I- KẾT QUẢ TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI
Đầu năm học 2010-2011, tôi đã đăng ký với trường THCS Phù Cừ tiến hành nghiên cứu về nội dung “Đổi mới PPDH qua các kỹ thuật dạy học tích cực”. Trong những năm học qua, các chun đề về “Dạy học tích cực” đã có những đóng góp cho sự thành cơng của cơng tác đổi mới PPDH của trường THCS Phù Cừ.
Trong quá trình triển khai đề tài hướng dẫn học sinh tự học các chủ đề tốn, để có được một tài liệu được học sinh đón nhận tơi đã rút ra những điều sau:
1. Phương châm: Đặt mình vào địa vị của học sinh, coi mình như “một cậu học trị”
suy nghĩ tìm lời giải.
2. Hiệu quả: Chọn nội dung phù hợp với đối tượng. Chọn cách suy nghĩ đơn giải
nhất tiếp cận bài toán.
3. Khẩu hiệu “ Hãy làm cho bài tốn nhảy múa!”4. Hình thức: Thân thiện, gần gũi. 4. Hình thức: Thân thiện, gần gũi.
* Một số kết quả việc triển khai đề tài
1. Kết quả thực nghiệm:
Tổ chức thực nghiệm đề tài theo phương án sau
Chọn ra 2 nhóm đối tượng, mỡi nhóm 10 học sinh lớp 9 có học lực giỏi mơn Tốn
Nhóm 1: Phát tài liệu là nội dung chương III, giao cho học sinh tự đọc và làm bài tập áp
dụng
Nhóm 2: Phát tài liệu là nội dung chương III, phần nội dung đề tài nhưng các ví dụ chỉ để
19 lời giải sẵn và phần bài tập áp dụng, không có phần “nghĩ như thế nào”. giao cho học sinh tự đọc và làm bài tập áp dụng (tài liệu này có hình thức giống như hầu hết các
sách tham khảo khác)
Kết quả việc làm bài tập áp dụng của học sinh như sau: (đơn vị tính là số học sinh) Cấp độ bài
tập
(so với ví dụ)
Mức đạt được Dư ới 50 % Từ 50- 75% Trên 75% Dưới 50% Từ 50- 75% Trê n 75 % Dướ i 50% Từ 50- 75% Trên 75% Nhóm 1 1 3 6 2 2 6 5 2 3 Nhóm 2 3 3 4 6 2 2 8 2 0 Đánh giá kết quả:
*) Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều tra:
- Sự đờng đều về trình độ nhận thức của học sinh giữa các nhóm và trong từng nhóm với nhau
- Công tác tổ chức học tập và trao đổi của mỡi nhóm *) Đánh giá kết quả:
Bảng số liệu cho thấy sự chênh lệch rõ nét về kết quả của 2 nhóm đối với dạng bài tập vận dụng và đặc biệt là đối với bài tập đòi hỏi vận dụng mức kỹ năng sáng tạo. Rõ ràng các phương pháp, lối tư duy mà đề tài đưa ra giúp cho người học rất nhiều. Sau thực nghiệm, tiếp tục giao đề tài cho nhóm 2 là tài liệu của nhóm 1 thì kết quả thu được rất khả quan.
2. Đánh giá nghiệm thu đề tài của Hội đồng khoa học trường
Sau khi chuyên đề được nghiệm thu bước đầu, Hội đồng khoa học trường THCS Phù Cừ căn cứ hiệu quả chuyên đề đã đồng ý cho triển khai chuyên đề trong nhà trường. Hội đồng khoa học trường đã đánh giá về chuyên đề như sau: (trích biên bản nghiệm thu
chuyên đề)
Ưu điểm
1) Báo cáo lí thuyết
- Đảm bảo đầy đủ mục tiêu, cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và nội dung chính của chun đề.
- Trình bày ngắn gọn, khoa học, có tính thuyết phục cao. - Là hướng mới cho nghiên cứu về lý thuyết dạy học tích cực. 2) Kết quả triển khai thực nghiệm
Kết quả kiểm tra đánh giá việc học sinh tự học chuyên đề (thơng qua các bài kiểm tra theo đề do nhóm tốn ra) cho thấy: 76% học sinh nẵm vững nội dung chuyên đề trong
đó có 10% hồn thiện 85% số bài tập có trong tài liệu. Q trình thực nghiệm cho thấy nội dung chuyên đề đã góp phần thúc đẩy ý thức tự học của học sinh. Chuyên đề được học sinh hào hứng đón nhận.
3) Ý nghĩa thực tiễn và tính khả thi
- Mang lại tính đột phá trong hoạt động chuyên đề, nêu cao tính nghiêm túc, chất lượng; chống tư tưởng hình thức, đối phó trong việc thực hiện các chuyên đề. Tạo ra hiệu ứng tâm lý tích cực trong mọi giáo viên.
- Tính khả thi của chuyên đề cao, có thể thực hiện tốt trong các điều kiện cơ sở vật chất khác nhau, không phụ thuộc vào phương tiện hiện đại.
- Lý thuyết chung của chuyên đề áp dụng được cho nhiều bộ môn khác. Tồn tại
- Chưa chỉ rõ một giải pháp tương đối cho các đối tượng học sinh đại trà (một khi chuyên đề được nhân rộng).
- Trong một số nội dung chưa thực sự “thanh thoát” trong tư duy.