PHÂN VÙNG DIỆN TÍCH TRIỂN VỌNG

Một phần của tài liệu Đặc điểm phân bố và tiềm năng tài nguyên sa khoáng titan zircon khu vực ven biển cửa tùng cửa việt, quảng trị (Trang 77 - 81)

4.1.1. Tiêu chuẩn phân vùng triển vọng

Trên cơ sở tổng hợp và phân tích các yếu tố địa chất liên quan và khống chế sa khoáng trong vùng nghiên cứu, các dấu hiệu tìm kiếm cho phép phân vùng nghiên cứu thành các diện tích có triển vọng như sau:

a. Diện tích triển vọng cấp A

Là những diện tích có triển vọng nhất về sa khoáng titan - zircon. Trong diện tích này tập trung nhiều điểm quặng, thân quặng đã được phát hiện và nghiên cứu, trong đó có những khu vực đã được nghiên cứu khá chi tiết bằng các cơng trình khoan, lấy mẫu tầng mặt…hoặc các diện tích đã được thăm dị và khai thác. Hàm lượng tổng khống vật nặng có ích nằm trong giới hạn của hàm lượng công nghiệp tối thiểu đang sử dụng đối với sa khoáng titan - zircon. Đây là những diện tích có điều kiện thuận lợi cho cơng tác thăm dị và khai thác sau này.

b. Diện tích triển vọng cấp B

Là những diện tích có mức độ nghiên cứu ít hơn so với diện tích có triển vọng (A), được xác định là có chứa sa khống titan-zircon cơng nghiệp. Diện tích triển vọng (B) có cấu trúc địa chất, các yếu tố khống chế quặng, tiền đề, dấu hiệu tìm kiếm thuận lợi và được nghiên cứu bằng các lộ trình khảo sát địa chất, một số các cơng trình khoan tay và lấy mẫu trọng sa trên mặt,…Đây là những diện tích có nhiều nét tương đồng về điều kiện địa chất và mơi trường thành tạo sa khống giống như đối với diện tích triển vọng cấp A, cần

được tiếp tục nghiên cứu quy mơ và chất lượng quặng sa khống làm cơ sở cho việc đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo.

4.1.2. Kết quả khoanh vùng diện tích triển vọng

Trên cơ sở các tiêu chuẩn nêu trên, khu vực ven biển Cửa Tùng - Cửa Việt, Quảng Trị đã khoanh định được các diện tích (khu vực) triển vọng về sa khống titan - zircon như sau:

a. Diện tích triển vọng cấp A gồm các khu vực sau:

- Khu Gio Hải: bao gồm các diện tích nằm dọc ven biển, kéo dài 12km từ xã Trung Giang, xã Gio Mỹ đến xã Gio Hải (bờ bắc Cửa Việt) đã được khảo sát trên mặt, thi cơng các cơng trình khoan tay, đo xạ đường bộ, lấy các loại mẫu nghiên cứu, đặc biệt trong diện tích triển vọng cấp A có mỏ Trung Giang, mỏ Gio Mỹ đã được thăm dò …Trên sơ đồ phân vùng triển vọng sa khoáng ven biển Quảng Trị, diện tích này được đánh số thứ tự là 1, 2. Các diện tích triển vọng cấp A phân bố trong các thành tạo trầm tích hỗn hợp biển gió tuổi tuổi Holocen giữa, muộn. Chiều dày tầng sản phẩm trung bình thay đổi từ 2m đến 5,8m. Hàm lượng trung bình các khống vật nặng có ích thay đổi 0,68÷0,75%.

- Khu Triệu Vân: thuộc địa phận xã Triệu An, huyện Triệu Phong đã được khảo sát trên mặt, thi cơng các cơng trình khoan tay, đo xạ đường bộ, lấy các loại mẫu nghiên cứu. Trên sơ đồ phân vùng triển vọng sa khoáng ven biển Quảng Trị, diện tích này được đánh số là 3, 4. Diện tích triển vọng cấp A khu Triệu Vân phân bố trong các thành tạo trầm tích hỗn hợp biển gió tuổi tuổi Holocen giữa, muộn. Chiều dày tầng sản phẩm trung bình thay đổi từ 1,7m đến 2,5m. Hàm lượng trung bình các khống vật nặng có ích thay đổi 0,61÷0,62%.

b. Diện tích triển vọng cấp B

- Khu Gio Hải: bao gồm các diện tích nằm dọc ven biển kéo dài từ xã Trung Giang, xã Gio Mỹ đến xã Gio Việt (bờ bắc Cửa Việt) đã được khảo sát

trên mặt, đã thi công một số cơng trình thi cơng khoan tay, đã được đo xạ đường bộ, lấy mẫu phân tích trọng sa. Tuy nhiên mức độ nghiên cứu còn hạn chế, mặc dù có các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm thuận lợi cho sự thành tạo sa khống. Các diện tích triển vọng cấp B được khoanh dựa vào sự phân bố của các thành tạo trầm tích hỗn hợp biển gió tuổi Holocen giữa, muộn. Chiều dày tầng trầm tích chứa quặng sa khống tuổi Holocen giữa trung bình 6m. Chiều dày tầng trầm tích chứa quặng sa khoáng tuổi Holocen trên trung bình 5m. Hàm lượng trung bình các khống vật nặng có ích thay đổi 0,34÷0,37%.

- Khu Triệu Vân: bao gồm các diện tích nằm kéo dài dọc ven biển, thuộc địa phận xã Triệu An, huyện Triệu Phong đã được khảo sát trên mặt, thi công các cơng trình khoan tay, đã được đo xạ đường bộ, lấy mẫu phân tích trọng sa. Tuy nhiên mức độ nghiên cứu cịn hạn chế, mặc dù có các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm thuận lợi cho sự thành tạo sa khoáng. Các diện tích này được khoanh dựa vào sự phân bố của các thành tạo trầm tích hỗn hợp biển gió tuổi Holocen giữa, muộn. Chiều dày tầng trầm tích biển gió chứa quặng sa khống tuổi Holocen giữa trung bình 7m. Chiều dày tầng trầm tích biển gió chứa quặng sa khống tuổi Holocen trên trung bình 6m. Hàm lượng trung bình các khống vật nặng có ích thay đổi 0,3÷0,31%.

Một phần của tài liệu Đặc điểm phân bố và tiềm năng tài nguyên sa khoáng titan zircon khu vực ven biển cửa tùng cửa việt, quảng trị (Trang 77 - 81)