II. NỘI DUNG
2.3. Thực trạng và giải pháp tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thờ
2.3.1.1. Những mặt đạt được và nguyên nhân
Thứ nhất, người lao động được tạo cơ hội làm việc trong nhiều cơ cấu ngành
nghề khác nhau nhờ quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát huy vai trị của Giai Cấp Cơng Nhân.
Bảng 1 cho thấy các chỉ số có nghề nghiệp của người lao động Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhau từ quý 2/2020 đến quý 1/2021 được báo cáo trong “Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2021”9 của Tổng cục Thống kê:
9BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỔNG CỤC THỐNG KÊ,BÁO CÁO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Quý 1 năm 2021 – Truy cập từ: https://www.gso.gov.vn/wpcontent/uploads/2021/09/BCLDVL_Q1.2021-fi- nal.pdf
19
Bảng 1: Lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính , thành thị, nơng thơn và nhóm nghề nghiệp
Từ bảng 1 cho thấy “công nhân Việt Nam hiện nay không chỉ hiện diện trên mọi
lĩnh vực của nền kinh tế mà giai cấp cơng nhân nước ta cịn không ngừng mở rộng cả về chất và lượng, có cơ cấu xã hội đa dạng. Trước thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta được điều hành theo cơ chế tập trung, hành chính, bao cấp. Cơng nhân chủ yếu là lao động trong kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, có số lượng thành viên ít và rất đồng đều về ngành nghề” 10.
Chiến lược phát triển kinh tế nhiều thành phần đã dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển này. Đó là kết quả của quá
10 Trần Quang Trung ( 07/12/2020) – Phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao
bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chun mơn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động thích ứng với cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư- Truy cập từ: http://bqlkkt.quangtri.gov.vn/vi/news/tin-
hoat-dong-ban/phat-trien-giai-cap-cong-nhan-ca-ve-so-luong-va-chat-luong-nang-cao-ban-linh-chinh-tri-trinh- do-hoc-van-chuyen-mon-ky-nang-nghe-nghiep-tac-phong-cong-nghiep-ky-luat-lao-dong-thich-ung-voi-cuoc- cac h-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-279.html
20
trình đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế. Khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi đã xuất hiện và phát triển nhanh chóng bên cạnh thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế cấp xã hội.
“Trong thời gian qua, số lượng công nhân Việt Nam có xu hướng tăng nhanh theo quy mơ nền kinh tế. Khởi đầu công cuộc CNH, HĐH, đội ngũ công nhân nước ta có khoảng 5 triệu người. Đến cuối năm 2005, số lượng công nhân trong các doanh nghiệp và cơ sở kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế ở nước ta là 11,3 triệu người, chiếm 13,5% dân số, 26,46% lực lượng lao động xã hội. Trong đó, 1,84 triệu công nhân thuộc các doanh nghiệp nhà nước, 2,95 triệu trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, 1,21 triệu trong các doanh nghiệp FDI, 5,29 triệu trong các cơ sở kinh tế cá thể. Hiện nay, cả nước có hơn 12,3 triệu cơng nhân trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.
Cơng nhân thuộc các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm do sự sắp xếp lại cơ cấu. Mặc dù đội ngũ cơng nhân trong doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm, nhưng đây là lực lượng nòng cốt của GCCN nước ta. Năm 1986, có 14 nghìn doanh nghiệp với 3 triệu công nhân; năm 1995 tương ứng là 7.090 và 1,77 triệu; năm 2005 là 3.935 và 1,84 triệu; năm 2009 là 3.369 và 1,74 triệu.
Công nhân thuộc các thành phần kinh tế ngồi nhà nước và các doanh nghiệp có vốn FDI tăng mạnh do số lượng các doanh nghiệp này tăng nhanh. Năm 1995 khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước mới có khoảng 17.143 doanh nghiệp với hơn 430 nghìn cơng nhân. Năm 2009, con số này lên tới 238.932 với 5.266,5 nghìn cơng nhân. Số lượng cơng nhân khu vực ngoài nhà nước chủ yếu tăng ở các tỉnh, thành phố phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phịng, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng.
