10 loại tiền mã hóa phổ biến trong năm 2021

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý tiền mã hóa (cryptoccurency) kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho việt nam (Trang 88 - 95)

TT Tên Biểu tượng Số lượng lưu hành Đơn vị: Coin Giá trị vốn hóa Đơn vị: USD Tỷ lệ % 1 Bitcoin BTC 18,911,812 960,899,995,734 40.03 2 Ethereum ETH 118,903,658 483,620,188,465 20.03 3 Binance Coin BNB 166,801,148 91,239,389,442 3.83 4 Tether USDT 77,985,581,940 78,020,576,206 3.27 5 Solana SOL 308,939,172 61,170,181,005 2.57 6 Cardano ADA 33,471,413,723 48,735,884,302 2.04 7 XRP XRP 47,535,964,473 43,789,189,735 1.839

8 USD Coin USDC 42,429,875,308 42,392,023,711 1.781

9 Terra LUNA 363,642,472 30,943,660,939 1.300

10 Polkadot DOT 987,579,315 28,024,471,317 1.177

Nguồn: https://coinmarketcap.com, tác giả tổng hợp.

Hiện nay, Tổng giá trị vốn hóa của Bitcoin đang ở mức trên dưới 40% và sự gia tăng tiền mã hóa mới đang xuất hiện mỗi ngày. Hiện các nền tảng tiền mã hóa đang thu hút khoảng 18.000 nhà phát triển (cả fulltime lẫn partime), so với con số khoảng 10.000 nhà phát triển vào năm 2020 (Kauflin, 2021).

Đặc biệt, năm 2021 cũng chứng kiến nhiều nhà đầu tư tổ chức, công ty tư nhân và thậm chí cả các quốc gia tham gia vào thị trường tiền mã hóa . Việc quỹ Bitcoin ETF đầu tiên ra mắt trên Sàn giao dịch chứng khoán New York vào tháng 10 vừa qua đã đánh dấu bước chân đầu tiên của Bitcoin vào thị trường tài chính truyền thống. Mặc dù đây mới chỉ là quỹ ETF nắm giữ các hợp đồng tương lai của Bitcoin, song đây cũng đã là một dấu mốc đáng nhớ khẳng định sự cơng nhận của chính phủ với loại hình tài sản này. Các nhà đầu tư trên thị trường tài chính truyền thống vẫn sẽ phải tiếp tục chờ đợi sự ra đời của một quỹ ETF tiếp theo được phép nắm giữ đồng Bitcoin làm tài sản.

Đối với các nhà đầu tư khơng muốn tự mình mua Bitcoin, việc mua cổ phiếu của các cơng ty đại chúng nắm giữ Bitcoin có thể là một cách để tiếp cận đơn giản mà không gặp rắc rối trong việc thu xếp quyền tự lưu ký. Một số chuyên gia cũng đánh giá mức độ mua Bitcoin của MicroStrategy đã khiến cho công ty trở thành trở thành một dạng quỹ ETF Bitcoin trên thực tế.

Bảng 3.5: Tổng hợp 10 công ty đại chúng đang sở hữu nhiều Bitcoin nhất hiện nay

Tên cơng ty Mã chứng khốn

Số lượng BTC (Đơn vị: coin) Giá trị thị trường (đơn vị: USD) Tỷ lệ % trong tổng cung BTC (21 triệu coin) MicroStrategy MSTR:NADQ 124.391 5.411.521.824 0,592

Tesla, Inc TSLA:NADQ 42.902 1.866.414.044 0,204

Galaxy Digital Holdings

BRPHF:OTCMKTS 16.400 713.467.678 0,078

Voyager Digital LTD VYGR:CSE 12.260 533.360.593 0,058

Marathon Digital Holdings Inc

MARA:NADQ 8.133 353.819.062 0,039

Square Inc. SQ:NYSE 8.027 349.207.625 0,038

Hut 8 Mining Corp HUT:NASDAQ 5.518 240.055.771 0,026

Riot Blockchain, Inc. RIOT:NADQ 4.889 212.691.675 0,023

Coinbase Global, Inc. COIN:NADQ 4.482 194.985.496 0,021

Bitfarms Limited BITF:NASDAQ 4.300 187.067.745 0,019

(Nguồn: buybitcoinworldwide, 2021) Ghi chú: tính đến tháng 1/2022

Ngày 12/11/2021, hệ thống rạp phim AMC của Mỹ, đã thơng báo chính thức chấp nhận thanh tốn trực tuyến bằng Bitcoin và Ethereum. Các cơng ty Fintech như PayPal và Square cũng đang đặt cược vào tiền mã hóa bằng cách cho phép người dùng mua tiền mã hóa trên nền tảng của họ.

Tâp đồn Amazon và Walmart cũng đã có động thái muốn tích hợp tiền mã hóa vào kênh thanh tốn của mình khi đăng tin tuyển dụng các nhân sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain và tiền mã hóa.

Mặc dù thanh tốn bằng tiền mã hóa chưa mang lại nhiều giá trị lớn cho người tiêu dùng, nhưng đã và đang có nhiều nhà bán lẻ chấp nhận thanh tốn bằng tiền mã hóa hơn và xu hướng nảy có thể tiếp tục mở rộng trong tương

lai. Việc được khuyến khích sử dụng sẽ giúp nhu cầu và giá trị của tiền mã hóa ngày càng được gia tăng.

Trong năm 2022 của thị trường tiền mã hóa có thể chứng kiến nhiều biến động, song nền tảng và tương lai của thị trường này đang ngày càng được ổn định. Tiền mã hóa có tiềm năng chuyển đổi và cách mạng hóa các giao dịch chuyển tiền ngang hàng và chuyển tiền xuyên biên giới; tuy nhiên, người dùng vẫn cần phải học cách sử dụng và phòng ngừa các rủi ro liên quan đến bảo mật, quyền riêng tư và quyền kiểm sốt để có thể hưởng lợi từ tiền mã hóa.

Về cơng nghệ

Một số tiền mã hóa mới xuất hiện đáng chú ý trong giai đoạn này có thể kể đến như Ethereum (ETH) và Binance Coin (BNB) có tỷ lệ vốn hóa tăng trưởng khá mạnh và ngày càng thu hẹp so với Bitcoin (BTC). Với những khắc phục về mặt cơng nghệ so với Bitcoin thì Ethereum đang là một trong những tiền mã hóa đe dọa vị trí đứng đầu của Bitcoin, tiền mã hóa ra đời đầu tiên và luôn dẫn đầu về giá trị vốn hóa cho đến ngày nay. Ngồi ra cịn có sự xuất hiện của một số loại tiền mã hóa mới cũng rất đang để ý có thể liệt kê ra như Solana, Pokadot, Cadano… những loại tiền mã hóa có hệ sinh thái khá hồn chỉnh, đã hạn chế được nhiều về cơng nghệ và có thể cạnh tranh với những tên tuổi hàng đầu trong số các tiền mã hóa phổ biến nhất hiện nay. Bitcoin vẫn chiếm tỷ lệ vốn hóa lớn nhất thị trường song ngày càng bị thu hẹp so với các coin nền tảng khác. Những hạn chế về mặt khai thác (đào) trong quá trình xác nhận giao dịch cũng như việc tiêu thụ lớn một lượng điện năng và các tác hại liên quan đến môi trường sẽ là nguyên nhân chính khiến Bitcoin đang giảm dần giá trị vốn hóa so với các Coin nền tảng khác. Giai đoạn này bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, theo Coinmarketcap.com thì tổng số tiền mã hóa bao gồm cả Coin và token đã gần đạt đến ngưỡng 20.000 loại khác nhau. Mặt khác đã xuất hiện những coin nền tảng có những tiến bộ về cơng nghệ nhất định như tăng cường các tính năng về tốc độ giao dịch, giảm

chi phí giao dịch, số lượng giao dịch lớn hơn và mục đích mở rộng hơn như dùng để chơi game, NFT…

Việc xuất hiện các blockchain layer 1 ngày càng được thiết kế tinh vi hơn đã cho phép các blockchain layer 2 được viết dựa trên các blockchain layer 1 được sinh ra dễ dàng và phong phú hơn. Mục đích chính của các blockchain layer 2 này là tận dụng lợi thế mà các blockchain layer 1 mang lại để cạnh tranh với các sản phẩm cùng mục đích khác thuộc các blockchain layer 1 khác nhau, từ đó mang lại các chất lượng dịch vụ tối ưu. Hiện nay, các blockchain layer 2 trên blockchain ETH hiện đang có sức phát triển nhanh và tốt nhất thị trường tiền điện tử.

Bảng 3.6: Top 10 hệ sinh thái blockchain có tốc độ phát triển nhanh nhất trong năm 2021:

Hệ sinh thái tiền mã hóa

Số lượng nhà phát triển làm việc fulltime tính đến tháng 12/2021

Tăng trưởng số lượng nhà phát triển so với cùng kỳ 2020 Terra 33 313% Solana 228 307% NEAR 137 291% Fantom 26 271% Avalanche 67 179% Polygon 77 175% Kusama 110 162% Internet Computer 32 146% Moonriver 18 125% Algorand 39 117%

(Nguồn: Electric Capital, 2021)

Các nền tảng phát triển nhanh nhất này đều hướng đến mục tiêu làm đối trọng cạnh tranh trực tiếp với hệ sinh thái phát triển nhất hiện nay: Ethereum. Đây là mạng lưới tiền mã hóa lớn thứ hai sau Bitcoin và ra mắt vào năm 2015, với khoảng có 1.300 nhà phát triển tồn thời gian đang tham gia xây dựng hệ sinh thái. Ethereum hoạt động như một mạng máy tính phi tập trung với các ứng dụng có thể được xây dựng trên đó với nhiều mục đích khác nhau và được duy trì bởi hơn 5.000 nút máy tính (nodes) giúp xác thực các giao dịch. Một nhược điểm

hiện nay của Ethereum là mạng lưới này chỉ có thể xử lý khoảng 15 giao dịch/giây (trong khi thị trường chứng khốn Nasdaq có sức xử lý trung bình khoảng 20.000 giao dịch/giây) và phí giao dịch có lúc rất đắt, lên đến hơn 100 USD.

Tất cả các hệ sinh thái tiền mã hóa đang phát triển nhanh này đều áp dụng các cách tiếp cận khác với Ethereum để phân cấp và ―đồng thuận‖ quy trình thuật toán xác thực giao dịch, nhằm mục tiêu đạt được tốc độ giao dịch nhanh hơn và rẻ hơn.

Bảng 3.7 Top 10 hệ sinh thái blockchain có số lượng nhà phát triển lớn nhất trong năm 2021

Hệ sinh thái tiền mã hóa Số lượng nhà phát triển làm việc fulltime tính đến tháng 12/2021 Ethereum 1.296 Polkadot 529 Cosmos 303 Solana 228 Bitcoin 217 NEAR 137 Cardano 118 Kusama 110 Tezos 86

Binance Smart Chain 84

(Nguồn: Electric Capital, 2021)

Trong các hệ sinh thái trên, Solana và NEAR là hai hệ sinh thái có tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhất năm 2021. Cả hai đều được xây dựng trên ngôn ngữ lập trình Rust, được sử dụng rộng rãi hơn so với ngơn ngữ lập trình Solidity được dùng để phát triển Ethereum. Nếu Solana nhận được hỗ trợ mạnh mẽ từ tỷ phú tiền mã hóa Sam Bankman-Fried thì cựu CMO của Circle là Marieke Flament đã trở thành Giám đốc điều hành của Near Foundation trong năm nay. Đồng Token SOL của hệ sinh thái Solana cũng chứng kiến mức phát triển mạnh mẽ từ mức 1,85 USD/ 1 coin vào tháng 1/2021 lên 170 USD/1 coin vào cuối năm, với tổng vốn hóa thị trường đạt mức kỷ lục 53 tỷ USD (Nguồn: https://coinmarketcap.com).

Về quan điểm của các quốc gia

Đến giai đoạn 2017-2022 thì hầu hết đã có rất nhiều các quốc gia tỏ ra thân thiện với tiền mã hóa hơn so với giai đoạn 2009 -2016. Mặc dù bên cạnh số lượng các quốc gia tỏ ra thân thiện với tiền mã hóa nhiều hơn so với các quốc gia cấm hoàn toàn tiền mã hóa, xong trên bình diện thế giới nếu xét ở quy mơ quốc gia thì số lượng các quốc gia chấp nhận, thân thiện với tiền mã hóa vẫn chiếm tỷ lệ đa số. Cho dù quan điểm của các quốc gia là không giống nhau. Một số quốc gia khác cơng nhận một đặc tính nào đó của tiền mã hóa và cơng nhận tính hợp pháp của các giao dịch liên quan như các quốc gia châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Singapore. Đối với các quốc gia cơng nhận một đặc tính nào đó của tiền mã hóa, đặc tính đó có thể là chức năng thanh toán (Thụy Sỹ, Đức, Pháp), tài sản (Úc, Nhật Bản, Anh, Singapore,...), công cụ tài chính (Đức, Canada, Singapore,...), hàng hóa (Canada). Một số quốc gia ban hành đạo luật hoàn toàn mới và tách biệt trong quản lý tiền mã hóa như Thái Lan. Nghị định khẩn cấp về kinh doanh tài sản kỹ thuật số của Thái Lan cũng có nhiều nét tương đồng với chế độ quản lý chứng khoán hiện hành của quốc gia này. Việc cơng nhận tính pháp lý của tiền mã hóa như một loại tài sản, hàng hóa, cơng cụ tài chính hay phương tiện thanh tốn sẽ quyết định tới việc áp dụng các biện pháp quản lý, đánh thuế,... đối với các giao dịch liên quan. Các quốc gia ngày càng hoàn thiện pháp lý trong việc quản lý tiền mã hóa. Nhiều quốc gia đã bước đầu thu được thuế đối với các hoạt động giao dịch tiền mã hóa.

3.2. Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển và quản lý tiền mã hóa

Kể từ khi ra đời đến nay thì tiền mã hóa ln là vấn đề gây ra nhiều ý kiến khác nhau giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, những nhà kinh tế và những nhà khoa học. Về cách tiếp cận của các chính phủ, bên cạnh những quốc gia ban lệnh cấm giao dịch và khai thác tiền mã hóa thì cũng có rất nhiều quốc gia chấp thuận tiền mã hóa, đơn cử nhất là Mỹ tỏ ra thân thiện Bitcoin cịn Trung Quốc thì cấm hồn tồn để thấy rõ sự phân cực này.

3.2.1.Cách tiếp cận của các quốc gia trong phát triển và quản lý tiền mã hóa

Kể từ khi Bitcoin và các tiền mã hóa xuất hiện cho đến nay chính sách của nhiều quốc gia đối với tiền mã hóa ít nhiều thay đổi. Xu thế là ngày càng có nhiều quốc gia chấp nhận tiền mã hóa và vì vậy số quốc gia cấm hồn tồn tiện điện tử cũng dần ít đi. Một số ít các quốc gia khơng những chấp nhận tiền mã hóa mà cịn coi tiền mã hóa là hợp pháp như tiền tệ truyền thống, trường hợp mới nhất như là việc El Salvador đã tiến đến công nhận Bitcoin là tiền tệ hợp pháp từ ngày 7/9/2021. Hiện nước này đang sở hữu khoảng 1.120 Bitcoin, đạt giá trị khoảng 66 triệu USD. Việc El Salvador công nhận và mua Bitcoin bằng ngân sách quốc gia đã tiếp tục thúc đẩy sự phổ cập của tiền mã hóa thêm một bước tiến mới, theo hướng dần dần được luật hóa và quản lý chính thức hơn.

Tính đến nay, sau hơn 14 năm tồn tại, quy định về tiền mã hóa tiếp tục là một chủ đề nóng với nhiều cách tiếp cận trái chiều trên thế giới.

Vấn đề tăng cường luật hóa và hỗ trợ thị trường tiền mã hóa phát triển:

Số lượng các quốc gia triển khai việc áp dụng luật tính thuế, tương tự như vậy, việc áp dụng luật thuế, luật chống rửa tiền (AML) và Luật chống tài trợ khủng bố (CFT) đã tăng lên theo cấp số nhân. Tính đến tháng 11/2021, đã có 103 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng các luật này đối với tiền mã hóa , với đa số áp dụng cả hai luật trên. Trước đó, vào năm 2018, chỉ có 33 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng các luật này.

Về tăng cường kiểm soát và hạn chế thị trường tiền mã hóa:

Để thấy rõ sự phân cực về quan điểm của các quốc gia đối với tiền mã hóa thì ở chiều ngược lại, số lượng các quốc gia bị phát hiện ban hành lệnh cấm tiền mã hóa cũng tăng lên đáng kể. Trong khi năm 2018 mới chỉ có 8 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng lệnh cấm tuyệt đối và 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đưa ra các quy định ngầm cấm tiền mã hóa, thì đến tháng 11/2021 đã có 9 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm tuyệt đối tiền mã hóa, và 42 quốc gia và

vùng lãnh thổ ngầm cấm tiền mã hóa. 9 quốc gia gồm Ai Cập, Iraq, Qatar, Oman, Morocco, Algeria, Tunisia, Bangladesh và Trung Quốc đều đã cấm tiền mã hóa (Quiroz-Gutierrez, 2021). 42 quốc gia khác, bao gồm Algeria, Bahrain, Bangladesh và Bolivia, đã ngầm cấm sử dụng các loại tiền mã hóa bằng cách đặt ra các hạn chế về khả năng giao dịch tiền mã hóa của các ngân hàng hoặc cấm trao đổi tiền mã hóa (Law Library, 2021).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý tiền mã hóa (cryptoccurency) kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho việt nam (Trang 88 - 95)