chỉ đạo của Cục Thuế, Tổng cục Thuế, UBND tỉnh, UBND Thành phố.
Tổ chức triển khai thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành để đưa chính sách vào cuộc sống; đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hố cơng tác thuế theo đúng lộ trình của Bộ Tài chính, kế hoạch của Tổng cục Thuế.
3.3. Giải pháp tăng cƣờng quản lý thuế của Chi cục Thuế TP Hạ Long đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch
3.3.1. Hiện đại hóa cơng tác tun truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế
3.3.1.1. Căn cứ pháp lý
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế;
Quyết định số 745/QĐ-TCT ngày 20/04/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.
Việc sửa đổi Luật Quản lý thuế xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng; Tạo hành lang pháp lý cho hiện đại hóa ngành thuế; Áp dụng rộng rãi thuế điện tử, đáp ứng tốt yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính, cải cách hiện đại hóa ngành thuế theo hướng công khai, minh bạch, hiệu quả hơn. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác bảo vệ lợi ích, thu hút đầu tư và nâng cao sức cạnh tranh của DN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
3.3.1.2. Nội dung cụ thể của giải pháp
Lựa chọn, bố trí nhân sự và nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Trong cơng tác này, địi hỏi người cán bộ phải nắm vững vàng các kiến thức về thuế, về kinh tế, các quy định của pháp luật về thuế và phải xử lý đúng đắn các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn, đồng thời trong quá
trình làm việc địi hỏi phải có sự kiên trì, khéo léo nhất định. Do vậy, cần phải lựa chọn, sắp xếp, bố trí các cán bộ có đầy đủ năng lực, tố chất nói trên cho cơng tác này.
Hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật làm việc: Việc tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế có thể thực hiện trên nhiều kênh, nhiều nguồn thông tin khác nhau, cán bộ thuế phải khai thác các thông tin cần thiết để phục vụ cho cơng tác của mình đồng thời q trình thực hiện cần phải có sự lưu trữ, kiểm tra để nâng cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ thuế. Chính vì vậy, đối với cơng tác này cần phải được trang bị hệ thống thiết bị đầy đủ, phù hợp mới có thể nâng cao được hiệu quả và chất lượng công tác được.
- Công bố các thủ tục về thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, đài truyền hình) và tại các trụ sở cơ quan thuế để người nộp thuế biết và thực hiện, đồng thời giám sát việc làm của cơ quan thuế.
Đa dạng các hình thức tun truyền; hồn thiện quy trình hỗ trợ người nộp thuế; phối hợp đồng bộ giữa công tác tuyên truyền, hỗ trợ với công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra thuế; mở rộng các loại hình tuyên truyền, hỗ trợ tư vấn thuế của các tổ chức phi Nhà nước; …
Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân nhân dân đối với chính sách thuế của Đảng và Nhà nước. Biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với những người dân đã cung cấp thông tin, giúp đỡ cán bộ thuế phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.
Thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn người nộp thuế thực hiện tốt Luật kế tốn, cơng tác kế tốn ở các doanh nghiệp nhằm ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Số liệu kế toán cũng là căn cứ để xác định các căn cứ tính thuế TNDN. Thực tế đã cho thấy có khơng ít các doanh nghiệp cố tình bỏ ngồi sổ sách kế tốn các khoản doanh thu, các hoạt động phát sinh, cố tình hạch tốn sai kỳ tính thuế, cố tình đưa các khoản chi khống vào sổ sách, … vì vậy việc tiếp tục đơn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác kế toán ở các doanh nghiệp là rất cần thiết cho công tác quản lý thuế TNDN. Kịp thời khen thưởng, biểu dương các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật
thuế, có số thu lớn, các cơ quan liên quan đã tích cực phối hợp với ngành thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các luật thuế tốt hơn.
Định kỳ thực hiện việc đối thoại thoại giữa cơ quan thuế với doanh nghiệp với mục đích: Nắm bắt kịp thời những vướng mắc để có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đồng thời nhắc nhở, hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện tốt cơng tác kế tốn tại doanh nghiệp; Hướng dẫn người nộp thuế thực hiện đúng các thủ tục hành chính thuế theo quy định và xác định những điểm bất hợp lý trong thủ tục hành chính thuế để có các biện pháp sửa đổi thích hợp; phát hiện các trường hợp cán bộ thuế có hành vi gây phiền hà, sách nhiễu với người nộp thuế để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời.
