2.4.1 .Phương pháp nghiên cứu ngoài trời
3.2 Các quá trình biến đổi nhiệt dịch đá vây quanh quặng chì-kẽm
Quá trình biến đổi đá vây quanh là sự thay thế - trao đổi, tái tạo khoáng vật, tạo nên một loại đá mới bền vững trong điều kiện mới. Do sự tăng cao nhiệt độ, áp suất và các đặc điểm đặc thù của dung dịch gây biến đổi (dung dịch nhiệt dịch) đã làm các khoáng vật cũ bị hịa tan, đồng thời kết đọng khống vật mới, vì thế thể tích của khống vật mới và khống vật cũ phải bằng nhau, điều này đã chứng minh các khống vật mới thường có cấu trúc giả hình của khống vật cũ.
Trong q trình trao đổi - thay thế tùy thuộc vào đặc điểm địa hóa nổi trội, sự hoạt động của các nguyên tố hóa học mà đã tạo ra các kiểu trao đổi thay thế khác nhau, được quyết định bằng các hiện tượng biến đổi cụ thể, đặc trưng cho các hiện tượng hóa lý và địa chất nhất định.
Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu và kết quả nghiên cứu thực địa tác giả nhận thấy trong khu vực nghiên cứu hiện tượng biến đổi nhiệt dịch phát triển tương đối mạnh mẽ, gồm các hiện tượng biến đổi nhiệt dịch chủ yếu sau:
Calcit hóa: calcit hóa là hiện tượng biến đổi nhiệt dịch đầu tiên ở khu vực
nghiên cứu, ở giai đoạn này đá hoa, đá vôi hạt nhỏ, đôi chỗ hạt mịn bị hoa hóa tái kết tinh tạo nên cấu trúc hạt định hướng.
Hình 3.5: Calcit hóa bị ép phiến tạo thành cấu trúc hạt tinh thể có kiến trúc định hướng
Dolomit hóa: xảy ra mạnh mẽ trong đới đá vơi bị cà nát, đá biến đổi có
mầu nâu gụ, nâu nhạt, cấu tạo loang lổ, kiến trúc hạt tự hình, nửa tự hình, hạt biến tinh thay thế, đơi chỗ cịn sót lại dấu vết của calcit.
Hình 3.6 Đá vơi bị dolomit hóa hình thành lỗ hổng tạo điều kiện cho khoáng vật quặng (q) và thạch anh (Qu) thay thế lấp đầy
Thạch anh hóa: Hiện tượng này xảy ra muộn nhất của quá trình tạo khống chúng chồng lấn lên các quá trình biến đổi nêu trên, tạo nên các ổ, đám, vi mạch, mạng mạch thạch anh, tạo các tinh thể thạch anh xâm tán hoặc khảm trên nền dolomit.
Hình 3.7 Thạch anh xâm tán trên nền dolomit