thu lân trên cây lúa vụ ĐX
Ảnh hưởng bón phân lân phối trộn Avail đến hàm lượng lân trên cây
lúa vụ ĐX
Qua kết quả nghiên cứu bón phân lân ở các liều lượng và phân lân phối trộn Avail trong vụ ĐX chưa cho thấy sự khác biệt hàm lượng lân trong thân lá và hạt trên cả 4 điểm thí nghiệm. Hàm lượng lân trong thân lá trung bình giữa các nghiệm thức khoảng (0,3-0,4% P2O5) và trong hạt (0,7-0,8% P2O5). Riêng thí nghiệm TM có sự khác biệt ý nghĩa thống kê 5% về hàm lượng lân trong hạt giữa nghiệm thức bón lân phối trộn Avail (30kg P2O5+Avail) là (0,8% P2O5) so với nghiệm thức khơng bón lân và nghiệm thức bón (30kg P2O5/ha) là (0,6% P2O5) (Chi tiết bảng
4.13 của luận án).
Ảnh hưởng bón phân lân phối trộn Avail đến tổng hấp thu lân trên cây
lúa vụ ĐX
Bón phân lân ở các liều lượng khác nhau và phân lân phối trộn Avail cũng chưa đưa đến khác biệt về tổng hấp thu lân trên lúa vụ ĐX tại cả 4 điểm thí nghiệm. Do khả năng cung cấp lân và trong vụ ĐX đất đã được rửa phèn do mưa, các độc chất trong đất bị rửa bớt và làm loãng do lượng nước nhiều trên đồng ruộng, đồng thời khí hậu thời tiết trong vụ ĐX rất thuận lợi để cây lúa phát triển. Tổng lượng lân hấp thu trung bình trong cây lúa vụ ĐX ở 04 điểm thí nghiệm đất phèn dao động từ (71,2 -78,8kg P2O5/ha) (Hình 3.11).
Hình 3.9: Ảnh hưởng bón lân phối trộn Avail đến hấp thu lân trên cây lúa vụ ĐX
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1Kết luận
Qua đánh giá kết quả khảo sát đất giữa hai giai đoạn năm (2015 so 1992) trên 5 phẫu diện đất phèn ở ĐBSCL cho thấy có sự biến đổi hình thái như: màu nền đất, màu đốm rỉ, độ thuần thục. Tuy nhiên, tên đất không thay đổi sau 20 năm canh tác. Đặc tính hóa học đất có biến đổi như: hàm lượng Ca2+ trong đất tại 5 phẫu diện tăng 4 đến 7 lần so với năm 1992. Các chất dinh dưỡng có chiều hướng gia tăng ít: đạm tổng số đánh giá trung bình, lân dễ tiêu và kali trao đổi thấp. Các độc chất trong đất pH đất tháp (chua vừa đến rất chua), nhôm trao đổi và sắt tự do trung bình đến cao, cịn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
Sử dụng kỹ thuật lô khuyết đánh giá khả năng cung cấp dưỡng chất NPK cho lúa tại 4 thí nghiệm đất phèn ĐBSCL cho thấy hàm lượng dinh dưỡng N trong đất không đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng cây lúa, trung bình đất đáp ứng khoảng (54,5% N vụ HT và 61,60% N vụ ĐX), khơng bón đạm làm giảm năng suất, hàm lượng và hấp thu đạm trên cây lúa. Các nghiệm thức có bón đạm đạt năng suất lúa khác biệt ý nghĩa thống kê 5% so với nghiệm thức khuyết đạm. Tuy nhiên, khả năng cung cấp dưỡng chất lân và kali từ đất khá cao, hàm lượng lân và kali cung cấp từ đất trung bình vụ HT (83,98% P2O5 và 83,05% K2O), và ĐX (83,25% P2O5; 85,03%
K2O), vì vậy khơng bón lân và kali chưa làm giảm đáng kể năng suất lúa. Kết quả kiểm chứng bón phân DAP phối trộn Avail trên cây lúa trong vụ HT và ĐX chưa cho thấy làm gia tăng năng suất lúa tại 4 điểm thí nghiệm đất phèn ĐBSCL. Ngoại trừ tại thí nghiệm Phụng Hiệp trong vụ HT, sử dụng phân lân DAP phối trộn Avail đã làm tăng năng suất lúa và hấp thu lân trong hạt.
4.2Đề nghị
-Cần nghiên cứu ảnh hưởng bón phân lân phối trộn Avail Polymer với liều lượng khác nhau và thời gian dài hạn nhiều loại cây trên đất phèn.
-Dựa vào kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở để tiếp tục tính tốn tìm ra cơng thức phân bón cho từng vùng sinh thái đất phèn ĐBSCL.