Đánh giá kết quả thựcnghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) dạy học văn bản đàn ghi ta của lorca (thanh thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm (Trang 58 - 60)

C. Các hoạt động dạy học

3.7. Đánh giá kết quả thựcnghiệm

+ Với việc vận dụng Chất thơ trong tác phẩm vào việc dạy học bài thơ Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo), đã tạo được hứng thú cho HS với bài học, các em mạnh dạn thể hiện sự cảm nhận của cá nhân về cái hay, cái mới của bài thơ. Điều này cho thấy, cách tiếp cận và khai thác bài thơ theo hướng tìm hiểu chất thơ trong văn bản được coi là “hai khó” này đã phát huy được tính tích cực, chủ động của HS, tránh được lối học khiên cưỡng và áp dặt theo lối dạy học truyền thống

+ Kết quả thống kê cho thấy: Những lớp giảng dạy theo giáo án có sử dụng phương án khai thác chất thơ của tác phẩm do luận văn đề xuất (12A12,12A13) thu được kết quả tốt hơn những lớp giảng dạy theo giáo án khác (12A1, 12A3)

Kết quả nghiên cứu cũng như kết quả thực nghiệm cho thấy dạy học văn bản Đàn ghi ta của Lorca theo hướng khai thác chất thơ của văn bản mà luận văn đề xuất mang tính khả thi cao.

KẾT LUẬN

1. Theo P.G. Lorca “Thơ không chấp nhận trạng thái bàng quan” cho thấy khơng thể chỉ làm thơ bằng óc, thuần túy bằng sự tỉnh táo của lí trí phán đốn và phân tích mà thơ địi hỏi phải đưa vào đó toàn bộ con người cảm xúc. Muốn cảm thơ và hiểu thơ tất yếu cũng khơng thể chỉ nhìn thấy phần tư tưởng mà phải chạm đến phần gợi cảm nhất của thơ đó là chất thơ. Nói như vậy để một lần nữa khẳng định rằng: một giờ dạy tác phẩm văn chương nói chung và một giờ giảng thơ nói riêng muốn thành cơng cần đặc biệt chú ý đến việc khơi gợi chất thơ của ngôn ngữ nghệ thuật

2. Đàn ghi ta của Lorca được viết theo lối cấu trúc ru-bich, tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ Thanh Thảo, mang dáng dấp thơ tượng trưng, siêu thực còn xa lạ với HS nên HS chiếm lĩnh bài thơ này khơng dễ dàng. Trên cơ sở lí luận, luận văn đã tiến hành tìm hiểu chất thơ trong Đàn ghi ta của Lorca, cách thức vận dụng chất thơ để dạy học bài thơ trong quá trình dạy học nhằm bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ và định hướng nhận thức về giá trị đích thực của tác phẩm. Trên cơ sở khảo sát thực trạng dạy và học bài thơ, chúng tơi mạnh dạn trình bày ý tưởng xây dựng và thiết kế dạy học bài thơ với sự chú trọng đặc biệt đến vai trò của chất thơ trong cảm hiểu vẻ đẹp của thi phẩm này. Chúng tơi coi đây là chìa khóa mở ra cách tiếp cận bài thơ từ góc độ văn bản- một cơ sở tin cậy để chiếm lĩnh giá trị nội dung mang tính nhân văn và hình thức nghệ thuật mới lạ, độc đáo của thi phẩm. Tuy nhiên khơng có một phương án dạy học nào là tối ưu và luận văn của chúng tơi khơng tránh khỏi thiếu xót. Vì vậy, chúng tơi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp để SKKN của chúng tơi hồn thiện hơn.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) dạy học văn bản đàn ghi ta của lorca (thanh thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)