Bàn luận về các kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án kiểm soát phát triển khu trung tâm thành phố hồ chí minh trong bối cảnh hội nhập (Trang 29 - 34)

8 An toàn và vệ 1.Việc thực hiện biện pháp an toàn lao Đúng theo quy

3.5. Bàn luận về các kết quả nghiên cứu

Luận án đã đưa ra nh ững bàn luận về đề xuất mô hình tổ chức hệ thống kiểm soát phát triển không gian đô thị, đề xuất mô hình tổ chức bộ máy kiểm soát phát triển không gian đô thị Thành phốvà khu Trung tâm, đề xuất bộ tiêu chí kiểm soát phát triển không gian đô thị Thành phố và khu Trung tâm thành phố HồChí Minh, đề xuất hoàn thiện một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát phát triển không gian đô thị.

Kết lun:

1. Hội nhập kinh tếđã gia tăng các hoạt động đầu tư xây dựng phát triển đô thị, nhất là khu vực trung tâm nên đòi hỏi phải tăng cường các hoạt động quản lý kiểm soát xây dựng phát triển đô thị của chính quyền và các cơ quan chức năng đô thị, đểđảm bảo cho các đô thị và khu trung tâm được xây dựng phát triển trật tự, kỷ cương, văn minh hiện đại, xanh sạch đẹp và giầu bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, đặc biệt là đối với các đô thị lớn.

Cũng như các đô thị lớn khác, các hoạt động xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và khu trung tâm nói riêng đang diễn ra mạnh mẽ, sôi động và đa dạng đã làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt đô thịtheo hướng hiện đại, văn minh, sạch đẹp.Tình trạng phát triển đô thị, xây dựng công trình kiến trúc không theo quy hoạch và pháp luật còn khá phổ biến, kiến trúc đô thịđơn điệu, chưa hài hòa và thiếu bản sắc. Hệ thống đồ án quy hoạch và thiết kế đô thị còn thiếu và chất lượng chưa cao, nhất là các đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị. Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động kiểm soát phát triển đô thị còn hạn chế và chưa được quan tâm khai thác. Năng lực, quyền hạn và trách nhiệm của các cấp chính quyền và cơ quan chức năng nhất là lực

lượng thanh tra còn hạn chế và yếu kém… Đó là những trở ngại lớn cho việc thiết lập trật tự kỷcương, kiểm soát xây dựng phát triển đô thị và khu trung tâm.

2. Kiểm soát phát triển không gian đô thị là kiểm soát các hoạt động đầu tư xây dựng phát triển và khai thác sử dụng các vật thể kiến trúc và không gian công cộng của các tổ chức và cá nhân tham gia vào các hoạt đông trên.

Kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm đô thị phải tuân thủtheo các định hướng, mục tiêu, theo quy hoạch và thiết kếđô thị cũng như theo các quy định khác của pháp luật, đảm bảo cho các đô thị và khu trung tâm phát triển hài hòa, hợp lý, ổn định, văn minh hiện đại và bền vững; duy trì trật tự kỷcương trong xây dựng, phát triển và khai thác sử dụng không gian đô thị.

3. Hoạt động kiểm soát xây dựng phát triển không gian đô thị và khu trung tâm đô thị phụ thuộc vào nhiều yếu tố song chủ yếu là các yếu tố sau:

- Các cơ chế chính sách và hệ thống văn bản pháp luật

- Quy hoạch đô thị và các quy hoạch chuyên ngành khác kèm theo quy chế quản lý. - Kế hoạch và tiến độ thực hiện các chương trình, dự án, công trình xây dựng - Tổ chức hoạt động của bộ máy kiểm soát - Quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành chức năng - Sự tham gia của cộng đồng …

4. Định hướng kiểm soát phát triển không gian đô thị và khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh:

- Nâng cao hiệu quả bộ máy kiểm soát, đổi mới cơ chế chính sách xây dựng phát triển và quản lý kiểm soát xây dựng phát triển đô thị và khu Trung tâm.

- Ngăn chặn tình trạng phát triển đô thị và khu Trung tâm lan tỏa thiếu kiểm soát, ngăn chặn việc sử dụng lãng phí đ ất đai và sai mục đích; ngăn chặn tình trạng xây dựng không phép, sai phép, chiếm dụng không gian công cộng, vỉa hè, lòng đường, lấn chiếm đất cây xanh, mặt nước sông hồ v.v…

- Tăng cường công tác kiểm soát xây dựng phát triển đô thị, đổi mới việc lập quy hoạch, hoàn thiện hệ thống pháp lý, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các ngành liên quan, nâng cao năng lực kiểm soát của chính quyền các cấp, thu hút sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động kiểm soát.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện cương quyết quy trình kiểm soát phát triển đô thị.

5. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng và căn cứ vào các định hướng phát triển và kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, để nâng cao hiệu quả kiểm soát phát triển đô thị, tác giảđề xuất một số giải pháp sau:

a. Tổ chức hệ thống kiểm soát phát triển đô thị và khu trung tâm thành phố xuyên suốt từ cấp xã đến cấp thành phốtrên cơ sở kết hợp thanh tra xây dựng hiện nay và các thanh tra chuyên ngành, trong đó Cơ quan kiểm soát phát triển Thành phố trực thuộc UBND Thành phố, không trực thuộc Sở xây dựng theo mô hình trực tuyến – chức năng từ cấp xã đ ến cấp Thành phố, tạo điều kiện để hệ thống kiểm soát phát triển đô thị Thành phố hoạt động độc lập xuyên suốt như một Sở chức năng của thành phố, hạn chế sự lệ thuộc của hệ thống kiểm soát Thành phố vào Sở xây dựng, tăng tính độc lập

khách quan trong các hoạt động giám sát, kiểm tra và thanh tra xử lý vi phạm.

