PHẦN THỨ NĂM AN TOÀN LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT NHỰA PVC (Trang 98 - 101)

D. Công đoạn sấy và đóng bao:

3. Cân bằng nhiệt lượng

PHẦN THỨ NĂM AN TOÀN LAO ĐỘNG

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, con người là vốn q do vậy việc đảm bảo an tồn lao động cho con người trong sản xuất là một vấn đề quan trọng. đảm bảo an toàn lao động là đảm bảo tính mạng sức khoẻ cho con người sản xuất. Do đó, nó góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Đồng thời đảm bảo an tồn lao động cịn hạn chế được thiệt hại về người và tài sản của tập thể vào nhà nước.

Phân xưởng sản xuất PVC là một bộ phận trong xí nghiệp cơng nghiệp hố chất. Nó kết hợp đặc điểm của phân xưởng xí nghiệp và nghành.

Nội dung an tồn lao động gồm những vấn đề chính sau: 1. Tổ chức đảm bảo an toàn lao động ở nhà máy:

Nhà máy cần có nội quy về an tồn lao động, trong đó phải nêu lên được một cách đầy đủ và đầy đủ những nội dung cần phải thực hiện (sẽ được nêu ở phần các biện pháp dảm bảo an toàn lao động).

Để đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất, bất cứ ai, cán bộ hay công nhân viên nhà máy cũng như khách đến công tác, khi vào nhà máy cần được phổ biến một cách nghiêm túc về an toàn lao động.

- Ở các bộ phận sản xuất đều phải có những qui định cụ thể về an tồn lao động để cơng nhân thao tác và làm việc ở đó tn theo.

- Chính quyền phải tường xun theo dõi và kiểm tra việc thực hiện an tồn lao động.

- Chính quyền và các đồn thể phải thường xun giáo dục cán bộ cơng nhân viên thực hiện an tồn lao động một cách nghiêm túc và triệt để, tự giác.

- Có hình thức khen thưởng kịp thời những cá nhân, những bộ phận thực hiện tốt an toàn lao động đồng thời có những kỉ luật thích đáng với những cá nhân, bộ phận vi phạm cũng như gây ra mất an toàn lao động.

2. Những nguyên nhân gây ra mất an toàn lao động và bệnh nghề nghiệp:

Những đặc điểm của phân xưởng sản xuất PVC và đặc điểm chung của xí nghiệp hố chất có thể gây ra tai nạn và bệnh nghề nghiệp:

- Phân xưởng dùng nhiều loại thiết bị bố trí xen kẽ nhau trên mặt bằng (thiết bị điện, thiết bị cơ khí, đường ống…). Do đó dễ gây nhầm lẫn, va chạm trong thao tác gây tai nạn.

- Phân xưởng có nhiều hố chất dễ gây cháy nổ, độc hại ảnh hưởng đến người sản xuất. Trong quá trình sản xuất sản sinh ra nhiều bụi, nhiều quá trình nhiệt ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân. Những vấn đề chung như: vệ sinh công cộng, nơi nghỉ ngơi, vấn đề cải tạo mơi trường nếu khơng thực hiện tốt đều có thể ảnh hưởng xấu đến người lao động.

3. Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động:

- Đối với thiết bị điện: Bố trí thiết bị điện tránh những nơi ẩm ướt, các dây điện khơng được để hở, đóng ngắt cầu dao phải theo đúng qui định, không sử dụng điện làm việc riêng. Khi sửa chữa các thiết bị điện, hệ thống dây dẫn, đèn chiếu sáng phải do thợ điện của nhà máy và phải được bảo hộ tốt.

- Đối với thiết bị cơ khí: Thường xuyên thực hiện chế độ kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa có vật che chắn, vận hành thiết bị đúng qui trình.

- Thực hiện tốt chế độ bàn giao giữa các ca về tiến độ sản xuất, tình trạng máy móc, thiết bị và các vấn đề liên quan.

- Chiếu sáng: cần bố trí chiếu sáng đủ cho cơng nhân làm việc và đi lại trong phân xưởng sản xuất.

- Chống nổ: Trong phân xưởng PVC, giai đoạn nguy hiểm có thể gây nổ là giai đoạn phản ứng trùng hợp xảy ra, áp suất trong thiết bị phản ứng trùng hợp tăng cao. Do đó việc làm sạch và duy trì nhiệt độ, áp suất phải tiến hành đúng qui trình. Nếu áp suất vượt quá áp suất cho phép (lớn hơn 10 at) thì phải tiến hành phóng khơng.

- Chống cháy: Trong sản xuất dùng các chất khởi đầu, chất đệm, chất ổn định là các hoá chất dễ phân huỷ, hoặc dễ bay hơi nên khi gặp tia lửa điện hoặc tàn lửa thì dễ bắt cháy nên cần cấm hút thuốc lá ở phân xưởng sản xuất, tránh không để phát sinh tia lửa điện. Các dụng cụ chứa đựng và thiết bị phản ứng phải kín, mỗi một bộ phận sản xuất đều phai trang bị bình chữa cháy.

- Chống độc: tại phân xưởng sản xuất thì VC là chất độc, hơi VC có tác dụng gây mê, chóng mặt, rối loạn cảm giác, mất phương hướng. Do đó nồng độ giới hạn cho phép của VC trong khơng khí ở phân xưởng sản xuất là 0,03 mg/l. Cần phải bảo ôn cẩn thận và kiểm tra thường xuyên hệ thống bảo ơn để có thể bảo quản VC ở trạnh thái lỏng. Các thiết bị chứa, bơm, ống dẫn phải đảm bảo kín, nhất là ở thiết bị trùng hợp.

- Chống nóng: Do có những bộ phận sử dụng hơi đốt và khí nóng nên cần có những biện pháp chống nóng như các lớp bảo ơn, hệ thống thơng gió đảm bảo u cầu.

- Chống bụi: Bụi trong phân xưởng chủ yếu là bụi PVC. Nồng độ PVC giới hạn cho phép ở nơi làm việc phải nhở hơn 10 mg PVC/1 lít khơng khí. Có biện pháp bao che kín thiết bị có chứa PVC như máy sấy, sàng, đóng bao, có thể bố trí hệ thống hút bụi cho phân xưởng.

Ngồi những vấn đề trên cần bố trí hợp lý các cơng trình vệ sinh cơng cộng, nơi nghỉ ngơi, nơi làm vệ sinh cá nhân cho công nhân.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT NHỰA PVC (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)