Trong khu vực có vốn FDI, đến cuối năm 2009, có 1.919,6 nghìn người đang làm việc trong 6.546 doanh nghiệp. Tính đến hết năm 2011, cả nước có 283 khu cơng
21
nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) được thành lập tại 58 tỉnh, thành phố, thu hút khoảng 1,6 triệu lao động.
Công nhân làm việc trong các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 70,9%, ngành dịch vụ và thương mại chiếm 24,3%, các ngành khác chiếm 4,8%. Riêng các cơ sở kinh tế cá thể, công nhân chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ và thương mại chiếm 66,7%, 33,33% làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp”.11
Về chất lượng, “độ tuổi bình qn của cơng nhân nước ta nhìn chung trẻ, nhóm
cơng nhân từ 18 đến 30 tuổi chiếm 36,4%, đặc biệt trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi cơng nhân dưới 25 tuổi chiếm 43,4%, từ 26-35 tuổi chiếm 34,7%, từ 36- 45 tuổi chiếm 14%. Hầu hết công nhân được tiếp cận với kinh tế thị trường nên năng động, thích ứng nhanh với cơng nghệ hiện đại. Trình độ học vấn của cơng nhân trong tất cả các khu vực kinh tế có xu hướng được nâng lên: năm 1985, tỷ lệ cơng nhân có học vấn trung học phổ thơng là 42,5% thì năm 2003 tăng lên 62,2%, năm 2005 tăng lên 69,3%(6). Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và so với trình độ cơng nhân ở các nước trong khu vực và thế giới thì trình độ học vấn của cơng nhân nước ta cịn thấp. Mặt khác, lực lượng cơng nhân có trình độ học vấn cao phân bố khơng đồng đều, thường tập trung ở một số thành phố lớn và một số ngành kinh tế mũi nhọn”12.
Người lao động ở nước ta là nguồn lực sản xuất chủ yếu, có tác động không nhỏ đến con đường xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế đất nước. Giai cấp công nhân trong khối đại đồn kết tồn dân tộc đã góp phần quan trọng trực tiếp vào công cuộc mở rộng đất nước, đưa nền kinh tế vượt qua thời kỳ suy thoái, đạt tốc độ tăng trưởng hợp lý và tiến lên phía trước. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi tồn diện theo hướng cơng nghiệp
11 PGS,TS Nguyễn Thị Quế,ThS Nguyễn Thị Tú Hoa-Học viện Chính trị -Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh truy lục từ: http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/655-thuc-trang-giai-cap-cong-nhan-viet- nam-hien-nay.html
12 PGS,TS Nguyễn Thị Quế,ThS Nguyễn Thị Tú Hoa-Học viện Chính trị -Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh truy lục từ: http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/655-thuc-trang-giai-cap-cong-nhan-viet- nam-hien-nay.html
22
hoá, hiện đại hố, sản xuất ra nhiều hàng hố có sức cạnh tranh, tăng cường tiềm lực và cơ sở vật chất - công nghệ của nền kinh tế.
Thứ hai, hiện nay, giai cấp cơng nhân đóng vai trị quan trọng trong đổi mới mơ
hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đối với q trình từng bước nâng cao năng suất lao động, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm đóng góp to lớn nâng cao tiềm lực kinh tế đất nước. Không những vậy khi nhắc tới giai cấp công nhân chúng ta còn biết tới họ với bản lĩnh cách mạng và tính tích cực chính trị – xã hội thật sự là nịng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công nhân, giai cấp nơng dân, đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng và qua đó góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng quan hệ lao động hài hịa, tiến bộ. Qua 35 năm đổi mới có thể thấy giai cấp cơng nhân Việt Nam đã tăng về số lượng, trưởng thành về chất lượng và khẳng định, và giai cấp công nhân ngày càng phát huy vai trị, địa vị của mình trong thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Đại hội XI đã khẳng định: “Quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chun mơn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập quốc tế. Phát huy vai trò của giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, thơng qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Có được sự phát triển này là nhờ vào nguyên tắc chỉ đạo cơ bản của Đảng, trong đó nêu rõ lấy con người làm trung tâm của quá trình phát triển, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của đất nước, được vận dụng khi lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhất là trong thời kỳ cách mạng . Đây là sự vận dụng rộng rãi chủ nghĩa Mác-Lênin, là di sản của quan niệm Hồ Chí Minh về thân phận con người.
