Ngôn ngữ giàu nhạc cảm

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) dạy học văn bản đàn ghi ta của lorca (thanh thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm (Trang 28 - 32)

“Thơ là nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm cứu cánh” (Jakobson). Đó là thứ ngơn ngữ được chưng cất cơng phu vì “bài thơ là tổ chức ở trình độ cao của ngơn ngữ, một tổ chức chặt chẽ và tinh tế của ngơn ngữ”. Hình ảnh và ngơn ngữ là hai yếu tố quan trọng nhất góp phần tạo nên vẻ đặc sắc trong thơ và Thanh Thảo là nhà thơ đã biết lựa chọn ngơn ngữ, hình ảnh giản dị thân thuộc nhưng khơng lối mịn, gây nhàm chán mà thổi hồn vào nó bằng cách tạo ra những khoảng lặng của ngơn từ để gợi mở được những rung động sâu xa trong lòng người đọc.

Thanh Thảo từng nói: Tơi rất sợ bài thơ của mình được liên tưởng với hình ảnh một ca sĩ (hay hát rong) ôm đàn ghi-ta hát vang lên trong nhà hát hay giữa phố đơng người. Đúng như Verlaine nói, thơ trước hết là nhạc, nhưng đó là “nhạc của thơ” chứ

khơng phải âm nhạc bảy nốt hay ngũ cung bát âm. Về nhạc tính trong bài thơ này thì như

tơi đã nói, chính nhạc tính trong nhiều bài thơ Lorca đã dẫn dắt tôi khi viết bài thơ này. Và tôi muốn dùng lại một số hình ảnh (dĩ nhiên đã biến cải) cũng như mơ hồ một vài theme (đề tài) nhạc trong thơ Lorca khi viết bài này. Tơi nghĩ, ở mức độ nào đó, mình đã làm được điều mình muốn. Cũng như nhiều bài thơ ngắn khác của tôi, bài “Đàn ghi-ta của Lorca” được viết liền một mạch, trong một khoảng thời gian rất ngắn, sau khi ngồi chơi và đàm đạo về thơ Lorca với vài người bạn tâm đắc. “Thi trung hữu nhạc” là một định đề quen thuộc của thi ca muôn thủa. Trong bài thơ này tác giả đã kết hợp tài tình cách diễn tả đặc hữu của văn học là ngơn ngữ với cách diễn tả mạng tính chất ám gợi huyền hồ của âm nhạc. Thanh Thảo biến cấu trúc của một bài thơ bình thường thành cấu trúc của một bản nhạc ngắn với cách sử dụng ngôn ngữ thơ gián cách, giản lược tối đa các quan hệ từ khiến câu chữ chứa đựng nhiều khoảng trống tạo sự đa nghĩa, tầng sâu suy tư từ người đọc.

Nhạc tính trong thơ Thanh Thảo khơng chỉ bắt nguồn từ thể thơ tự do, cách ngắt nhịp khoáng đạt với những trường đoạn và câu thơ ngắn dài linh hoạt mà cịn bởi cách sắp xếp các hình ảnh nhạc tính là một trong những yếu tố làm nên chất thơ của thi phẩm. Trong dòng chảy giao hòa giữa thơ ca và âm nhạc, Thanh Thảo đã góp vào thơ Việt những bản nhạc ngôn từ.

Tây Ban Nha Hát nghêu ngao Bỗng kinh hoàng Áo choàng bê bết đỏ Lorca bị điệu về bãi bắn Chàng đi như người mộng du

Được cấu tạo bởi các đơn vị âm thanh và chứa đựng những đặc tính thanh học như cao độ, cường độ, trường độ… thế nên, ngôn ngữ tự thân đã âm vang giai điệu. Là loại hình nghệ thuật lấy ngơn ngữ làm chất liệu, văn học khai thác các yếu tố ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp tùy thuộc vào đặc trưng của từng thể loại. Nếu như trong văn xi, các tác giả ít khi chú ý đến nhạc tính của ngơn ngữ thì với người làm thơ, các yếu tố đó đã được tổ chức có dụng ý để hình thành nhạc điệu cho từng thi phẩm, tạo nên sự cộng hưởng nhiều chiều giữa ngữ âm và ngữ nghĩa.

