2 1 Khái niệm đột biến
222 Phân loại đột biến
Theo Nguyễn Hồng Minh (1999), nguyên nhân phát sinh, bản chất và sự thể hiện của các biến dị đột biến rất đa dạng Cách phân loại cơ bản nhất đó là phân theo đặc điểm biến đổi của kiểu gen, ta có 4 kiểu sau:
- Đột biến gen (cịn gọi là đột biến điểm), đó là những biến đổi về thành phần bazơ của ADN, làm biến đổi các cấu trúc của gen, dẫn tới chức năng của chúng bị biến đổi
- Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi liên quan tới những đoạn khác nhau trên nhiễm sắc thể, có thể quan sát thấy dưới kính hiển vi Nhóm này bao gồm những biến đổi như: mất đoạn, thêm đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn
- Biến đổi về số lượng nhiễm sắc thể bao gồm: thay đổi số lượng của cả bộ nhiễm sắc thể - các dạng đa bội thể; thay đổi số lượng ở các đôi nhiễm sắc thể riêng rẽ - các dạng lệch bội
- Đột biến gen ở tế bào chất: đó là những biến đổi trên ADN của các bào quan như ty thể, lạp thể hay ở các episom, plasmid (ở vi khuẩn)
Ngồi ra có thể phân loại đột biến theo các phương thức sau:
- Theo phương thức gây nên các đột biến đã phân ra: (1) đột biến tự nhiên: xuất hiện do tác động của các yếu tố trong tự nhiên; (2) đột biến nhân tạo: được gây ra do xử lý các tác nhân gây đột biến; (3) sự tăng đột biến do các nhân tố di truyền của tế bào kiểm soát
- Theo hướng thể hiện của đột biến ta có: (1) đột biến thuận, khi kiểu dại (bình thường) chuyển thành kiểu đột biến: (2) đột biến nghịch, khi kiểu đột biến trở lại kiểu khởi thủy (kiểu dại)
- Theo đặc điểm thể hiện về kiểu hình và sức sống của thể đột biến đã phân ra các dạng sau: đột biến gây chết, bán gây chết, đột biến hình thái, đột biến hóa sinh, sinh lý, đột biến hành tung…
- Theo dạng tế bào mà ở đó xảy ra đột biến, đã phân ra: đột biến ở tế bào sinh sản; đột biến ở tế bào sinh dưỡng hay tế bào xoma của cơ thể hoặc ở tế bào xoma trong nuôi cấy invitro