Dân tộc ta đã có những bước tiến quan trọng mang tính lịch sử sau hơn 30 năm khơi phục. Chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện rõ rệt nhất là năng suất lao động
23
tăng trên diện rộng, dẫn đến tốc độ tăng trưởng khá, tăng sức cạnh tranh kinh tế và tăng tiềm năng cho cả nước. Ngày nay, trình độ chun mơn, chính trị, chun mơn nghiệp vụ của GCCN đều được nâng lên một cách vững chắc. Người lao động được giáo dục tốt và liên tục được đào tạo lại, với xu hướng “trí thức hóa” để đáp ứng với tiến bộ cơng nghệ nhanh chóng của ngành cơng nghiệp. Những người lao động am hiểu và có kỹ năng về khoa học và công nghệ tiên tiến đang trở nên phổ biến hơn. Người lao động trong các khu công nghiệp và doanh nghiệp được tiếp xúc với máy móc thiết bị tiên tiến và làm việc với các chuyên gia quốc tế, nâng cao tay nghề và hướng tới phương thức làm việc hiện đại hơn.
Để dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm nhân sự tài năng, các cuộc thi tay nghề cũng được tổ chức trên toàn quốc và khu vực. Điều này mang lại cho người tham gia cơ hội tìm hiểu, tiếp cận và cập nhật nhiều loại công nghệ và tài liệu khác nhau. Công nghệ, phương pháp mới để nâng cao trình độ, vật liệu mới, năng suất lao động Vì vậy, có thể khẳng định rằng “tất cả các sáng kiến này đều nhằm xây dựng một đội ngũ lao động trẻ, tài năng, góp phần thúc đẩy năng suất lao động, sức cạnh tranh và thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế đất nước”.13
Nguyên Nhân:
Trong thực tế, quan hệ giữa cơng nhân với nơng dân và trí thức đã hình thành nên khối liên minh giữa giai cấp cơng nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức. Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác, liên minh, liên kết giữa các giai tầng xã hội. Thơng qua đó, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, số lượng, chất lượng lao động, để tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng cao cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội.
Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác quốc tế cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học-công nghệ và kinh tế tri thức đã xuất hiện nhiều ngành nghề mới trong xã hội. Sự xuất hiện của những ngành nghề mới này thu hút một lực lượng lao động nhất định. Bên cạnh đó, nhiều ngành dịch vụ phát triển đa dạng và có
13 HỘI NGHỊ BCH TRUNG ƯƠNG – Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/01/2008, Hội nghị lần thứ sáu Ban
Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Truy cập từ: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/hoi-
nghi-bch-trung-uong/khoa-x/nghi-quyet-so-20-nqtw-ngay-28012008-hoi-nghi-lan-thu-sau-ban-chap-hanh- trung-uong-dang-khoa-x-ve-tiep-tuc-xay-dung-giai-609
24
khả năng phát triển ngày càng lớn mạnh, có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực, mức thu nhập lại khá cao đã tạo sự hấp dẫn nên bộ phận công nhân ở những ngành này ngày càng phát triển.
Sự gia tăng về số lượng của giai cấp công nhân ở nước ta trong những năm qua chủ yếu là nhờ vào sự phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch của các thành phần kinh tế, trong đó có sự đóng góp lớn của thành phần kinh tế ngồi nhà nước, đây là khu vực có số lượng cơng nhân tăng lên nhanh chóng, góp phần vào sự tăng trưởng nhanh về số lượng của giai cấp công nhân nước ta.Kết quả của việc thực hiện những chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, khuyến khích nhà đầu tư nước ngồi vào Việt Nam và q trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng, Nhà nước trong những năm qua đã tạo thuận lợi cho giai cấp công nhân nước ta không những tăng về số lượng mà cịn ngày càng phát triển đa dạng hơn, có mặt trong tất cả các thành phần kinh tế.
Công nhân trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khu vực ngồi nhà nước và có vốn đầu tư nước ngồi được tiếp xúc với máy móc, thiết bị hiện đại, làm việc với các chuyên gia nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn luyện tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến.