Việt Nam dân chủ cộng hòa

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử THCS (Trang 35 - 40)

IV: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY, SÁNG TẠO CHO HỌC SINH.

8 Việt Nam dân chủ cộng hòa

chủ cộng hịa

2.9.1945 Hồ Chí Minh

Câu 25 : Hãy ghi lại bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta?

Cho biết hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của bài thơ đó?

Trả lời:

Đó là bài thơ thần bất hủ của Lí Thường Kiệt có tên gọi là Nam Quốc Sơn Hà, dịch là song núi nước Nam:

Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời * Hoàn cảnh:

- Cuộc kháng chiến chống Tống của nhân dân ta thời Lí đang đi đến giai đoạn cuối.Giặc bị đẩy lùi về phía bắc bờ sơng Như Nguyệt, phịng ngự.Qn sĩ chán nản, chết dần, chết mòn

- Để động viên tinh thần chiến đấu của quân ta, đêm đêm Lí Thường Kiệt cho người vào một ngôi đền trên bờ sông ngâm vang bài thơ.

* Ý nghĩa:

-Khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc ta. -Làm giảm nhuệ khí của quân giặc.

-Khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta.

Câu 6: Trong thời kì phong kiến nước ta có những bộ luật hành văn nào?Điểm giống

nhau và khác nhau giữa các bộ luật là gì? Học sinh cần giải quyết 3 vấn đề:

*Thời phong kiến nước ta có 4 bộ luật. - Thời Lí: có bộ luật Hình thư(1042).

- Thời Lê Sơ có bộ : Lê triều Hình luật cịn gọi là bộ luật Hồng Đức(1483). - Thời Nguyễn có bộ: Hồng triều luật lệ cịn gọi là bộ luật Gia long(1815). *giống nhau.

- Đều bảo vệ quyền lợi của Vua, quan, giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. - Bảo vệ sản xuất.

- Xử phạt nặng những người phạm tội. * Khác nhau:

- Bộ luạt Hồng Đức(1483) thời Vua Lê Thánh Tông là bộ luật tiến bộ nhất. Vì có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia;khuyến khích phát triển kinh tế;giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

- Bộ luật Gia Long lạc hậu nhất, sao chép lại bộ luật của nhà Thanh.

Câu 37:

Điền vào chỗ trống những sự kiện lịch sử nước ta từ (1930 – 1945) cho phù hợp với mốc thời gian dưới đây:

Học sinh phải điền đúng sự kiện cho phù hợp với thời gian THỜI GIAN SỰ KIỆN

3 - 2 - 1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập 1 - 5 - 1938 Cuộc mít tinh ở khu đấu xảo ( Hà Nội) 27 - 9 - 1940 Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn

23 - 11 -1940 Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 13 - 1 - 1941 Cuộc khởi nghĩa Đô Lương 28 - 1 - 1941 Nguyễn Ái Quốc về nước 19 - 5 - 1941 Mặt trân Việt Minh thành lập

22 - 12 - 1944 Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân thành lập 4 - 6 - 1945 Khu giải phóng Việt Bắc thành lập

13 -15/8 - 1945 Hội nghị toàn quốc BCH trung ương Đảng tại Tân Trào 19 - 8 - 1945 Cách mạng tháng Tám thắng lợi

2 - 9 - 1945 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập

Câu 38: Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương

cuối thế kỷ XIX? Em có nhận xét gì về phong trào Cần Vương?

Học sinh phải lập được bảng thống kê:

Tên cuộc khởi nghĩa

Thời gian Lãnh đạo Địa bàn hoạt động Kết quả Khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887 Phạm Bành,Đinh Công Tráng Mỹ Khê, Thượng Thọ, Mậu Thịnh( Nga Sơn – Thanh Hóa ) Thất bại

Khởi nghĩa Bãi Sậy

1883 -1892 Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật

Khoái Châu, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ - Hưng Yên Thất bại Khởi nghĩa Hương Khê 1885-1895 Phan Đình Phùng Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình

Thất bại

* Nhận xét:

Phong trào Cần Vương( 1885 – 1896), tức phong trào giúp Vua đánh giặc, cứu nước, do các văn thân, sĩ phu phong kiến lãnh đạo. Phong trào đã nổ ra mạnh mẽ, gây cho địch nhiều thiệt hại, lung túng song cuối cùng cũng bị thất bại.

