PHẦN THỨ TÁM: XÂY DỰNG 1 Xác định địa điểm xây dựng nhà máy.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT NHỰA PVC (Trang 117 - 120)

D. Công đoạn sấy và đóng bao:

2. Nội dung phần kinh tế.

PHẦN THỨ TÁM: XÂY DỰNG 1 Xác định địa điểm xây dựng nhà máy.

1. Xác định địa điểm xây dựng nhà máy.

Ngày nay nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật nói chung và trong lĩnh vực cơng nghiệp nói riêng. Nó địi hỏi các chun gia đặc biệt quan tâm đến vấn đề chun mơn hố trong sản xuất, quan tâm đến mọi

mối quan hệ, hợp tác giữa các xí nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của nền kinh tế quốc dân.

Đối với một nước mới phát triển cũng như đã có một nền cơng nghiệp từ lâu thì vấn đề sắp xếp các khu cơng nghiệp, lựa chọn đất đai xây dựng nhà máy có một ý nghĩa quan trọng. Vấn đề quy hoạch khu cơng nghiệp có ý nghĩa lớn cả về mặt kinh tế, kĩ thuật cũng như ảnh hưởng của nó đến các nghành khác (chính trị, văn hố, xã hội, giao thông, thương mại…)

Trong công cuộc xây dụng chủ nghĩa xã hội địi hỏi sắp xếp hợp lý các khu cơng nghiệp nhằm đảm bảo tiết kiệm về sức lao động, vốn đầu tư, và tạo điều kiện cho sự quản lý chuyên môn hoá được tốt.

Việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy là một công tác rất quan trọng và phức tạp, nó là một vấn đề tổng hợp kiến thức của rất nhiều nghành và nó nằm trong quy hoạch tổng thể cơng nghiệp của quốc gia, vì vậy địi hỏi phải có sự cộng tác của rất nhiều cán bộ các ngành như: kiến trúc, địa chất, xây dựng, kinh tế, giao thông, công nghệ…

Khi lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy đầu tiên ta phải tiến hành điều tra cơ bản mà trong giai đoạn đó lấy số liệu cảu tất cả các mặt: tài nguyên, khoáng vật, đất đai, dân số, nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, thuỷ văn, giao thông… Về mặt xây dựng chúng ta cần chú ý các yêu cầu sau:

+ Yêu cầu chung:

a. Gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất, xem xét tài nguyên có trữ lượng tốt, có đủ dung cấp cho nhà máy tồn tại lâu dài.

b. Gần các nguồn cung cấp năng lượng (than, điện, khí…).

c. Vấn đề cấp thốt nước: Chọn địa điểm cho nhà máy hố chất. Gần nơi có nhiều nước và thốt nước dễ dàng, khơng ảnh hưởng đến vệ sinh công nghiệp.

d. Đảm bảo giao thông vận tải thuận tiện, đây là một vấn đề quan trọng, nó đảm bảo hoạt động liên tục của nhà máy. Chọn nơi gần đường

giao thơng chính của quốc gia như đường sông, đường biển, đường sắt, đường bộ…

c. Đảm bảo nguồn cung cấp vật liệu xây dựng, để giảm vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản.

g. Đảm bảo điều kiện hợp tác giữa các xí nghiệp. k. Đảm bảo yêu cầu quốc phòng, phịng khơng. + u cầu về địa chất:

Các xí nghiệp hố chất cũng như các xí nghiệp cơng nghiệp khác yêu cầu phải xây dựng trên những lớp đất tốt có cường độ chịu lực từ 2,105

– 2,5.105 N/m2 trở lên. Nên xây dựng trên những lớp đất sét, sét pha cát, đất đá ong, đá đồi. Khi khảo sát phải thận trọng tránh nơi có khống sản ở dưới.

+ Yêu cầu bề mặt địa hình:

Địa điểm xây dựng của nhà máy, phân xưởng phù hợp với quy hoạch của nhà nước, của vùng. Nó đảm bảo cho sự phát triển của nhà máy, tạo điều kiện hợp tác với các nhà máy xí nghiệp khác, địa điểm xây dựng nhà máy cao ráo không ngập lụt vào mùa mưa, bằng phẳng, độ dốc của khu đất không quá 1%.

+ Yêu cầu về mặt vệ sinh công nghiệp.

Do đa phần các nhà máy hoá chất thải các chất độc nên khi thiết kế chọn địa điểm phải chú ý đảm bảo sức khoẻ của người lao động và các khu dân cư khu vực xung quanh nhà máy và nên đặt ở gần sơng vì các nhà máy hoá chất cần rất nhiều nước, tuy nhiên nên đặt ở vùng hạ lưu của sông cách vùng dân cư từ 500 m trở lên.

Nói tóm lại việc lựa chọn địa điểm xây dựng hợp lý là vấn đề rất quan trọng, nó khơng những góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế, hạ giá thành sản phẩm mà còn đảm bảo an ninh quốc phòng và xã hội. Trong thực tế khơng có địa điểm nào thoả mản được tồn bộ các yêu cầu trên nên phải phân tích xem vấn đề nào là quan trọng chủ yếu, căn bản để chiếu cố một

cách thích đáng, vấn đề nào chủ yếu có thể khắc phục được. Để có thể lựa chọn được một phương án tối ưu.

Trong khuôn khổ đồ án này ta chọn địa điểm xây dựng ở khu cơng nghiệp Việt Trì tỉnh Phú Thọ.

Địa hình: khu vực phân xưởng nằm ở phía tả ngọn sơng hồng trong nhà máy hố chất Việt Trì phía Bắc là vùng đồi núi, phía Tây là đường quốc lộ 2, đường sắt Hà Nội – Lào Cai.

Độ cao của khu đất so với mặt biển là 25 m, cường độ chịu lực của đất là 2,5 kg/cm2.

Phân xưởng quay về hướng Đơng Nam đón gió mát nhiều nhất và tránh gió mùa Đơng Bắc.

Giao thơng vận tải: Nhà máy rất thuận lợi về giao thông vận tải do gần các trục đường sắt, đường bộ và đường sông.

Nhân công: Phú Thọ giáp giới trung du đồng bằng nằm trên triền sông Hồng dân cư đông đúc, nhân lực dồi dào, cung cấp lương thực thực phẩm thuận lợi.

Đặc điểm khí hậu: Phú Thọ thuộc vùng khí hậu II có hướng gió thổi nhiều nhất là hướng Đơng Nam. Lượng mưa trung bình 1500 mm/năm. Lượng mưa cực đại 1 ngày đêm 200 – 250 mm. Nhiệt độ trung bình mùa đơng 8 – 10 °C. Nhiệt độ trung bình mùa hè 34 °C.

Tốc độ gió rét tương đối lớn, đặc biệt là độ ẩm tương đối lớn, nhất là tuần tháng 2 và tháng 3 thường ngưng tụ hơi nước, do đó cần chú ý đến vật liệu khi thiết kế kết cấu bao che cơng trình.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT NHỰA PVC (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)