6. Cấu trúc của luận văn
3.1. Quy trình bảo dưỡng
3.1.1. Quy trình sửa chữa
a. Mục đích
Đưa thiết bị hư hỏng hoặc bị sự cố trở lại hoạt động bình thường, đảm bảo cho hệ thống thiết bị luôn ở trạng thái vận hành tốt.
b. Phạm vi ứng dụng:
Đối tượng áp dụng: áp dụng cho việc kiểm tra sửa chữa, thay thế phụ tùng cho các thiết bị gặp sự cố hoặc hư hỏng trong quá trình sản xuất của nhà máy.
Trách nhiệm áp dụng: Phòng cơ điện - tự động hố (CĐ - TĐH); Xưởng bảo dưỡng cơ khí hiện trường (CKHT); Xưởng bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện; Xưởng bảo dưỡng hiện trường điều khiển - tự động hoá (ĐK - TĐH); Xưởng bảo dưỡng gia cơng cơ khí (GCCK); Xưởng Amôniăc; Xưởng Urê; Xưởng phụ trợ; Xưởng sản phẩm; Ban giám đốc nhà máy; Phịng an tồn - sức khoẻ - môi trường; Phòng kế hoạch vật tư nhà máy.
c. Các dạng sửa chữa chính:
* Sửa chữa ở cấp độ nhỏ:
- Xưởng tự động hoá: Sửa chữa các Transmitter, Sensor, thermalwell, các loại van điều khiển, hệ thống đóng bao, thay thế sửa chữa offline, các hệ thống Automation…Các công việc thực hiện trên thiết bị hoặc cụm thiết bị mà có thể dừng hoặc bypass tín hiệu nhưng khơng gây ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến hoạt động sản xuất của nhà máy.
- Xưởng điện: Sửa chữa hệ thống chiếu sáng, các nguồn ổ cắm, nguồn auxilary, bảo vệ catôt, tiếp địa, chống sét, các thiết bị điện hạ thế, các động cơ công suất nhỏ, thay thế offline các hệ thống điều khiển hoặc các khay (đóng, cắt) cung cấp địên cho động cơ…
- Xưởng cơ khí hiện trường: Các hành động liên quan đến tháo dỡ các thiết bị động dùng động cơ hạ thế, các loại thiết bị tĩnh, các loại van tay, xử lí rị rỉ, cân tâm. Các công việc sửa chữa, thay mới một số chi tiết, cơng việc có tính chất đơn
giản…thực hiện trên thiết bị hoặc cụm thiết bị được cô lập mà không gây ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến hoạt động sản xuất của nhà máy.
* Sửa chữa ở cấp độ lớn
- Các công việc ảnh hưởng đến dừng máy
- Các cơng việc có khối lượng lớn, phức tạp, liên quan đến cơng nghệ, an tồn cho con người, thiết bị và môi trường hoặc ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhà máy.
- Các hành động liên quan đến thiết bị lớn như máy nén, Steam Turbine, Gas Turbine Generator, Các máy biến áp lực, các máy phát khẩn cấp…
- Các công việc yêu cầu phối hợp giữa các xưởng bảo dưỡng: xưởng điện, xưởng cơ khí hiện trường, xưởng điều khiển - tự động hoá do chưa xác định rõ nguyên nhân gây hư hỏng của thiết bị.
- Thay đổi thiết kế, thi cơng các cơng trình cải tạo – nâng cấp các hạng mục trong nhà máy, thi cơng cơng trình ngầm.
- Sửa chữa, thay thế online các hệ thống điều khiển điện (ESC) hoặc hệ thống MV switchboard, MCC phân phối đện của nhà máy, hệ thống nguồn UPS và các rơle bảo vệ.
d. Các bước thực hiện công việc:
Bước 1: u cầu cơng việc:
- Trong q trình vận hành/ kiểm tra thiết bị, khi phát hiện sự cố và hư hỏng, các đơn vị liện quan lập yêu cầu kiểm trakhắc phục/ sửa chữa các thiết bị hư hỏng theo biểu mẫu: G5-00-C/BM 04.
- Tuỳ theo từng hạng mục, từng chuyên môn riêng mà các đơn vị yêu cầu gửi yêu cầu trực tiếp về đơn vị bảo dưỡng tương ứng.
- Sửa chữa cấp độ nhỏ : gửi đơn vị bảo dưỡng tương ứng. - Sửa chữa cấp độ lớn : gửi phòng CĐ - TĐH.
- Trường hợp đơn vị yêu cầu xử lý, sửa chữa thiết bị không xác định được hư hỏng hoặc nguyên nhân sự cố thì yêu cầu được gửi về phòng CĐ - TĐH để xử lý.
Bước 2: Khảo sát, dự kiến công việc sửa chữa, vật tư nhân công, máy thi
công:
Sau khi nhận được phiếu yêu cầu sửa chữa, đơn vị được yêu cầu khảo sát và dự kiến công việc sửa chữa, vật tư nhân công và máy thi công theo biểu mẫu G5- 00-C/BM 04 mà đơn vị yêu cầu gửi.
Hình 3.1. Sơ đồ các cấp độ sửa chữa
Bước 3: Lập phương án:
- Sau khi khảo sát và đưa ra dự kiến công việc sửa chữa, vật tư nhân công và máy thi công, đơn vị được yêu cầu đánh giá mức độ và quy mô công việc. Đối với các trường hợp sửa chữa ở cấp độ nhỏ, đơn giản thì đơn vị được yêu cầu chịu trách
nhiệm xử lý và sửa chữa. Đối với các trường hợp sửa chữa ở cấp độ lớn, công việc phức tạp thì chuyển giao cơng việc này cho phịng CĐ - TĐH xử lý.
- Trong quá trình triển khai xây dựng phương án theo phiếu yêu cầu công việc, nếu nhận thấy khả năng của nhà máy không thể thực hiện được toàn bộ hay một phần của phương ánthì phịng CĐ - TĐH lập đầu bài thuê dịch vụ bên ngoài theo quy định quản lý và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật G7-00-QTHĐ-01.
- Trong quá trình lập phương án, phòng CĐ - TĐH phải tiến hành kiểm tra vật tư và đặt hàng gấp ( nếu khơng cịn vật tư), biểu mẫu áp dụng: các phiếu yêu cầu vật tư theo quy trình G7-00-QTVT-01.
- Tùy theo mức độ sửa chữa nhỏ hoặc lớn, cần phối hợp với các đơn vị khác hay không, đơn vị được yêu cầu sẽ tiến hành theo trình tự dưới đây:
a. Đối với các trường hợp sửa chữa ở cấp độ nhỏ, đơn giản:
- Xưởng bảo dưỡng nhận yêu cầu công việc có trách nhiệm chuẩn bị nhân công, xác nhận vật tư và máy thi công cần sử dụng, chịu trách nhiệm bố trí, giao việc cho nhân viên của đơn vị mình thực hiện mà không cần lập phương án. Đồng thời, khi cần các đơn vị khác hỗ trợ thì lập theo phiếu phân công và bàn giao công việc, biểu mẫu G5-00-C/BM 13.
- Đối với các hạng mục cơng việc có tính chất đặc thù (như thay thế offline các hệ thống Automation, sửa chữa - thay thế offline các hệ thống điều khiển điện hoặc hệ thống đóng/ cắt/ cung cấp điện) thì đơn vị thực hiện cơng việc sửa chữa ban hành hướng dẫn cơng việc đó.
- Tất cả các biểu mẫu, phiếu yêu cầu, phiếu phân công, hướng dẫn cơng việc do thủ trưởng đơn vị kiểm sốt và xác nhận.
b. Đối với các trường hợp sửa chữa ở cấp độ lớn, công việc phức tạp: - Phòng CĐ - TĐH trực tiếp nhận yêu cầu cơng việc từ các đơn vị.
- Phịng CĐ - TĐH / Phòng KT CNSX phối hợp với các bên lập phương án xử lý theo biểu mẫu phương án sửa chữa thiết bị G5-00-C/BM 21.
Các biểu mẫu áp dụng khác : G5-00-C/BM 11, 12, 13, 14, 20.
Bước 4: Xem xét, phê duyệt:
- Sau khi hồn thành cơng tác lập phương án, phòng CĐ - TĐH trình Ban Giám đốc Nhà máy xem xét phê duyệt…Nếu phương án không phù hợp (có kèm theo lý do cụ thể), sẽ được trả về phòng CĐ - TĐH để chỉnh sửa lại.
- Đối với các công việc sửa chữa ở cấp độ nhỏ khơng cần lập phương án thì khơng phải thực hiện bước này mà triển khai thực hiện bước thứ 5.
Bước 5: Lập phiếu yêu cầu cấp phát vật tư, lập yêu cầu máy thi cơng hoặc
th ngồi:
Đơn vị được u cầu lập phiếu yêu cầu cấp phát vật tư, lập u cầu máy thi cơng hoặc th ngồi (nếu cần), biểu mẫu áp dụng: các phiếu yêu cầu vật tư theo quy trình G7-00-QTVT-01. Việc xác nhận yêu cầu vật tư và máy thi công cần được thống nhất giữa đơn vị sửa chữa và phòng CĐ - TĐH.
Bước 6: Thực hiện công việc sửa chữa:
- Đối với công việc không cần phương án: Đơn vị sửa chữa chịu trách nhiệm về kỹ thuật tháo lắp và an toàn cho thiết bị cũng như nhân viên của đơn vị mình quản lý. Khi có nhu cầu thay thế vật tư hoặc th máy thi cơng từ bên ngồi, đơn vị bảo dưỡng có trách nhiệm thơng báo và thống nhất với phòng CĐ - TĐH việc lập phiếu yêu cầu cấp phát vật tư.
- Đối với các cơng việc cần có phương án: Trong q trình thực hiện phương án, phòng CĐ - TĐH sẽ cử cán bộ kỹ thuật làm đầu mối giám sát theo phương án đã được phê duyệt. Đơn vị sửa chữa chịu trách nhiệm về kỹ thuật tháo lắp cân chỉnh và an toàn cho thiết bị cũng như nhân viên của đơn vị mình quản lý.
- Đơn vị thực hiện chính xin giấy phép cho tồn bộ cơng việc, các giấy tờ liên quan theo biểu mẫu trong quy trình G6-00-QTAT-002.
- Mỗi đơn vị bảo dưỡng, sau khi kết thúc bước thực hiện cơng việc của mình thì phải có trách nhiệm thơng báo cho đơn vị tiếp theo theo như phương án/ phiếu phân công và bàn giao cơng việc và đơn vị thực hiện chính biết. Đơn vị tiếp theo có trách nhiệm sẵn sàng để thực hiện phần việc tiếp theo.Biểu mẫu G5-00-C/BM 21, 13.
- Trong q trình triển khai phương án, nếu có sự cố của thiết bị khác xảy ra thì phịng CĐ - TĐH sẽ quyết định xử lý sự cố ưu tiênvà thông báo cho các đơn vị đang phối hợp để tạm dừng công việc và báo lại khi phương án được tiếp tục.
- Trong quá trình thực hiện phương án, nếu có hạng mục phát sinh cần thuê đơn vị bên ngồi thì đơn vị thực hiện chuyển u cầu th ngồi của hạng mục này tới phịng CĐ - TĐH để xử lý theo quy trình quản lý và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật G7-00-QTHĐ-01. Sau khi đơn vị bên ngoài thực hiện xong, phịng CĐ - TĐH sẽ bàn giao xử lý cơng việc tiếp cho đơn vị yêu cầu thuê.
- Trong q trình thực hiện phương án, nếu có vấn đề kỹ thuật phát sinh ngồi phương án thì đơn vị đang thực hiện phải thơng báo cho phịng CĐ - TĐH để tổ
chức họp bàn và thống nhất lại phương án (ghi vào biên bản nhanh đính kèm phương án cũ).
- Trong quá trình sửa chữa, nếu cần gia cơng chế tạo thì thực hiện các bước trong Quy trình gia cơng chế tạo, lắp đặt G5-00-QT-03.
- Trong quá trình sửa chữa, khi có nhu cầu thay thế vật tư hoặc thuê máy thi cơng từ bên ngồi, đơn vị bảo dưỡng có trách nhiệm thơng báo và thống nhất với phịng CĐ - TĐH việc lập phiếu yêu cầu cấp phát vật tư.
- Sau khi thiết bị đã được sửa chữa xong, các xưởng bảo dưỡng sẽ phối hợp lắp đặt dưới sự hỗ trợ của đơn vị vận hành (nếu cần).
Bước 7: Yêu cầu chạy thử:
- Sau khi kết thúc tồn bộ hạng mục cơng việc (dựa trên xác nhận hoàn thành từng hạng mục trong phương án/ phiếu phân công và bàn giao công việc), đơn vị chịu trách nhiệm chính sẽ lập phiếu yêu cầu chạy thử với đơn vị vận hành. Tuy nhiên tuỳ theo từng trường hợp, đơn vị này có quyền yêu cầu các đơn vị liên quan tham gia đo đạc thông số hoặc giám sát trong quá trình chạy thử. Biểu mẫu áp dụng: biểu mẫu yêu cầu chạy thử/ nghiệm thu/ bàn giao G5-00-C/BM 52.
- Nếu kết quả không đạt, các đơn vị liên quan thực hiện lại bước 6. Sau khi thực hiện lại bước 6 chạy thử vẫn khơng đạt thì các đơn vị liên quan thực hiện lại từ bước 3.
Bước 8: Nghiệm thu, bàn giao:
- Đối với các công việc cấp độ nhỏ, nếu kết quả đạt yêu cầu thì đơn vị thực hiện chạy thử sẽ thực hiện công việc bàn giao thiết bị cho đơn vị chủ quản thiết bị bằng việc kết thúc giấy phép làm việc.
- Đối với các công việc cấp độ lớn, phòng CĐ - TĐH sẽ đại diện thực hiện công việc nghiệm thu bàn giao theo biểu mẫu phiếu yêu cầu chạy thử/ nghiệm thu/ bàn giao G5-00-C/BM 52.
Bước 9: Lập phiếu sửa chữa và trả vật tư cũ:
- Sau khi nghiệm thu, bàn giao thiết bị cho đơn vị vận hành, đơn vị thực hiện chính sẽ phối hợp với phịng CĐ - TĐH ghi phiếu sửa chữa/ khắc phục sự cố thiết bị, biểu mẫu G5-00-C/BM 22. Mục đích việc lập phiếu sửa chữa nhằm ghi nhật ký sửa chữa, lưu hồ sơ quản lý thiết bị, xác nhận vật tư, máy thi công đã thực tế sử dụng làm cơ sở cho việc lập phiếu quyết toán vật tư, xác nhận giờ thuê máy thi công.
- Vật tư sau khi được thay thế cần được trả về phòng KHVT quản lý. Vật tư trả về kho cần được phân loại ngay khi trả : đề nghị thanh lý hoặc phục hồi để tái sử dụng.
Bước 10: Lập phiếu quyết toán vật tư đã sử dụng:
Phiếu này sẽ do đơn vị yêu cầu cấp phát vật tư thực hiện ghi phiếu. Biểu mẫu áp dụng: phiếu Bảng quyết toán vật tư sau sửa chữa, bảo dưỡng G5-00-C/BM 23.
Bước 11: Lưu hồ sơ:
- Sau khi hồn thành tồn bộ cơng việc, các đơn vị bảo dưỡng bàn giao bản sao hồ sơ sửa chữa về phòng CĐ - TĐH.
- Riêng phiếu yêu cầu chạy thử/ nghiệm thu/ bàn giao thiết bị, đơn vị chủ quản sẽ lưu trữ bản gốc, các đơn vị liên quan lưu bản copy.
- Phòng CĐ - TĐH lưu trữ phiếu sửa chữa và đưa vào nhật ký sửa chữa máy nhằm mục đích theo dõi tình trạng thiết bị phục vụ việc lập phương án và lập kế hoạch vật tư. Các xưởng bảo dưỡng lưu để theo dõi tình trạng thiết bị.
- Đối với các công việc sửa chữa ở cấp độ nhỏ, đơn vị yêu cầu và đơn vị được yêu cầu lưu hồ sơ.