TITAN - ZIRCON KHU VỰC VEN BIỂN CỬA TÙNG-CỬA VIỆT
Các thành tạo sa khoáng khu vực ven biển Cửa Tùng - Cửa Việt, Quảng Trị có quy mơ khác nhau, với chiều dài hàng chục km, chiều rộng hàng trăm m đến hàng km, chiều dày tầng sản phẩm 4÷10m.
Sa khống ven biển Quảng Trị chủ yếu là quặng titan - zircon, các loại quặng sa khoáng khác như monazit, casiterit, granat, cromit…có hàm lượng nghèo ít có ý nghĩa.
Quặng titan - zircon sa khoáng phân bố ven bờ biển và chạy song song với đường bờ biển. Trầm tích chứa quặng chủ yếu có nguồn gốc biển gió tuổi Holocen muộn, giữa; các loại trầm tích khác chứa quặng nghèo. Về địa mạo, các sa khoáng ven biển chủ yếu là các dải cồn cát, đụn cát ven biển, một số ít là bãi biển hiện đại, bãi triều và các cồn cát của đường bờ biển cổ. Các trầm tích biển ở dạng đồng bằng ven biển, đồng bằng trước núi không chứa quặng.
Các thân quặng titan - zircon đều nằm lộ thiên hoặc dưới lớp phủ mỏng <0,5m, hàm lượng khống vật nặng có ích phổ biến 0,5÷1% (có nơi quặng giàu >1%) và có xu thế giảm hàm lượng theo chiều sâu. Kết quả khoan sâu trong trầm tích Đệ tứ chưa phát hiện được các thân quặng chôn vùi.
Thành phần cát quặng chủ yếu là thạch anh (93%), một ít felspat, các khống vật nặng gồm các khoáng vật titan (ilmenit, leucocen, brukit, anatas, rutil), zircon, monazit, granat, disten… đơi nơi lẫn ít mica. Trong đó khống vật có ích gồm khống vật nhóm ilmenit, zircon, monazit; giá trị nhất là zircon,
ilmenit, leucocen, brukit, anatas, rutil, monazit. Các khống vật có ích khác như vàng, caxiterit, granat… có hàm lượng nghèo ít có ý nghĩa. Quặng có cỡ hạt chủ yếu nhỏ hơn 0,2mm, trong đó độ hạt từ 0,1 ÷ 0,2mm chiếm trên 75%; thuộc loại quặng dễ tuyển trọng lực. Các loại quặng tinh ilmenit, zircon, rutil sau khi tuyển trọng lực, từ và điện đều đáp ứng yêu cầu nguyên liệu chế biến sâu và xuất khẩu.
Theo các kết quả đã nghiên cứu, đánh giá cho thấy quặng sa khoáng khu vực ven biển Cửa Tùng - Cửa Việt, Quảng Trị phân bố trải dài dọc ven biển với quy mô và hàm lượng rất khác nhau, tuy nhiên mức độ tập trung có quy mơ chủ yếu ở một số vùng. Dưới đây học viên mô tả đặc điểm địa chất, địa mạo và các thân quặng titan – zircon sa khoáng khu vực ven biển Cửa Tùng-Cửa Việt, Quảng Trị như sau:
a. Đặc điểm địa chất, địa mạo
- Trầm tích hỗn hợp biển- gió Holocen giữa (mvQ22):
Các thành tạo trầm tích hỗn hợp biển gió trong vùng là các dãy đồi cát cao, đỉnh trịn, thoải, kích thước rộng, kéo dài song song, cách đường bờ biển 2÷4km, có độ cao tuyệt đối 10÷20m, chiều dài 5÷10km, chiều rộng 500÷2.000m. Thành phần chủ yếu là cát thạch anh hạt nhỏ màu xám vàng, nâu vàng, đơi nơi lẫn ít sét chứa quặng titan - zircon sa khống cơng nghiệp. Chiều dày trầm tích 5÷10m.
Hiện nay các thành tạo trầm tích hỗn hợp biển - gió (mvQ22) ở một số nơi như Trung Giang, Gio Mỹ đã được quy hoạch khai thác quặng titan, phần còn lại đang bị q trình xâm thực bóc mịn tự nhiên.
- Trầm tích hỗn hợp biển- gió Holocen trên (mvQ23):
Ở vùng ven biển Cửa Tùng - Cửa Việt (Quảng Trị) trầm tích hỗn hợp biển - gió (mvQ23) phân bố khá rộng dưới dạng các dãy đụn cát nằm sát với đường bờ biển và mở rộng về đất liền 1÷2km với chiều dài từ Trung Giang đến Triệu Vân
khoảng 20km, độ cao 5÷7m. Thành phần trầm tích đặc trưng là cát thạch anh hạt nhỏ, đều hạt màu xám trắng, xám phớt vàng, chứa sa khoáng ilmenit, zircon từ 0,1÷1%. Chiều dày trầm tích 4÷7m, có nơi đến 10m.
Thành tạo trầm tích hỗn hợp biển - gió (mvQ23) là đối tượng chính chứa sa khống titan – zircon có giá trị cơng nghiệp.
b. Đặc điểm các thân quặng titan - zircon sa khoáng
Trên cơ sở tài liệu thu thập được kết hợp với các đới dị thường xạ đường bộ, dị thường trọng sa và kết quả khoan điều tra phát hiện, đã khoanh được 4 thân quặng 1, 2, 3, 4 (Hình 3.1). Đặc điểm các thân quặng sa khoáng như sau:
* Đặc điểm thân quặng sa khoáng số 1:
Phân bố dọc ven biển thuộc các xã Gio Hải, Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, được khống chế bởi 3 tuyến cơng trình T.601, T.609 và T.617 cách nhau 2400m, quặng nằm lộ thiên và trùng với dải dị thường xạ số 41 có cường phúng x 5ữ12àR/h.
