Phân loại mỏ chì-kẽm ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa chì kẽm khu vực nà tùm, bắc kạn (Trang 42 - 46)

9. Nơi thực hiện và lời cảm ơn

2.3 Phân loại khoáng sản chì-kẽm trên thế giới và Việt Nam

2.3.2. Phân loại mỏ chì-kẽm ở Việt Nam

Việc nghiên cứu phân loại các mỏ chì - kẽm ở Việt Nam đã được tiến hành từ những năm 80 của thế kỷ trước, chủ yếu là khu vực Đông Bắc Việt Nam, trên cơ sở tiếp thu, vận dụng hợp lý các kết quả phân loại quặng chì - kẽm trên thế giới (chủ yếu của các nhà địa chất Liên Xô cũ).

Cho đến nay việc phân loại các mỏ và các thành hệ quặng vẫn còn chưa thống nhất. Sau đây là một số phân loại điển hình của các nhà địa chất Việt Nam.

a, Phân loại quặng chì-kẽm của Vũ Ngọc Hải:

Vũ Ngọc Hải (1976): đã xếp các mỏ chì - kẽm miền Việt Bắc vào hai thành hệ:

- Chì-kẽm (đa kim) trong đá carbonat gồm hai kiểu quặng: pyrit- arsenopyrit-sphalerit-galenit và calcit-sphalerit-galenit lẫn thạch anh.

- Barit - đa kim gồm các kiểu: barit - sphalerit - galenit và sphalerit - galenit-barit.

Phân loại này tương đối đơn giản và chưa phản ánh tính phức tạp của quặng hóa chì - kẽm trong vùng.

b, Phân loại quặng chì - kẽm của Nguyễn Văn Chữ:

Nguyễn Văn Chữ (1981) thì chia làm hai thành hệ:

- Sphalerit-galenit-pyrit-arsenopyrit gồm bốn kiểu khoáng: Sphalerit- galenit-pyrit-arsenopyrit, sphalerit-galenit-arsenopyrit-casiterit, sphalerit- galenit chứa bạc, sphalerit-galenit-pyrit-chalcopyrit

c. Phân loại quặng chì-kẽm của Thái Quý Lâm: Thái Quý Lâm,

Vũ Ngọc Hải (1991) trên cơ sở nghiên cứu 74 mỏ và điểm quặng chì-kẽm đã phân chia 4 kiểu thành hệ quặng sau:

Sphalerit-galenit-chalcopyrit (mỏ điển hình Na Sơn).

Sphalerit-galenit-pyrit (mỏ điển hình: Chợ Điền, Chợ Đồn) Sphalerit-galenit (mỏ điển hình: các mỏ khu vựcTrảng Đà). Smitsonit-calamin-serucit là thành hệ quặng trong đới oxy hóa.

d. Phân loại quặng chì-kẽm của Nguyễn Huy Sính: Nguyễn Huy Sính

(1985) đã đề xuất phân loại quặng hóa chì - kẽm theo mơ hình “kiểu quặng hóa” và trên cơ sở nghiên cứu 160 mỏ, đã phân ra 5 kiểu quặng hóa sau:

Quặng hóa đa kim đi đơi với phức hệ xâm nhập phun trào kiểu vỏ lục địa P-T (?) kiểu Na Sơn (Tịng Bá)

Quặng hóa đa kim đi đơi với thành hệ granitoid J-K1 vỏ lục địa kiểu Chợ Điền-Ngân Sơn.

Quặng hóa đa kim đi đơi với phụ thành hệ granitoid vỏ chuyển tiếp K-P kiểu Lang Hít.

Quặng hóa Sỹ Bình là loại quặng hóa dự kiến dạng tầng.

Quặng hóa Phia Khao là loại quặng hóa gồm các đới quặng eluvi trong các phễu karst của đá cacbonat.

e. Phân loại quặng chì-kẽm của Nguyễn Văn Nhân: Nguyễn Văn Nhân

(1996) đã hoàn thiện bảng phân loại các thành hệ quặng đa kim ở Việt Nam theo đó có 7 kiểu thành hệ quặng đa kim sau:

1, Thành hệ sphalerit-galenit-casiterit (giàu Ag) đại diện là các mỏ ở khu Ngân Sơn, Tống Tinh (Bắc Kạn), Côi Kỳ (Thái Nguyên), Thượng Ấm (Tuyên Quang), Bản Ngà (Nghệ An).

2, Thành hệ sphalerit-galenit-pyrit-arsenopyrit đại diện là mỏ Chợ Điền, Chợ Đồn, Trảng Đà. Quặng hóa phân bố xung quanh khối granit phức hệ Phia Bioc.

3, Thành hệ sphalerit-galenit gồm các mỏ ở các khu vực trũng Sông Hiến phân bố trong các thành tạo carbonat xen lục nguyên tuổi Devon xa các khối xâm nhập.

4, Thành hệ galenit-sphalerit có sulphasol Pb-Sb gồm các mỏ khu vực Tú Lệ liên quan đến các đá phun trào loạt basalt-liparit tuổi Jura-Creta.

5, Thành hệ thạch anh-galenit chứa Au-Ag gồm các mỏ ở Nam Việt Nam (Tiên Thuận, An Khê, Gia Bắc). Các mạch quặng đa kim phân bố trong khối granit.

6, Thành hệ pyrit-sphalerit-galenit chalcopyrit gồm các mỏ lưu vực Sông Đà, khu vực Đức Bố (Quảng Nam-Đà Nẵng) còn gọi là các thành hệ đa kim chứa đồng. 7, Thành hệ skarn galenit-sphalerit gồm các mỏ ở Bản Chiềng, Kẻ Tằng (Nghệ An) phân bố ở tiếp xúc với khối granit phức hệ Sông Chu-Bản Chiềng.

f. Phân loại quặng chì-kẽm của các nhà địa chất khác:

Nguyễn Văn Học (1995), trên cơ sở phân tích thành hệ quặng cũng đã phân chia ra các kiểu thành hệ quặng chì-kẽm khu vực Việt Bắc thành 4 kiểu thành hệ:

1. Thành hệ sphalerit-pyrit-galenit-chalcopyrit trong đá lục nguyên carbonat xen phun trào acit kiềm.

2. Thành hệ sphalerit-pyrit-galenit-casiterit trong đá lục nguyên carbonat. 3. Thành hệ sphalerit-pyrit-galenit- arsenopyrit trong đá carbonat lục nguyên.

4. Thành hệ sphalerit-galenit trong đá carbonat

Phân loại này có nhiều tính hợp lý nhưng chưa bao quát hết các loại quặng chì-kẽm đã được phát hiện, ví dụ quặng chì-kẽm-barit khá phổ biến trong khu vực Tuyên Quang, Thái Nguyên... chưa được xếp vào kiểu thành hệ nào.

Trần Văn Trị, Thái Quý Lâm, Phan Cự Tiến (2000), trên cơ sở dấu hiệu nguồn gốc và đá vây quanh đã phân quặng đa kim theo loại hình và kiểu quặng như sau:

Quặng chì-kẽm trong các đá lục nguyên-carbonat gồm 3 kiểu quặng: - Kiểu sphalerit-galenit-pyrit (kiểu Chợ Đồn)

- Kiểu galenit-sphalerit (kiểu Lang Hít) - Kiểu galenit-barit (kiểu Lục Ba)

Quặng chì-kẽm nguồn gốc phong hóa trong các phễu karst có kiểu khống smitsonit-zinkit-serucit (kiểu Phia Khao)

Quặng chì-kẽm trong các thành hệ trầm tích- phun trào gồm các kiểu: + Kiểu galenit-sphalerit-chalcopyrit-pyrotin (kiểu Na Sơn)

+ Kiểu chalcopyrit-galenit-sphalerit (kiểu Sơng Đà) + Kiểu galenit-sphalerit (kiểu Tú Lệ)

Quặng chì-kẽm liên quan đến đá xâm nhập.

Dương Đức Kiêm và nnk (2003) trên cơ sở nghiên cứu bối cảnh kiến tạo đã xếp các thành hệ quặng đa kim ở Bắc Việt Nam vào những thành hệ quặng của chu kỳ kiến tạo-sinh khoáng Yến Sơn (Yanshan) với các thành hệ quặng đa kim sau:

- Thành hệ galenit-sphalerit-chalcopyrit. Điển hình là các mỏ ở khu vực Na Sơn.

- Thành hệ galenit-sphalerit-pyrit trong đá carbonat bao gồm các mỏ quặng đa kim phân bố ở khu vực Chợ Đồn - Chợ Điền.

- Thành hệ galenit-barit bao gồm các mỏ điểm quặng phân bố ở khu vực Sơn Dương, Đạo Viện (Tuyên Quang)

- Thành hệ đa kim chứa thiếc gồm các mỏ chì-kẽm phân bố trong nếp lồi Ngân Sơn

- Thành hệ sphalerit-galenit gồm các điểm quặng phân bố ở khu vực Lang Hít (Thái Nguyên).

Một số nhà địa chất (Trần Văn Dương, Ratkin V.V. - 1989, 1991; Trần Trọng Hòa - 2000, 2004; Đỗ Quốc Bình - 2005, 2009; ...) khi nghiên cứu những khu vực mỏ cụ thể đã có những đối sánh với phân loại quặng chì-kẽm trên thế giới và đưa ra kiểu mỏ nhiệt dịch-trầm tích hay trầm tích thốt khí (SEDEX-Sedimentary Exhalative).

2.4 Phương pháp nghiên cứu

Để có những nhận thức đúng đắn về đặc điểm quặng hóa chì - kẽm một cách khoa học cần phải kết hợp chặt chẽ các phương pháp trong tổ hợp phương pháp nghiên cứu địa chất - khoáng sản. Trong quá trình làm luận văn, tài liệu sử dụng được tổng hợp từ kết quả của các phương pháp nghiên cứu sau:

Một phần của tài liệu Đặc điểm quặng hóa chì kẽm khu vực nà tùm, bắc kạn (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)