1. Kết luận:
Với kết quả đạt trong công tác quản lý thiết bị dạy học và tình hình sử dụng đồ dùng dạy học hiện nay của giáo viên toàn trường Tiều học Vĩnh Phước 2. Để phát huy và khắc phục một số hạn chế nhằm nâng cao tình hình sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên hiện nay qua việc áp dụng các biện pháp nói trên, bản thân tơi đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
Phải nắm rõ thực trạng chung về tình hình sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên hiện nay.
Lập được kế hoạch chung về việc sử dụng thiết bị của từng giáo viên trong trường.
Tổ chức quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học thường xuyên liên tục để phục vụ kịp thời cho việc giảng dạy của giáo viên.
Phối hợp cùng Ban Giám Hiệu nhà trường tạo điều kiện về tinh thần, vật chất khuyến khích giáo viên sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học.
Tổ chức tập huấn hướng dẫn kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học giúp giáo viên nắm được tồn bộ thiết bị dạy học hiện có của nhà trường, thực trạng chung về tình hình sử dụng đồ dùng dạy học hiện nay, biết được kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học khi cần thiết.
Biết tổ chức làm thiết bị đơn giản với vật liệu dễ kiếm ở địa phương.
Thường xuyên tích lũy thêm vốn hiểu biết của bản thân. Biết ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thiết bị dạy học. Thành thạo tin học văn phòng, biết khai thác phần mền ứng dụng quản lý thiết bị.
Cuối cùng muốn thực hiện những nội dung trên có hiệu quả địi hỏi mỗi cán bộ phụ trách phải khơng ngừng nâng cao kiến thức, tạo cho mình một trình độ chun mơn vững vàng, thường xuyên học hỏi rút kinh nghiệm ở các đồng nghiệp.
2. Kiến nghị:
Để công tác quản lý thiết bị dạy học của nhà trường đạt kết quả tốt, ngày càng được nâng cao tôi xin đề xuất một số ý kiến:
2.1 Cấp sở-cấp phòng:
Cần tạo điều kiện cho nhân viên quản lý thiết bị dạy học, đặc biệt là giáo viên kiêm nhiệm được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham quan học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý thiết bị dạy học tại các cơ sở giáo dục có nhiều thành tựu trong việc quản lý thiết bị dạy học.
Cần đầu tư xây dựng thêm hệ thống phịng học bộ mơn tiếng anh, âm nhạc, mĩ thuật, phịng học nghe nhìn và nâng cấp mở rộng diện tích phịng thiết bị dùng chung.
Cần tạo điều kiện hỗ trợ, cấp phát thiết bị dạy học và một số trang thiết bị nghe nhìn như: máy chiếu, máy tính, loa, tivi…
Cần được trang bị thêm một phòng học tin học và hệ thống khoảng 30 đến 35 máy vi tính nối mạng internet để thuận tiện cho việc giảng dạy của GV và học tập của HS vì nhà trường có hai điểm.
Hiện nay, nhân viên phụ trách thiết bị dạy học làm việc trong môi trường độc hại bụi bẩn, chịu ảnh hưởng phát quang của nhiều máy móc nhưng chưa được hưởng chế độ độc hại. Vậy kính mong cấp Sở - cấp Phịng xem xét để nhân viên phụ trách thiết bị được hưởng phụ cấp nói trên.
2.2 Nhà trường:
Nhà trường nên dành kinh phí nhất định để đầu tư mua sắm thêm máy móc, hệ thống thiết bị dạy học, cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy của giáo viên theo từng năm học.
Nhà trường cần có phịng học bộ mơn tiếng anh, âm nhạc, mĩ thuật, phịng học nghe nhìn riêng biệt để tạo không gian học tập cho giáo viên và học sinh, để tận dụng tối đa những thiết bị dạy học hiện có của nhà trường.
Nhà trường cần cân nhắc đưa ra chỉ tiêu thi đua về công tác sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trong tồn trường để góp phần thúc đẩy, khuyến khích việc sử dụng thiết bị dạy học mang lại hiệu quả cao nhất trong cơng tác giảng dạy của GV góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy.
2.3 Giáo viên:
Cần tích cực sử dụng thiết bị dạy học trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh.
Thường xuyên tích lũy trau dồi thêm vốn hiểu biết của bản thân về các loại thiết bị dạy học hiện có trong nhà trường và cách sử dụng chúng.
Tích cực tự làm đồ dùng dạy học để phục vụ cho việc giảng dạy khi cần thiết. Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phịng thiết bị, phịng học bộ mơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Vĩnh Phước, ngày 28 tháng 2 năm 2015
Người viết