Thân quặng nằm trong trầm tích biển - gió Holocen trên (mvQ23) có chiều dài 6,6km, chiều rộng trung bình 350m, chiều dày thân quặng thay đổi từ 1,6 đến 2m, trung bình thân quặng 1,9m với hệ số biến thiên chiều dày thân quặng là 9,4% thuộc loại rất ổn định. Hàm lượng trung bình khống vật nặng có ích 0,75% với hệ số biến thiên 86% thuộc loại biến đổi không đồng đều.
* Đặc điểm thân quặng sa khoáng số 2:
Phân bố ở tây khu vực nghiên cứu thuộc các xã Gio Hải, Gio Mỹ, Gio Thành, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, được đánh giá tỷ lệ 1:10.000, với diện tích 7km2.
Thân quặng nằm trong trầm tích hỗn hợp biển - gió (mvQ22) có thành phần chủ yếu là cát thạch anh hạt nhỏ đến trung màu xám sáng, xám vàng chứa hàm lượng khống vật nặng có ích từ 0,014% đến 2,11%; được khống chế bởi các
tuyến cơng trình khoan tay từ tuyến T.601 đến T.621 cách nhau 300÷600m. Quặng nằm lộ thiên và trùng với dải dị thường xạ số 42 có cường độ phóng xạ 5ữ21àR/h.
Thân quặng kéo dài theo phương tây bắc - đông nam từ Gio Mỹ đến Gio Thành với chiều dài lớn nhất 6720m, chiều rộng lớn nhất 1780m (T.601) hẹp nhất 360m (T.611) trung bình 1115m, chiều dày thân quặng thay đổi từ 2,3 đến 8,2m, trung bình 5,8m với hệ số biến thiên chiều dày thân quặng là 57,6% thuộc loại không ổn định; hàm lượng khống vật nặng có ích thay đổi từ 0,41÷0,80% trung bình 0,68% với hệ số biến thiên 36% thuộc loại biến đổi đồng đều.
* Đặc điểm thân quặng sa khoáng số 3:
Phân bố nằm ven biển xã Triệu An, Triệu Vân huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, được đánh giá tỷ lệ 1:10.000, với diện tích khoảng 5km2.
Thân quặng số 3 nằm trong trầm tích biển - gió Holocen trên (mvQ23), được khống chế bởi các tuyến cơng trình khoan tay từ tuyến T.632 đến T.642 cách nhau 600m, quặng nằm lộ thiên và trùng với dải dị thường xạ số 43 có cường độ phóng x 6ữ13àR/h. Thnh to trm tớch cha qung cú thnh phần chủ yếu là cát thạch anh hạt nhỏ đến trung lẫn ít sét màu xám sáng chứa hàm lượng khoáng vật nặng có ích từ 0,014% đến 1,8%, chiều dày trầm tích từ 1÷3m.
Thân quặng có chiều dài lớn nhất 4200m, chiều rộng trung bình 800m, chiều dày trung bình 2,5m với hệ số biến thiên chiều dày thân quặng là 53% thuộc loại có chiều dày khơng ổn định; hàm lượng trung bình của khống vật nặng có ích có ích 0,62% với hệ số biến thiên 37,7% thuộc loại biến đổi đồng đều.
* Đặc điểm thân quặng sa khoáng số 4:
Phân bố ở phía tây tỉnh lộ 64 thuộc địa phận các xã Triệu An, Triệu Vân huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, được khống chế bởi 3 tuyến cơng trình khoan
tay T.635, T.640 và T.645, cách nhau 1200÷2400m, quặng nằm lộ thiên và trùng với dải dị thường xạ s 44 cú cng phúng x 6ữ14àR/h.
Thân quặng nằm trong trầm tích hỗn hợp biển - gió (mvQ22), có chiều dài lớn nhất 5500m, chiều rộng trung bình 400m, chiều dày trung bình thân quặng 1,7m với hệ số biến thiên chiều dày thân quặng là 53,4% thuộc loại không ổn định, hàm lượng trung bình của khống vật nặng có ích 0,61 % với hệ số biến thiên 14,2% thuộc loại biến đổi rất đồng đều.
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp đặc điểm các thân quặng titan - zircon sa khoáng khu vực ven biển Cửa Tùng - Cửa Việt, Quảng Trị
TT Số hiệu thân quặng Vị trí phân bố Quy mơ
Đặc điểm thân khoáng Dài (m) Rộng (m) Bề dày (m) 1 1 Phân bố dọc ven biển thuộc các xã Gio Hải, Gio Mỹ, huyện Gio Linh
6600 350 1,9
Thân quặng nằm trong trầm tích biển - gió Holocen trên (mvQ23), có hàm lượng trung bình khống vật nặng có ích 0,75%. 2 2 Phân bố ở Tây vùng nghiên cứu thuộc các xã Gio Hải, Gio Mỹ, Gio Thành, huyện Gio
Linh
6900 1200 5,8
Thân quặng nằm trong trầm tích biển - gió (mvQ22), có hàm lượng trung bình của khống vật nặng có ích có ích 0,68 %.
3 3
Phân bố nằm ven biển xã Triệu An, Triệu Vân, huyện
Triệu Phong
4200 800 2,5
Thân quặng nằm trong trầm tích biển gió (mvQ23), có hàm lượng trung bình của khống vật nặng có ích có ích 0,62%.
4 4
Phân bố ở phía Tây tỉnh lộ 64 thuộc địa phận các xã Triệu
An, Triệu Vân, huyện Triệu Phong
5500 400 1,7
Thân quặng nằm trong trầm tích biển - gió (mvQ22), có hàm lượng trung bình của khống vật nặng có ích có ích 0,61 %.