Tự do hoá kinh tế

Một phần của tài liệu LA TranAnhDuc (Trang 120 - 128)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

4.1. Khái quát về phát triển kinh tế thị trƣờng tại Việt Nam giai đoạn

4.1.1. Tự do hoá kinh tế

Tự do hóa thƣơng mại

Hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại trở thành xu thế nổi bật của kinh tế giới hiện nay. Ngay từ khi thực hiện chính sách ―Đổi mới‖ năm 1986, Việt Nam đã tích cực đẩy mạnh hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa với nhiều quốc gia trên thế giới. Bước vào thời kỳ đổi mới do Đảng ta khởi xướng tại Đại hội VI (1986), tự do hóa thương mại được xem là một hướng đổi mới quan trọng trong chính sách và cơ chế quản lý thương mại và kinh tế đối ngoại.

Tính đến tháng 2/2020, Việt Nam đã tham gia 12 FTA, 1 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực (EVFTA). Tháng 8/2020, EVFTA đã có hiệu lực và được thực thi. Hiệp định Đối tác kinh tế tồn diện khu vực (RCEP) cũng đã có hiệu lực với Việt Nam từ 1/1/2022 và đến 18/3/2022 sẽ có hiệu lực đối với 12 nước. Các FTA này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn và có quan hệ thương mại với trên 230 thị trường, trong đó có FTA với 60 nền kinh tế, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Việt Nam mở rộng tiếp cận thị trường toàn cầu, là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Hai cột mốc quan trọng đánh dấu bước tiến của hoạt động tự do thương mại của Việt Nam chính là việc chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) ngày 1/1/1996 và trở thành thành viên của WTO ngày 11/01/2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập. Việt Nam đã tích cực thực hiện nội dung quan trọng nhất của các hiệp định FTA là cắt giảm thuế quan.

Thực thi các cam kết kinh tế quốc tế, nhất là các FTA thế hệ mới, như Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), cùng với những nỗ lực từ phía Chính phủ, thúc đẩy tăng trưởng được thực hiện triệt để và quyết liệt

là những điều kiện tiền đề thuận lợi cho việc đẩy nhanh q trình tự do hóa thương mại trong giai đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo.

Tự do hóa đầu tƣ

Luật Đầu tư được Quốc hội khóa XI, Kỳ họp thứ 8, thơng qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 1/7/2006, thay thế Luật Đầu tư nước ngồi năm 1987 và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998, là một bước tiến quan trọng trong việc tạo ra một môi trường đầu tư tự do, thơng thống, thuận lợi và cạnh tranh hơn tại Việt Nam. Một số điểm nổi bật của Luật Đầu tư 2005 có thể kể đến: Chính sách đảm bảo đầu tư: đảm bảo quyền sở hữu đối với tài sản hợp pháp của nhà đầu tư; khơng bị tịch thu, quốc hữu hóa; nhà đầu tư được lựa chọn ưu đãi theo hướng thuận lợi nhất nếu có sự thay đổi về chính sách, pháp luật; áp dụng nguyên tắc không hồi tố theo thông lệ quốc tế; áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của luật đầu tư trong nước.

Thủ tục gia nhập thị trường: các thủ tục liên quan đến đăng ký, cấp giấy phép kinh doanh, điều chỉnh hoạt động đều được điều chỉnh theo hướng ngày càng cởi mở và thuận lợi hơn cho nhà đầu tư. Ví dụ, nhà đầu tư có giấy phép đầu tư thì khơng cần giấy phép đăng ký kinh doanh nữa (trước đây là hai thủ tục khác nhau); nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về tính trung thực của dự án mà khơng cần đến sự thẩm tra của nhà nước... Ngoài ra, các thủ tục đầu tư được quy định cụ thể trong luật giúp rút ngắn thời gian xin giấy phép đầu tư.

