Các đặc điểm phát hiện biên của các vùng ảnh và các đối tượng ảnh được sử dụng trong rất nhiều hệ thống tra cứu ảnh. So với các đặc điểm về màu sắc và các đặc điểm về kết cấu thì các đặc điểm về hình dạng thường chỉ được sử dụng sau khi ảnh đã phân thành các vùng hoặc các đối tượng ảnh. Nhưng do việc phân vùng và tách đối tượng ảnh khó thu được kết quả tốt nên việc sử dụng các đặc
điểm hình dạng để tra cứu ảnh thường bị bó hẹp trong một số ứng dụng mà ở đó các vùng ảnh hoặc đối tượng ảnh đã được tách biệt rõ ràng.
Các phương pháp trích chọn đặc điểm hình dạng thường được chia thành hai loại là trích chọn dựa theo đường biên (xấp xỉ đa giác, mô hình phần tử hữu hạn, mô tả hình dạng theo Fourier) và trích chọn dựa theo vùng ảnh (mô hình thống kê).
Một phương pháp trích chọn đặc điểm hình dạng tốt phải đảm bảo yêu cầu là phải không phụ thuộc vào vị trí, góc quay hay sự co giãn của đối tượng ảnh.
Trước khi áp dụng các phương pháp trích chọn đặc điểm hình dạng, các đối tượng ảnh cần phải được tách ra khỏi ảnh. Giả sử là trong mỗi ảnh chỉ có một đối tượng ảnh duy nhất, nhiệm vụ của hệ thống trước hết là phải tách được đối tượng ảnh ra khỏi nền ảnh.
Cách biểu diễn hình dạng của đối tượng ảnh có thể chia thành hai kiểu: Theo đường bao quanh (biên) và theo vùng
Cách biểu diễn theo đường viền bao quanh chỉ sử dụng đường biên bên ngoài của hình dạng, điều này có thể thực hiện được bằng cách mô tả vùng đang quan tâm bằng cách đặc tính bên ngoài của nó tức là các điểm ảnh dọc theo đường viền bao quanh đối tượng ảnh. Cách biểu diễn theo vùng sử dụng cả vùng ảnh bằng cách mô tả vùng đang quan tâm bằng các đặc tính bên trong tức là các điểm ảnh ở bên trong vùng đó.
Hình 2.5: Biểu diễn hình dạng theo đƣờng biên và theo vùng