Một cách tiếp cận khác để biểu diễn kết cấu là sử dụng phân tích Wold. Phân tích Wold có 3 thành phần độ hài hoà, độ phai mờ và độ bất định tương ứng với các đặc điểm tính chu kỳ, tính định hướng và tính ngẫu nhiên của kết cấu.
Các kết cấu có tính chu kỳ có thành phần độ hài hoà cao, các kết cấu có tính định hướng cao có thành phần độ phai mờ lớn còn các kết cấu có tính cấu trúc ít hơn thì thành phần độ bất định lớn hơn.
Đối với trường ngẫu nhiên đồng đều thuần nhất {y(m,n), (m,n)Z2} thì phép phân tích Wold 2D sẽ cho 3 thành phần trực giao từng đôi một:
y(m,n) = u(m,n) + d(m,n) = u(m,n) + h(m,n) + e(m,n)
trong đó u(m,n) là thành phần bất định còn d(m,n) là thành phần tất định. Thành phần tất định lại được phân tích thành các thành phần độ hài hoà h(m,n)
và độ phai mờ e(m,n).
Trong miền tần số ta cũng xây dựng được các công thức tương ứng:
), , ( ) , ( ) , ( ) , ( ) , ( ) , ( u d u h e y F F F F F F (2.16)
trong đó Fy(,),Fu(,),Fd(,),Fh(,),Fe(,) tương ứng là các hàm phân bố phổ (SDF) của {y(m,n)}, {u(m,n)}, {d(m,n)}, {h(m,n)} và {e(m,n)}
Trong miền không gian, 3 thành phần trực giao có thể tính toán được bằng phép ước lượng khả năng tối đa (MLE) liên quan đến việc điều chỉnh qui trình tự thoái lui (AR) bậc cao, tối thiểu hàm định giá và giải hệ các phương trình tuyến tính.
Trong miền tần số, có thể tính toán được các thành phần Wold bằng cách đặt ngưỡng tổng thể cho các biên độ phổ Fourier của ảnh.