Tách dịch vụ tư vấn, hỗ trợ người nộp thuế khỏi chức năng quản lý hành chính thuế (quản lý, kiểm tra, thanh tra thuế) để nâng cao hơn nữa chức năng tư vấn, hướng dẫn người nộp thuế một cách khách quan. Kiện toàn đội ngũ cán bộ trong hệ thống tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế: Tuyển mới các sinh viên khá, giỏi mới ra trường được đào tạo chuyên ngành tài chính - thuế hoặc chun ngành báo chí, tun truyền, có trình độ ngoại ngữ, tin học tốt; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chun mơn cho tồn cán bộ cơng chức trong cơ quan thuế làm công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế.
Tăng cường tuyên truyền chính sách pháp luật thuế phải đi đơi với quyền lợi, nghĩa vụ của NNT, cũng như hành vi vi phạm sẽ bị xử lý. Kịp thời động viên khen thưởng NNT thuế có thành tích trong cơng tác nộp thuế, phát hiện tố cáo những hành vi vi phạm chính sách thuế đồng thời xử lý nghiêm NNT có hành vi vi phạm tạo ra sự công bằng giữa các DN, thúc đẩy hoạt động SXKD. Thực hiện tốt chính sách miễn giảm, gia hạn nộp thuế của Chính phủ đối với DN để chính sách của Nhà nước phát huy hiệu quả, thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ phát triển đối với DN và nhất là DN vừa và nhỏ. Thường xuyên tổ chức hội nghị đối thoại với NNT theo từng chủ đề, từng sắc thuế, từng đối tượng để thu hút sự quan tâm của NNT về lĩnh vực mà họ có khăn, vướng mắc cần tháo gỡ phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền hỗ trợ chính sách pháp luật thuế.
3.3.1.3. Kết quả đạt được của giải pháp
Cơng tác tun truyền, hỗ trợ chính sách, pháp luật thuế phải đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, nội dung tuyên truyền phải phù hợp với từng đối tượng nộp thuế, từng sắc thuế.
3.3.2. Hồn thiện cơng tác kê khai kế tốn thuế
3.3.2.1. Căn cứ pháp lý
- Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế;
- Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế; Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;
- Căn cứ Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số diều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013;
- Căn cứ Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế;
3.3.2.2. Nội dung cụ thể của giải pháp
Quản lý thuế từ khâu kê khai, nộp thuế đến quyết toán thuế là vấn đề quan trọng quyết định đến số thu của NSNN và thể hiện ý thức chấp hành pháp luật thuế
của doanh nghiệp cũng như hiệu quả quản lý thuế của cơ quan thuế. Các biện pháp cụ thể trong nội dung công tác này cần phải thực hiện là:
* Cải cách thủ tục hành chính thuế
- Rà sốt các quy trình, thủ tục về thuế để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế, tránh gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân nộp thuế nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế.
- Công bố các thủ tục về thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, đài truyền hình) và tại các trụ sở Chi cục thuế để người nộp thuế biết và thực hiện, đồng thời giám sát việc làm của cơ quan thuế
- Tăng cường đối thoại giữa cơ quan thuế với cơ sở kinh doanh về thủ tục hành chính thuế với mục đích: Hướng dẫn người nộp thuế thực hiện đúng các thủ tục hành chính thuế theo quy định; xác định những điểm bất hợp lý trong thủ tục hành chính thuế để có các biện pháp sửa đổi thích hợp; phát hiện các trường hợp cán bộ thuế có hành vi gây phiền hà, sách nhiễu với người nộp thuế để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời.
- Phát triển và mở rộng hoạt động của mạng lưới website các Chi cục thuế: Phối hợp với Trung tâm tin học - thống kê và các ban ngành có liên quan hồn thiện nội dung website của Chi cục thuế. Cung cấp các dịch vụ điện tử như dịch vụ kê khai thuế qua mạng, hỏi đáp qua mạng, nộp thuế... và các dịch vụ khác.
