê hàm lượng đạm trong thân lá giữa các nghiệm thức bón phân, lần lượt theo thứ tự thí nghiệm hàm lượng đạm trong thân lá (0,49-0,53; 0,63-0,7; 0,7-0,87% N). Tại thí nghiệm (PH và TM) khơng có sự khác biệt hàm lượng đạm trong hạt (1,97-1,20; 1,0-1,07% N), tuy nhiên có sự khác biệt hàm lượng đạm trong thân lá giữa các nghiệm thức có bón đạm (0,65-0,75% N) so nghiệm thức khuyết đạm (0,41% N). Riêng thí nghiệm HĐ có sự khác biệt hàm lượng đạm trong hạt giữa nghiệm thức có bón đạm là (0,69% N) so nghiệm thức khuyết đạm là (0,58% N).
Đối với hàm lượng lân vụ ĐX tại 4 điểm thí nghiệm khơng có sự khác biệt về hàm lượng P trong thân lá giữa các nghiệm thức có bón lân (0,28- 0,40% P2O5) so nghiệm thức khuyết lân (0,28-0,37% P2O5). Riêng thí nghiệm HD có sự khác biệt hàm lượng lân trong hạt giữa nghiệm thức bón đủ NPK (0,73% P2O5) so với nghiệm thức khuyết lân (0,57% P2O5).
Chỉ có sự khác biệt ý nghĩa thống kê 5% hàm lượng kali trong thân lá giữa nghiệm thức bón đủ NPK (0,72% K2O) so với nghiệm thức khuyết kali (0,58% K2O) tại thí nghiệm PH. Các thí nghiệm cịn lại (HĐ, HD, và TM) không khác biệt hàm lượng kali trong thân lá và hạt giữa các nghiệm thức bón phân, lần lượt theo thí nghiệm trung bình hàm lượng kali trong thân lá (0,92; 1,10; 1,60% K2O) và hạt (0,62; 0,41; 0,44% K2O) (chi tiết bảng 4.7 của luận án).
3.2.2.4Ảnh hưởng phân NPK đến tổng hấp thu N, P, và K của lúa vụ
ĐX Trong vụ lúa ĐX tại 4 điểm thí nghiệm (HĐ, PH, HD, TM) cho thấy
tổng hấp thu đạm trên cây lúa ở các nghiệm thức có bón đạm cao khác biệt ý nghĩa thống kê 5% so với nghiệm thức khuyết đạm. Tổng hấp thu đạm ở các nghiệm thức có bón đạm trung bình (75,1-146,1kg N/ha), nghiệm thức khuyết đạm (44,6-89,2 kg N/ha) (Hình 3.9a). Đối với hấp thu lân tại thí nghiệm (HĐ và HD) cho thấy có sự khác biệt tổng hấp thu lân giữa nghiệm thức bón đủ NPK (73,3; 92,2kg P2O5/ha) so nghiệm thức khuyết
lân (57,8; 71,8kg P2O5/ha) (Hình 3.9b), tuy nhiên tại thí nghiệm (PH và TM) chưa có sự khác biệt tổng hấp thu lân giữa các nghiệm thức bón
phân. Chưa cho thấy sự khác biệt tổng hấp thu kali trên cây lúa vụ ĐX giữa các nghiệm thức có bón kali so nghiệm thức khuyết kali tại thí nghiệm (HĐ, HD và TM), riêng chỉ thí nghiệm PH có sự khác biệt ý nghĩa
về tổng hấp thu kali giữa nghiệm thức bón đủ NPK so nghiệm thức khuyết kali (Hình 3.9c).
(a) (b) (c)
Ghi chú: HĐ - Hịn Đất, PH- Phụng Hiệp, HD- Hờng Dân, TM- Tháp Mười.
Hình 3.7: Tổng hấp thu (a) đạm, (b) lân và (c) kali trong cây lúa vụ ĐX