Ở thi phẩm “Đàn ghi ta của Lorca” Thanh Thảo làm xao động lòng người bởi lối phối hợp hài hòa các đơn vị âm thanh và cách phát huy ý nghĩa ấn tượng của những từ láy “lang thang”, “đơn độc”, “chếnh chống”, “mỏi mịn” “long lanh”, kết hợp với cách sử dụng hình thức trùng điệp cấu trúc tạo nên khúc biến tấu trầm bổng

Tiếng ghi ta nâu Bầu trời cô gái ấy

Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy Tiếng ghi ta tròn giọt nước vỡ tan Tiếng ghi ta dịng dịng máu chảy

Trên hành trình sáng tạo thơ ca, bên cạnh ý thức chắt lọc những tinh túy của ngôn ngữ con người để mang lại hiệu quả thẩm mĩ cho thơ, Thanh Thảo ln chống lại sự dư thừa, mịn sáo trong ngơn ngữ thơ mình. Nhiều từ ngữ, hình ảnh trong sáng tác của nhà thơ đã trở thành những biểu tượng ngơn từ có sức ám gợi sâu xa. Những biểu tượng nổi bật như cỏ hoang, dịng sơng, ngọn lửa, giấc mơ… giúp người đọc thấu hiểu hơn về sự song hành ngữ nghĩa cũng như mối quan hệ không ngang bằng giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong thơ. Dấu ấn của sự trùng điệp, sự song hành về ngữ âm và ngữ pháp cũng hằn in rõ nét trong những bài thơ giàu nhạc tính của Thanh Thảo.

Ngôn ngữ thơ Thanh Thảo không chỉ đa dạng biểu tượng, mang âm hưởng của ca khúc mà cịn cơ đọng và mới mẻ. Sự lắp ghép, thắt buộc ngôn từ theo quan hệ liên tưởng tự do đã tạo ấn tượng về tính phân mảnh của ngơn ngữ trong thơ. Đó khơng phải là sự lắp ghép giản đơn, tùy tiện mà là sự sắp đặt, xáo trộn có ý nghĩa tạo sinh. Nhiều từ ngữ quen thuộc đã được lạ hóa mang lại ấn tượng, suy nghĩ và cảm xúc tươi mới cho độc gimang tính biểu tượng liền kề nhau tạo sức liên tưởng mạnh mẽ như “ những tiếng đàn bọt nước”, “giọt nước mắt vầng trăng, long lanh trong đáy giếng”

Đặc biệt, tính nhạc trong thơ khơng chỉ là hình thức mà cịn là nhịp điệu ngầm qua từng câu chữ.Nhịp điệu trong thơ Thanh Thảo thiên về nhạc điệu của tâm hồn. Chính sự

kết hợp đậm đà giữa thơ và nhạc khiến thơ ông mang giọng điệu riêng vừa nhẹ nhàng, bay bổng, lại vừa lắng sâu trong suy tưởng và trải nghiệm.

Ở bài thơ Đàn ghi ta của Lorca sự xuất hiện của chuỗi hợp âm “lila lila” ở đầu và cuối bài thơ không đơn thuần là trị chơi ngơn ngữ trái lại nó tạo nhạc tính cho bài thơ và mang ý nghĩa sâu sắc. Đó là “sự giao dun kì thú giữa thơ và nhạc”. Thanh Thảo trong bài phỏng vấn gần đây nhất trên báo Văn học &Tuổi trẻ đã khẳng định: bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” có âm hưởng của đoạn “tremolo” tức kĩ thuật đánh reo dây điêu luyện trong chơi đàn ghi ta cổ điển. Bản nhạc ghi ta được đánh theo kĩ thuật “tremolo” sẽ trở nên réo rắt, mang âm hưởng buồn xa vắng. Chuỗi âm “lila lila” như một chuỗi nốt đàn buông do người đệm đàn lướt qua hàng dây để tạo chuỗi âm thanh dư âm, ám ảnh. Tồn thi phẩm khơng có một dấu chấm, dấu phẩy, chỉ có dấu ba chấm kết thúc chuỗi âm “Lila lila” ở cuối bài tạo dư âm ám ảnh. Tuy nhiên “lilal lila” không phải chỉ là chuỗi âm thanh vơ hồn. Về nghĩa “lila” chính là hoa tử đinh hương – lồi hoa có màu tím ngắt rất được người phương Tây ưa chuộng. Như vậy, chuỗi âm thanh đàn kế tiếp gợi hình ảnh những tràng hoa chuỗi hoa tím liên tiếp giăng hàng. Đó là chuỗi hoa người đời, người thơ thầm kính viếng hương hồn Lorca hay là ngàn mn đóa hoa của sự sống nảy nở từ cái chết đau thương của nhà thi sĩ? Đó thực sự là âm hưởng tri ân, ngưỡng mộ thành kính của nhà thơ Thanh Thảo dành cho nhà thơ Lorca.

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM3.1. Mục đích thực nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) dạy học văn bản đàn ghi ta của lorca (thanh thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm (Trang 28 - 32)