* Quản lý chặt chẽ cơng tác kê khai thuế và kế tốn thuế
Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn hình thức kê khai thuế thu nhập ổn định cả năm, nộp tờ khai tạm tính từ đầu năm, Tờ khai tạm tính được lập trên cơ sở kết quả hoạt động SXKD năm trước và khả năng, kế hoạch SXKD năm tính thuế. Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn hình thức kê khai thuế thu nhập tạm tính hàng quý, Tờ khai tạm tính được lập trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh quý trước, các khoản lỗ, lãi quý trước chuyển sang và kế hoạch sản xuất kinh doanh quý. Vì số liệu trên tờ khai chủ yếu là các số liệu ước tính, khơng hồn tồn chính xác dẫn đến số thuế nộp của doanh nghiệp cũng là số ước tính. Vì thế để có số thuế nộp trong phù hợp hơn với tình hình SXKD thực tế, việc nhận, kiểm tra, quản lý tốt tờ khai
tạm tính thuế TNDN của các doanh nghiệp là rất quan trọng. Đối với nội dung này, yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp phải nộp tờ khai đúng thời hạn quy định, kê khai rõ ràng, cụ thể bám sát với khả năng hoạt động SXKD thực tế của mình và phải giải trình đầy đủ các yêu cầu của cơ quan thuế. Yêu cầu đặt ra với cơ quan thuế phải rà soát rủi ro từ hồ sơ khai thuế GTGT hàng tháng, rủi ro từ hồ sơ khai thuế TNDN tạm nộp hàng quý và thực hiện kiểm tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro; phân tích, đánh giá lựa chọn chính xác đối tượng cần thanh tra, kiểm tra thuế.
Để đảm bảo các yêu cầu nói trên, ngay từ đầu năm, cơ quan thuế phải đôn đốc thường xuyên các doanh nghiệp thực hiện lập báo cáo quyết toán thuế đồng thời lập tờ khai thuế TNDN của năm tính thuế, tránh tình trạng các doanh nghiệp nộp dồn vào thời điểm gần hết hạn nộp. Đối với các doanh nghiệp có các biểu hiện sai sót, nhầm lẫn trong các năm trước, cơ quan thuế cần phải theo dõi chặt chẽ quá trình lập tờ khai thuế TNDN của họ. Cơ quan thuế có thể gửi các nội dung đề nghị giải trình trước cho doanh nghiệp để doanh nghiệp chủ động nộp lại bản giải trình cùng với tờ khai vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo cơ quan thuế có thể nắm được những vấn đề cần thiết trong việc kê khai của doanh nghiệp. Khi nhận tờ khai, cơ quan thuế phải xem xét, phân loại tờ khai, yêu cầu doanh nghiệp chỉnh sửa những sai sót hoặc u cầu giải trình thêm các chỉ tiêu một cách chi tiết hơn, … Đồng thời có thể lựa chọn, xác định các trường hợp nghi vấn để thực hiện đôn đốc, kiểm tra sâu sát thường xuyên hơn, hạn chế các gian lận, thiếu sót có thể xảy ra.
Trường hợp ấn định thuế, cơ quan thuế cần phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện tốt việc điều tra, ấn định doanh số theo đúng quy trình quản lý thuế, đảm bảo số thuế ấn định được sát đúng với tình hình sản xuất, kinh doanh thực tế. Cơ quan thuế cần xây dựng mức ấn định thuế phù hợp để áp dụng cho những đơn vị không thực hiện đầy đủ các chứng từ sổ sách kế tốn có mức ấn định chung để đảm bảo sự cơng bằng về việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Phối hợp bộ phận tuyên truyền – hỗ trợ người nộp thuế để nâng cao chất lượng tờ khai thuế, giảm thiểu việc điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Đơn giản hóa các mẫu khai đăng ký thuế, bỏ bớt những thơng tin trùng lắp: ví dụ danh sách thành viên góp vốn đã có trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Tích cực phối hợp có hiệu quả với các sở, ngành có liên quan rà soát người nộp thuế đang hoạt động, ngừng, nghỉ kinh doanh, bỏ địa chỉ kinh doanh đảm bảo tổ chức, cá nhân có kinh doanh đều được quản lý thuế.
Thường xuyên rà sốt, đơn đốc người nộp thuế kê khai, nộp thuế kịp thời vào NSNN, phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.
Thực hiện giải quyết hồ sơ hoàn thuế chặt chẽ, đúng quy định, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. Phối hợp với các phòng Kiểm tra thuế xử lý và nhập ứng dụng đối với các hồ sơ kiểm tra trước, hoàn thuế sau, đảm bảo yêu cầu của Chi cục Thuế đề ra.
Mở rộng nộp thuế điện tử 100% cho các DN trên địa bàn theo đúng kế hoạch và lộ trình của Tổng cục Thuế.Rà soát, xử lý đối với trường hợp NNT bỏ địa chỉ kinh doanh, giải thể không thực hiện các thủ tục theo qui định.
3.3.3.3. Kết quả đạt được của giải pháp
Đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, kiểm sốt việc kê khai thuế của các tổ chức cá nhân đã đảm bảo hơn 90% NNT nộp tờ khai thuế đúng hạn, phát hiện ngay các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh, xử phạt nhằm nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế.