Đầu tư cho hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển trong công ty công nghiệp – xây lắp và thương mại hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 42)

3.2.2 .Nguồn vốn kinh doanh

3.3 Thực trạng phát triển của công ty xét theo nội dung

3.3.5 Đầu tư cho hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp khơng chỉ có mối quan hệ bên trong (thể hiện ở chức năng quản lí sản xuất, quản lí tài chính, quản lý nguồn nhân lực) mà cịn có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với thị trường bên ngồi thể hiện thơng qua chức năng quản lí của bộ phận marketing. Mục tiêu bất kì của một doanh nghiệp nào cũng hướng đến nhu cầu của khách hàng, trong một thị trường cạnh tranh với vơ số người bán thì hoạt động marketing sẽ giúp doanh nghiệp mang hình ảnh của mình, sản phẩm của mình đến với khách hàng một cách gần gũi và trực diện hơn. Marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt tồn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện, đáp ứng và làm thoả mãn cho nhu cầu của khách hàng.

Đặc điểm sản phẩm chính của cơng ty là những cơng trình xây dựng nằm trong các dự án trọng điểm của thành phố hà tĩnh và nhà nước, các sản phẩm chế biến từ khai thác đá và phân phối xe máy … chủ yếu phục vụ cho xã hội .

Sản phẩm của công ty tuyệt đại đa số là sản xuất theo yêu cầu của khách hàng nên hiện tại hình thức marketing chủ yếu của cơng ty là marketing truyền miệng, thông qua những khách hàng truyền thống, quen biết giới thiệu về sản phẩm – dịch vụ của công ty với bạn bè, đối tác kinh doanh… của họ. Công ty chưa có những hoạt động marketing, quảng cáo trên các phương tiện thơng tin đại chúng như truyền hình, báo, đài, các trang danh bạ, đặt biển quảng cáo… cũng như chưa tham dự các hội chợ, triển lãm. Chính vì hoạt động marketing cịn chưa nhiều nên cơng ty cũng chưa có nhân viên chuyên trách trong lĩnh vực này mà nhiệm vụ marketing được kết hợp cùng với nhiệm vụ phát triển kinh doanh do các nhân viên kinh doanh đang kiêm nhiệm.

Các khoản đầu tư cho hoạt động marketing của công ty bao gồm những khoản sau:

- Đầu tư cho việc thiết kế logo & slogan của công ty. Tuy nhiên, hoạt động này do nhân viên của công ty thiết kế thực hiện nên không định lượng được giá trị của khoản đầu tư này.

- Đầu tư cho biển hiệu công ty.

- Đầu tư cho việc thiết kế và in ấn catalogue sản phẩm.

- Đầu tư cho việc thiết kế website và thuê tên miền cũng như những chi phí khác để duy trì hoạt động của website.

- Đầu tư vào hàng hoá trưng bày ở showroom. - …

Bảng 8: Tình đầu tư cho hoạt động marketing trong cơng ty

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Vốn đầu tư 10 22 28,5 18 21,6 232,8

Tốc độ tăng định gốc - 220% 285% 180% 216% 2328%

Tốc độ tăng liên hoàn - 220% 125,11% 65,00% 113,24% 1100,37%

Nguồn: tự tổng hợp từ kết quả phỏng vấn

Qua bảng thống kê ta thấy đầu tư cho hoạt động marketing ở cơng ty cịn chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn so với tổng chi phí. Từ năm 2003 cơng ty chưa có sự thống kê chi phí bỏ ra cho hoạt động marketing, việc tìm đối tác để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là thông qua các mối quan hệ của các thành viên trong công ty. Đầu tư cho hoạt động marketing trong 4 tháng hoạt động sản xuất – kinh doanh của năm 2003 chỉ khoảng 10 triệu đồng. Đến năm 2003, công ty đã tiến hành các hoạt động marketting bằng cách làm bảng hiệu và thiết kế, in ấn catalogue sản phẩm để đưa cho khách hàng lựa chọn mẫu khi họ đến công ty hoặc để mang đi giới thiệu trong các chuyến cơng tác. Catalogue có thiết kế khá bắt mắt, giới thiệu được những sản phẩm sang trọng mà công ty đã và đang tiến hành sản xuất. Trong những năm tiếp theo, catalogue tiếp tục được cải tiến và in ấn với số lượng ngày càng tăng. Vốn đầu tư cho hoạt động marketing năm 2004 bằng 285% so với năm 2002. Trong hai năm tiếp theo 2005 và 2006 khơng có thêm hoạt động nào mới, cơng ty chỉ duy trì hình thức marketing bằng website và catalogue nên vốn đầu tư cho marketing có giảm đi đơi chút so với năm 2003 và 2004. Tóm lại

trong giai đoạn 5 năm 2002 – 2006, vốn đầu tư cho hoạt động marketing cịn ít, chỉ chiếm chưa đến 1% so với tổng chi phí hoạt động của cơng ty.

Sang đến năm 2007 và 2008 là năm đầu tiên trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm 2007 – 2012, với mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu trong năm, trong tầng giai đoạn và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ, công ty đã đầu tư một khoản lớn cho hoạt động marketing. Cụ thể vốn đầu tư cho hoạt động của website vẫn được duy trì, đầu tư in ấn catalogue tiếp tục tăng, và đặc biệt công ty đã đầu tư một khoản rất lớn sản phẩm để trưng bày ở showroom, giá trị của hàng hoá trưng bày lên đến 220.000.000 đồng. Trong năm 2008, vốn đầu tư cho hoạt động marketing đã chiếm gần 2% tổng chi phí của cơng ty. Như vậy vốn đầu tư cho hoạt động marketing năm 2008 đã gấp hơn 22 lần so với năm 2003 và gấp khoảng 2,5 lần tổng vốn đầu tư cho hoạt động marketing giai đoạn 2003 – 2006.

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển trong công ty công nghiệp – xây lắp và thương mại hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)