b. Bộ máy kiểm soát phát triển đô thị Thành phố tổ chức 3 cấp: Thành phố, Quận/Huyện, Phường/xã. Ở cấp thành phố và cấp quận, nên thành lập phòng và tổ kiểm soát phát triển khu trung tâm thành phố trực thuộc kiểm soát phát triển đô thị thành phố (Sở) và kiểm soát phát triển đô thị quận (phòng) đối với các quận nằm trong khu vực trung tâm thành phố, tạo thành một hệ thống chuyên trách riêng hoạt động kiểm soát xây dựng phát triển trung tâm thành phố từ cấp phường (vì cả phường nằm trong địa bàn quận) lên cấp quận và thành phố, chịu sự kiểm soát chỉđạo của Sở kiểm soát thành phố và Phòng kiểm soát quận.

c. Xây dựng bộtiêu chí, làm cơ sở tiến hành thực hiện các hoạt động kiểm soát xây dựng phát triển đô thị nói chung và Trung tâm thành phố nói riêng, gồm 8 tiêu chí:

- Thực hiện quy hoạch đô thị và các quy hoạch chuyên ngành khác

- Khai thác sử dụng hạ tầng kỹ thuật, không gian đô thị - Sử dụng đất đai, nhà và công sở

- Lập các dựán đầu tư và thiết kế kỹ thuật

- Công tác chuẩn bị xây dựng

- Việc thành lập Ban quản lý xây dựng, nhà thầu xây dựng, nhà thầu tư vấn và tổ chức cá nhân thi công xây dựng công trình

- Thi công xây dựng công trình (trật tự xây dựng)

- An toàn, vệsinh môi trường xây dựng và đô thị

6. Ngoài các đề xuất nói trên, tác giả cũng đề xuất hoàn thiện một số giải pháp chủ yếu có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả hoạt động kiểm soát. Đây là các giải pháp đang được thực hiện, song các

giải pháp này còn nhiều điểm bất cập, chưa hoàn chỉnh và còn chưa được thực hiện triệt để, chưa tạo được sự thuận lợi và cơ sởđầy đủ, đồng bộ cho hoạt động giám sát, kiểm tra và thanh tra, kiểm soát phát triển đô thị,

Kiến ngh:

Thông qua nghiên cứu và kết quả đề xuất, tác giả xin kiến nghị:

- Chính phủđang xây dựng đề án tổ chức mô hình chính quyền đô thị. Đề nghị Chính Phủ và các Bộ Ngành có liên quan xem xét và cải cách bộ máy chính quyền đô thị, trong đó có cơ quan độc lập riêng, thuộc UBND thành phố trực thuộc TW cho lĩnh vực hoạt động kiểm soát phát triển đô thịnhư một Sở Ngành chức năng.

- Quốc hội, Chính Phủ và các Bộ - Ngành có liên quan sớm hoàn thiện luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đô thị các cấp, hoàn thiện hệ thống pháp quy tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm soát đô thị.(Xây dựng mô hình chính quyền đô thị phù hợp với đặc thù của đô thị).

- Chính phủ cho áp dụng mô hình tổ chức hệ thống kiểm soát xây dựng phát triển đô thị 3 cấp như tác giảđề xuất, ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, sau đó áp dụng cho các thành phố trực thuộc TW khác. Sau đó tổng kết, đánh giá và kiện toàn hệ thống kiểm soát phát triển đô thị, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

- Thành phố Hồ Chí Minh nhanh chóng có kế hoạch giao Sở Quy hoạch -kiến trúc chỉđạo việc lập qui hoạch chi tiết 1/500 theo các dựán đầu tư (do chủđầu tư lập). Địa bàn nào chưa có dựán đầu tư 1/500, Sở cần nhanh chóng, trên cơ sở qui hoạch phân khu hay qui hoạch chi tiết 1/2000, ban hành các điều lệ quản lý qui hoạch – kiến trúc và các qui định quản lý xây dựng, tạo sơ sở cấp phép xây

dựng, quản lý kiểm soát trật tự xây dựng.Đồng thời các Sở chuyên ngành khác cần xúc tiến lập quy hoạch xây dựng phát triển của ngành mình.

- Thành phố cần tiến hành điều tra tổng hợp, lập danh mục phân loại và công nhận các công trình di tích, di sản đô thị và công bố công khai, gắn biển, ban hành các qui định bảo tồn, giữ gìn. Đồng thời lập danh mục xác định các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong khu trung tâm để từng bước có kế hoạch di dời, sử dụng quĩ đất để tái phát triển các chức năng trung tâm, đặc biệt là các công trình công cộng phục vụ chung cho cộng đồng. Có biện pháp hạn chế người nhập cư từ nông thôn vào khu trung tâm, hạn chế sự quá tải lên hệ thống có cơ sở hạ tầng đô thị.

- Sau khi có các qui định xây dựng phát triển đô thị, các qui chế quản lý qui hoạch – kiến trúc và các chuyên ngành khác , các khu vực trong trung tâm, các cơ quan chức năng kiểm soát phát triển đô thị cần in ấn phát hành công khai để các chủđầu tư và người dân có nhu cầu xây dựng tiếp cận và nắm bắt cụ thể, góp phần hạ thấp tỷ lệ vi phạm trong hoạt động xây dựng phát triển không gian đô thị khu trung tâm thành phố.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án kiểm soát phát triển khu trung tâm thành phố hồ chí minh trong bối cảnh hội nhập (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)