Về lĩnh vực đầu tư, luật quy định rõ 3 nhóm bao gồm các lĩnh vực: ưu đãi đầu tư, đầu tư có điều kiện và cấm đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài được tự do đầu tư vào các lĩnh vực cịn lại ngồi các lĩnh vực cấm đầu tư và lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Có thể nói, các quy định của Luật Đầu tư (2005) đã mở rộng quyền tự chủ trong hoạt động đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư, xóa bỏ các rào cản không phù hợp với thông lệ kinh tế thị trường và cam kết hội nhập của Việt Nam. Cùng với Luật Doanh nghiệp được thơng qua và có hiệu lực thi hành vào 2006, đánh dấu một chặng đường 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp áp dụng thống nhất cho các nhà đầu

tư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đối với một số lĩnh vực cụ thể mà trước đó đầu tư nước ngoài bị hạn chế như ngân hàng hay giáo dục - đào tạo. Việt Nam đã ban hành những văn bản pháp luật mới nhằm điều chỉnh cho phù hợp với cam kết như Luật Tổ chức tín dụng (2010); Nghị định số 57/2012/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi; Nghị định số 73/2012/NĐ-CP về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Tự hóa thị trƣờng tài chính

Cùng với tiến trình đổi mới kinh tế, thị trường tài chính của Việt Nam có những điều chỉnh đáng kể. Hệ thống ngân hàng chuyển từ một cấp sang hai cấp với ngân hàng Nhà nước giữ vai trò quản lý và hoạch định chính sách, ngân hàng thương mại tự do thực hiện các dịch vụ tiền tệ và tín dụng trong khn khổ các qui định của ngân hàng Nhà nước. Đây là bước đi đánh dấu sự hòa nhập của hệ thống tài chính Việt Nam với hệ thống tiêu chuẩn cơ bản của thị trường tài chính thế giới.

Kề từ năm 1990, chính phủ Việt Nam đã bãi bỏ các quy định về lĩnh vực hoạt động của từng ngân hàng, cho phép các tổ chức tài chính đủ điều kiện tham gia vào hệ thống ngân hàng thương mại. Tiếp theo đó, thị trường liên ngân hàng ngoại tệ vầ vốn ngắn hạn được xây dựng, tạo ra sự liên kết trong hệ thống ngân hàng. Khu vực ngân hàng đã phát triển nhanh chóng với sự ra đời của nhiều loại hình dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Tính đến năm 2019, Việt Nam có tất cả 49 ngân hàng. Trong đó ngân hàng thương mại cổ phần chiếm ưu thế nhiều nhất với 31 ngân hàng, 4 ngân hàng thương mại quốc danh 100% vốn nhà nước, 2 ngân hàng chính sách và 4 ngân hàng liên danh, 9 ngân hàng có vốn đầu tư nước ngồi. Ngồi ra, hiện có 31 chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở tại Việt Nam.

Ngày 28/11/1996, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ. Ngày 11/7/1998, thị trường chứng khốn Việt Nam chính thức được khai sinh theo Nghị định số 48/CP của Chính phủ. Đồng thời, Chính Phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, đặt cơ sở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Vào năm 2005, Trung tâm lưu ký chứng khốn Việt Nam (VSD) đã được thành lập và song song là sự ra đời của

Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội – HSX) vào ngày 8/3/2005. Trải qua 25 năm thành lập Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và 21 năm vận hành thị trường, trên cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến 2010 (theo Quyết định số 162/2003/QĐ-TTg ngày 05/8/2003) và Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (Quyết định số 252/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012) theo từng giai đoạn, thị trường chứng khoán Việt Nam đã khơng ngừng hồn thiện về cấu trúc, phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế với quy mô huy động vốn qua thị trường chứng khoán giai đoạn 2011- 2020 đạt gần 2,9 triệu tỷ đồng, gấp gần 10 lần so với giai đoạn 2001-2010, đóng góp bình qn 19,5% tổng vốn đầu tư tồn xã hội; góp phần cơ cấu lại hệ thống tài chính Việt Nam theo hướng cân đối, bền vững hơn. Tổng quy mơ thị trường chứng khốn (bao gồm tổng GTVH thị trường cổ phiếu và dư nợ thị trường trái phiếu) cuối năm 2020 đạt 131,95% GDP, chiếm tỉ trọng 47% tổng tài sản hệ thống tài chính, ngày càng tiệm cận với quy mơ tín dụng ngân hàng năm 2020 là 146,2% GDP và cao hơn nhiều so với tỉ trọng 21% của năm 2010. Tính đến cuối năm 2020, vốn hóa thị trường đạt 84,1% GDP, gấp hơn 7,3 lần so với năm 2010, vượt mục tiêu 70% GDP vào năm 2020.

Mặc dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, thị trường chứng khốn Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ, liên tục lập kỷ lục mới về cả chỉ số và giá trị giao dịch. Tính đến cuối tháng 10/2021, chỉ số VN-Index đạt 1.444,27 điểm điểm, tăng 30,8% so với cuối năm 2020. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 7.462 nghìn tỷ đồng, tăng 41% so với cuối năm 2020, tương đương 118,6% GDP (Vụ Phát triển thị trường, 2021). Quy mơ giao dịch thị trường chứng khốn Việt Nam hiện nay đã vượt Singapore, đứng thứ hai trong ASEAN, sau Thái Lan. Thị trường chứng khoán Việt Nam lọt vào trong TOP thị trường mang lại suất sinh lời cao trên thế giới.

4.1.2. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc

Việt Nam bắt đầu tiến hành thực hiện CPH từ năm 1992. Đến năm 2020, Việt Nam đã CPH xong 4.516 doanh nghiệp lớn nhỏ (Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN, 2016). Trong 6 tháng đầu năm 2019, Bộ Tài chính đã chuyển 30.000 tỷ

đồng từ Quỹ vào Ngân sách nhà nước, số còn phải chuyển về Ngân sách nhà nước trong năm 2019 là 20.000 tỷ đồng. Từ năm 2016 đến quý 2/2019, đã chuyển 185.000 tỷ đồng, còn phải chuyển 65.000 tỷ đồng từ Quỹ vào Ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 của Quốc hội (Bộ tài chính, 2019).

Bảng 4.1: Số lƣợng doanh nghiệp đƣợc cổ phần tại Việt Nam qua các giai đoạn

Giai đoạn Nội dung/Công văn/ Số lƣợng doanh nghiệp đƣợc

Chỉ thị CPH

Trƣớc 1998 Chỉ thị 202/CT ngày 8/6/1992 123

(Giai đoạn thí Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996

điểm) Nghị định 25/1997/NĐ-CP ngày

26/3/1997 (sửa đổi của nghị định 28/CP)

1998-2011 Nghị định 44/1998/NĐ-CP Giai đoạn 1999-2002: 834

(Giai đoạn Nghị định 64/2002/NĐ-CP Giai đoạn 2003-2006: 2649

đẩy mạnh) Nghị định 187/2004/NĐ-CP Giai đoạn 2007-2010: 356

Nghị định 59/2011/NĐ-CP Năm 2011: 19

2011-2016 Năm 2012: 20

(Giai đoạn tái Năm 2013: 77

cơ cấu) Năm 2014: 144

Năm 2015: 239 Năm 2016: 55

Tổng số 4516

Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ Bộ tài chính, 2019.

Vào tháng 2/2017, chính phủ Việt Nam đã ban hành chỉ thị giao Bộ Tài chính ban hành các quy định và thủ tục nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho việc cổ phần hóa và thối vốn khỏi các DNNN phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ thành lập một cơ quan chuyên trách để thay thế các bộ trong việc giám sát vốn nhà nước trong các DNNN, kể cả các

DNNN đã cổ phần hóa. Chỉ thị này cũng buộc các quan chức chính phủ và các lãnh đạo DNNN phải chịu trách nhiệm nếu chậm trễ trong việc cổ phần hố. Đến tháng 5/2016, chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016–2020, trong đó đặt mục tiêu cổ phần hoá thêm 137 DNNN đến năm 2020, hầu hết là các doanh nghiệp lớn. Đề án cũng nhấn mạnh kế hoạch thực hiện các khoản thối vốn trị giá ít nhất 250 ngàn tỷ đồng khỏi các DNNN được cổ phần trong thời gian này. Cũng trong tháng 5/2016, Hội nghị Trung ương V đã ban hành một nghị quyết về tái cấu trúc các DNNN, một lần nữa nhấn mạnh nhiệm vụ đẩy mạnh q trình cổ phần hố và thoái vốn khỏi các DNNN. Cụ thể, nghị quyết đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ CPH hầu hết các DNNN

Tính đến hết q 2/2019, vẫn cịn 622 doanh nghiệp chưa thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khốn (Bộ tài chính, 2019). Bộ Tài chính đã tiếp tục rà soát, bổ sung 158 doanh nghiệp vào danh sách các doanh nghiệp cổ phần hóa phải thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khốn. Như vậy, đến nay cịn 780 doanh nghiệp cổ phần hóa phải thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán.

4.1.3. Phát triển kinh tế tƣ nhân

Nhận thức lợi ích quan trọng của tiến trình tự do hóa kinh tế đối với phát triển kinh tế xã hội, chính phủ Việt Nam cố gắng tạo dựng một mơi trường thơng thống cho các hoạt động kinh tế, đặc biệt đối với hoạt động kinh tế tư nhân. Chính phủ xây dựng và công bố nhiều luật để hỗ trợ cho sự phát triển của tư nhân. Năm 1990, Việt Nam ban hành Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp Tư nhân. Năm 1999, Việt Nam ban hành Luật Doanh nghiệp, luật này tiếp tục được sửa đổi năm 2004 và 2014. Có thể nói, Luật Doanh nghiệp đã mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp, hỗ trợ khu vực tư nhân thốt khỏi ràng buộc thủ tục hành chính bất hợp lý, tạo động lực phát triển kinh tế.

Trong giai đoạn đầu khi mới ban hành luật, các quy định và điều kiện gia nhập thị trường cịn phức tạp nên chi phí thành lập doanh nghiệp rất tốn kém. Do đó, để tạo tiền đề thuận lợi cho các doanh nghiệp thành lập và phát triển, chính phủ Việt Nam liên tục sửa đổi luật theo hướng đơn giản thủ tục hành chính, hỗ trợ các

doanh nghiệp có thể dễ dàng tham gia thị trường. Đây là một trong những định hướng chính sách quan trọng giúp củng cố thể chế kinh tế thị trường tại Việt Nam. Sự ra đời của Luật doanh nghiệp giúp quyền tự do kinh doanh của người dân Việt Nam chính thức được cơng nhận, quyền sở hữu tư nhân của các doanh nghiệp được bảo vệ. Luật Doanh nghiệp đưa ra những cải cách mạnh mẽ về thủ tục đăng ký kinh doanh, loại bỏ vô số rào cản kinh doanh và thúc đẩy sự đổi mới trong tư duy của các cơ quan Nhà nước.

Trước năm 1990, Việt Nam khơng có doanh nghiệp tư nhân đăng ký chính thức vì hệ thống luật pháp thời điểm đó khơng cho phép doanh nghiệp tư nhân đăng ký kinh doanh. Năm 1991, doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của Việt Nam được thành lập sau khi Luật Doanh nghiệp Tư nhân và Luật Công ty được ban hành năm 1990. Năm 1999, Việt Nam có 14.500 doanh nghiệp tư nhân được thành lập. Số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh sau khi Luật Doanh nghiệp được thơng qua năm 2000. Năm 2017, Việt Nam có hơn 1 triệu doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân được đăng ký. Tỷ lệ doanh nghiệp trên 1000 người dân tăng lên là 10 doanh nghiệp trên 1000 người vào năm 2017. Luật Doanh nghiệp đã dỡ bỏ nút thắt cổ chai và phát huy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp của người dân Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam kỳ vọng vào sự phát triển của khu vực tư nhân. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển bền vững khu vực tư nhân nhấn mạnh yêu cầu tập trung vào chất lượng phát triển và hiệu quả hoạt động của khu vực tư nhân. Nghị quyết đề ra mục tiêu 1 triệu các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân đang hoạt động vào năm 2020 và 2 triệu vào

Một phần của tài liệu LA TranAnhDuc (Trang 120 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w