Sơ đồ chung 41 

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao hiệu quả làm việc của máy nén để thu hồi khí cấp 3 tại mỏ bạch hổ (Trang 41 - 43)

1. Lý thuyết cơ bản về nhiệt động học kỹ thuật 12 

2.1.1 Sơ đồ chung 41 

Khí ở mỏ Bạch Hổ là khí đồng hành với sản lượng khai thác hàng năm là

từ 4,5 đến 7,1 triệu m3/ ngày đêm. Khí đồng hành được sử dụng để: nén

xuống giếng gaslift, lượng khí tính tốn cho gaslift dao động trong khoảng từ 0,3 đến 5,0 triệu m3 / ngày đêm; xử lý vận chuyển vào bờ phục vụ cho các nhà máy và mục đích dân dụng khác; phần khí khơng thu gom được đốt bỏ tại đuốc của giàn.

Hỗn hợp dầu khí từ các Giàn nhẹ-BK ( xem hình 2.2 ) trong trường hợp BK khơng có bình tách khí sơ bộ (UPOG) và hỗn hợp dầu bảo hịa khí trong trường hợp BK có UPOG được đưa về và tách khí trên giàn cơng nghệ trung tâm 2 - CTP-2, ( xem phụ lục 1 ). Khí tách ra từ bình tách bậc I: C-1-1, C-1-2 và C-1-3 được đưa sang thiết bị xử lý khí, bao gồm thiết bị làm mát bằng

khơng khí, bình tách áp suất cao, sau đó được đưa sang giàn nén khí trung tâm - CKP, ( xem hình 2.4). Khí từ bậc tách cấp II cũng được làm mát trong thiết bị trao đổi nhiệt với khơng khí sau đó đưa vào máy nén thấp áp với lưu lượng khoảng 300 ngàn m3/ ngày đêm được nén lên bằng áp suất tách bậc I và đưa sang CKP.

Khí tách ra trong các UPOG trên các BK khi chuyển động trong đường ống ngầm dưới biển sẽ nguội dần, một lượng condensat bao gồm cacbuahydro

và nước được tách ra. Trước khi đưa sang CKP nó phải đi qua bình tách khí

C-1-4, C-1-5 trên CTP-2, lưu lượng của mỗi bình là 3,5 triệu m3/ ngày đêm. Hệ thống đuốc trên mỗi giàn cố định - MSP, ( xem hình 2.3 ) được tính

tốn để đốt tồn bộ khí khi giàn bị sự cố.

Giàn nén khí nhỏ ( MSK ) với cơng suất 490 nghìn m3/ngày đêm dùng cho hệ thống gaslift với áp suất đầu vào không nhỏ hơn 6,5 atm.

Giàn nén khí lớn CKP với công suất 8,5 triệu m3/ngày đêm dùng cho hệ

thống xử lý và vận chuyển khí vào bờ với áp suất đầu vào không nhỏ hơn 10 atm.

Trên các MSP và CTP-2 việc tách khí được thực hiện qua hai bậc, cịn trên giàn cơng nghệ trung tâm 3 ( CTK-3 ) là ba bậc.

UPOG, lắp đặt trên BK đóng vai trị như bậc tách khí sơ bộ, với áp suất

khơng thấp hơn 13,5 atm đảm bảo đưa khí đến giàn nén lớn hoặc nhỏ không cần máy nén. Sau khi tách sơ bộ, sản phẩm khai thác trên BK sẽ được đưa về bình tách cấp I trên CTP-2. Khí sau bậc tách thứ nhất cũng được đưa sang

giàn nén.

Khí tách bậc II được thu gom vào hệ thống thu gom chung nhờ các máy nén khí.

Theo sơ đồ thu gom khí hiện nay ( xem hình 2.1 ), khí cao áp từ các MSP vòm Bắc được đưa về MKS, còn CKP thu nhận khí cao áp từ MSP-1, MSP-9 , BK và CTP-2. Vì lượng khí từ MSP-11 khơng nhiều nên hiện chưa có đường

ống của hệ thống nối tới đó.

Hiện nay phần lớn khí đồng hành khai thác từ mỏ Bạch Hổ đã được thu

gom và tận dụng. Khí tách từ bậc thứ nhất trên các MSP vịm bắc, sau UPOG trên BK và NGS trên CTP-2 đã được thu gom. Khí tách từ bình buffer trên

các MSP được đốt bỏ. Từ năm 2003 trở lại đây, khí sau bậc tách thứ 3 trên

giàn CTK -3 đã được tận thu với lưư lượng khoảng 200 ngàn m3/ ngày. Khí bậc II tách ra trong bình buffer trên CTP-2 được nén lên áp suất đủ để hòa

nhập vào hệ thống chung và đưa sang CKP.

Trên các cơng trình khai thác dầu của mỏ Bạch Hổ, khí đồng hành được sử dụng cho các nhu cầu riêng như là nhiên liệu cho máy phát điện ( 450-500 ngàn m3/ngày đêm ) và dùng cho phương pháp khai thác cơ học bằng gaslift (

khoảng 700 ngàn m3/ ngày đêm). Phần lớn còn lại ( khoảng 6 triệu m3/ ngày

đêm) được nén bởi CKP tới áp suất 122-124 atm và vận chuyển về bờ.

Khí từ mỏ Bạch Hổ được sử dụng như nhiên liệu sản xuất khí hóa lỏng

phục vụ nhu cầu sinh hoạt tạn nhà máy khí hố lỏng ở Dinh Cố. Khí khơ, từ nhà máy được đưa tới nhà máy nhiệt điện Bà Rịa và Phú Mỹ để sản xuất điện năng. Ngồi ra khí sau bậc tách I của mỏ rạng Đơng cũng được thu gom về CKP và nén về bờ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao hiệu quả làm việc của máy nén để thu hồi khí cấp 3 tại mỏ bạch hổ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)