.1 Máy bay khơng ngƣời lái đầu tiên

Một phần của tài liệu Thử nghiệm công cụ mã nguồn mở tách ranh giới thửa đất bán tự động từ ảnh chụp UAV phục vụ công tác thành lập bản đồ địa chính (Trang 36 - 39)

Trong những năm 1930, quân đội Anh với khả năng về khoa học kỹ thuật vƣợt trội đã chú trọng nghiên cứu và phát triển các phƣơng tiên bay tự động. Trƣớc hết là những máy bay điều khiển bằng vô tuyến để hiệu chỉnh súng pháo phịng khơng, điển hình trong số đó là mục tiêu bay “Queen” phát triển từ thủy phi cơ “Fairey Scout 111F”. Sau đó các mục tiêu bay tin cậy hơn đã đƣợc nghiên cứu, phát triển, điển hình là mục tiêu bay “Queen Bee” ra đời năm 1935. Ở thời điểm đó, Khơng qn hồng gia Anh đã đặt hàng 420 mục tiêu bay này (Barnhart, Hottman, Marshall, & Shappee, 2012).

Ở Mỹ, mặc dù ý tƣởng về việc sử dụng UAV đã xuất hiện từ chiến tranh thế giới thứ nhất, và nhiều nghiên cứu đã đƣợc tiến hành vào những năm 1930. Tuy nhiên, tới cuối những năm 1950, những thử nghiệm nghiêm túc về một hệ thống do thám không ngƣời lái mới đƣợc tiến hành. Mặc dù những UAV đầu tiên này còn nhiều hạn chế, chúng vẫn đƣợc quân đội Mỹ ứng dụng

26

vào nhiều nhiệm vụ khác nhau nhƣ tình báo tín hiệu, chụp ảnh độ phân giải cao. Mặc dù sau khi kết thúc chiến tranh tại Việt Nam, việc nghiên cứu ứng dụng UAV trong quân sự không còn là yêu cầu cấp thiết nữa, nhƣng UAV vẫn là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn. Do đó, nhiều nghiên cứu sau đó đã đƣợc tiến hành nhằm khám phá những tiềm năng của UAV (Civil UAV Assessment Team, 2006).

Tuy nhiên tới đầu những năm 1970, kỷ nguyên hiện đại của UAV mới bắt đầu, với những tiến bộ trong công nghệ điều khiển UAV, công nghệ liên lạc, kết nối và xử lý dữ liệu, công nghệ cảm biến, UAV ngày càng nhỏ hơn, chậm hơn, và rẻ hơn. Đặc điểm quan trọng nhất của chúng là chúng mang theo những camera cỡ nhỏ thế hệ mới có thể chụp và gửi những bức ảnh về trạm điều khiển trong thời gian thực.

Năm 1979, quân đội Mỹ bắt đầu phát triển UAV chiến thuật với tên gọi là Aquila. Dự án này gặp vấn nhiều vấn đề và phải hủy bỏ vào năm 1987. Trong khi đó, vào năm 1982 Israel đã thành công trong việc sử dụng thiết bị bay không ngƣời lái đơn giản với giá rẻ để phá hủy hệ thống phịng khơng của Syria ở thung lũng Bekaa, Lebanon. Điều này đã thúc đẩy quân đội Mỹ phát triển của những UAV thế hệ mới. Và chúng đã đƣợc sử dụng thành công trong những chiến dịch quân sự của quân đội Mỹ trong cuộc khủng hoảng Trung Đông năm 1991 và 2003.

Về phía dân sự, các chƣơng trình của NASA nhƣ PA-30 thử nghiệm việc điều khiển từ xa một máy bay từ một trạm mặt đất, nhƣng một phi công vẫn ngồi trong buồng lái để kiểm soát trong trƣờng hợp máy bay gặp vấn đề về điều khiển. Kết quả của nhiều cơng trình nghiên cứu UAV thành công khác đã giúp NASA thu thập đƣợc cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu về UAV tƣơng lai.

Trong những năm 1990, NASA đã dẫn đầu một chƣơng trình hợp tác với những nhà công nghiệp để phát triển những công nghệ hỗ trợ cho thị

27

trƣờng UAV cịn non trẻ, từ đó mở ra những tiềm năng to lớn cho thị trƣờng UAV thƣơng mại. Nhiều dự án sau đó đƣợc tiến hành chủ yếu tập trung vào công nghệ động cơ, bộ cảm, và các phƣơng tiện tích hợp. Kết quả của những dự án này đã phá bỏ những rào cản về trần bay, thời gian hoạt động của UAV, giúp UAV có thể bay ở độ cao trên 30,000m trong thời gian lên tới 6 tháng liên tục.

Ở Việt Nam, những năm gần đây, trƣớc những đòi hỏi từ nhu cầu thực tiễn của đời sống kinh tế xã hội và an ninh quốc phịng đã xuất hiện những mơ hình máy bay khơng ngƣời lái. Đầu tiên là những chiếc máy bay mơ hình đƣợc nhập ngoại giá rẻ từ vài trăm đến hàng chục ngàn đô la để phục vụ vui chơi giải trí của nhóm thành viên đam mê kỹ thuật bay lƣợn trong các câu lạc bộ hàng không. Ở quy mô lớn hơn, các chƣơng trình nghiên cứu phát triển UAV đã đƣợc quân đội tiến hành từ lâu. Kết quả là các UAV đơn giản đã đƣợc ứng dụng làm bia bay huấn luyện cho các đơn vị phịng khơng, ví dụ nhƣ các mục tiêu bay BB-3R, BB-13M, M5 do Viện Kỹ thuật Quân sự (qn chủng Phịng khơng-Khơng quân tự nghiên cứu, cải tiến. Cuối năm 1999, các mục tiêu bay mới hiện đại hơn nhƣ M-96, M96D đã đƣợc nghiên cứu, chế tạo thành công. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các UAV có tích hợp các cơng nghệ hiện đại chỉ thực sự đƣợc tiến hành từ năm 2001, tiêu biểu là đề tài: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy bay khơng ngƣời lái điều khiển chƣơng trình mang tên M400-CT” của Viện Kỹ thuật Phịng khơng - Khơng qn. Sau 4 năm miệt mài nghiên cứu, ngày 15/9/2005, 2 mẫu M-400CT (xem hình 2) cất cánh thử nghiệm thành công tại sân bay Kép (Bắc Giang).

28

Một phần của tài liệu Thử nghiệm công cụ mã nguồn mở tách ranh giới thửa đất bán tự động từ ảnh chụp UAV phục vụ công tác thành lập bản đồ địa chính (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)