Thất bại của phong trào Cần Vương, chứng tỏ bế tắc về đường lối, khủng hoảng về lãnh đạo và phong trào đấu tranh theo phạm trù phong kiến không phù hợp với xu thế phát triển của lich sử.

Câu 33: Hãy so sánh phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 – 1931 với

phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1936 – 1939 theo các nội dung: nhiệm vụ(khẩu hiệu ); lãnh đạo; mặt trận; hình thức đấu tranh.

Yêu cầu học sinh phải kẽ bảng so sánh được:

Nội dung 1930- 1931 1936 -1939 Nhiệm vụ( khẩu hiệu) Đánh pháp giành độc lập

dân tộc,đánh phong kiến giành ruộng đất cho dân cày

Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống phản động thuộc địa. Đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hịa bình

Lãnh đạo Đảng Cộng Sản Đông Dương

Đảng Cộng Sản Đông Dương

Mặt trận Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương. 3-1938 đổi thành mặt trận Dân Chủ Đơng Dương

Hình thức đấu tranh Biểu tình, mít tinh, đấu tranh vũ trang, bí mật, bất hợp pháp

Mít tinh, biểu tình, đưa dân nguyện, hợp pháp, nữa hợp pháp. Công khai, nữa công khai

Câu 19: Qua hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ 1911-1969.

em hãy nêu công lao to lớn của Người đối với dân tộc ta.

Yêu cầu học sinh phải có phần mở bài, thân bài và kết bài để làm nổi bật Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình vì nước, vì dân.

 ở phần thân bài học sinh phải dùng lí luận của mình và nêu được cơng lao của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh:

- Cuộc hành trình tìm đường cứu nước đúng hướng, đi sang phương tây nơi được mệnh danh bằng các từ là tụ do, bình đẳng, bác ái. Nơi có nền văn minh, khoa học kỹ thuật phát triển và Người đã bắt gặp chân lý cứu nước của thời đại là chủ nghĩa Mác- Lênin. Người đã xác định: Cách mạng việt nam khơng có con đường nào khác bằng con

đường cách mang vô sản. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và bước đầu xây dựng mối đoàn kết quốc tế.

- Công lao thứ hai là chuẩn bị về tư tưởng- chính trị, tổ chức để tiến tới thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.

+ Về tư tưởng : Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Nguyễn Ái Quốc đã học tập, nghiên cứu để hồn chỉnh nhận thức của mình về chiến lược, sách lược giải phóng dân tộc. Xuất bản báo thanh niên, đường cách mệnh, bí mật chuyển về nước để giác ngộ cách mạng, tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lê nin, kích thích phong trào dân tộc, phát triển theo xu hướng mới, xu hướng cách mạng vô sản.

+ Về tổ chức: Người đã sáng lập ra Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên có cộng sản Đồn làm nịng cốt, là tiền thân của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Một số được cử đi học Liên Xô, phần lớn về nước để tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê nin. Tích cực hoạt động trong phong trào yêu nước và phong trào công nhân để tiến tới thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.

- Khi ba tổ chức cộng sản ra đời trong năm 1929. Người đã xuất hiện đúng lúc, với uy tín cao đã hợp nhất được ba tổ chức Cộng sản lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam(3-2- 1930), bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam.

- Công lao tiếp theo là lãnh đạo nhân dân ta làm cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa( 2-9-1945).

- Lãnh đạo nước ta vượt qua tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc” sau cách mạng tháng Tám.

- Tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, giành thắng lợi đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ. Buộc thực dân pháp phải ký hiệp định Giơ-Ne-Vơ về việc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lập lại hịa bình ở Việt Nam và Đơng Dương.

- Lãnh đạo nhân dân hai miền làm hai nhiệm vụ khác nhau: Miền Bắc làm cách mạng xã hội chủ nghĩa; Miền Nam làm cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân chống Mỹ, cứu nước. Tiến tới thống nhất nước nhà.

- Năm 1969, chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Người đã để lại bản di chúc thiêng liêng. Nhân dân cả nước biến đau thương thành hành động cách mạng, chúc thư của Bác là di sản tinh thần vô giá. Nhân dân Việt Nam đời đời học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử THCS (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)