II. NỘI DUNG
2.3. Thực trạng và giải pháp tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thờ
2.3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Thu nhập của cơng nhân cịn hạn chế, chưa tương xứng với những thành tựu của công cuộc đổi mới và những đóng góp của chính mình. Tiền lương, thu nhập của đại bộ phận cơng nhân, người lao động nhìn chung cịn ở mức thấp, chưa tương xứng với đóng góp đối với sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm hạn chế động lực lao động, sản xuất của công nhân. Phân hóa giàu nghèo trong cơng nhân, người lao động ngày càng sâu sắc. Điều đáng lưu ý là những năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh, tỷ lệ nhóm cơng nhân có mức sống khó khăn đang có xu hướng tăng lên; nhóm cơng nhân có mức sống cao và trung bình có xu hướng giảm.
Hiện nay, hầu hết cơng nhân phải làm việc vất vả, cường độ lao động cao, thời gian làm việc dài, song dường như tiền công, tiền lương của họ lại khá thấp so với
25
mức sống, mức chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày. Gần như khơng có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập của công nhân giữa các loại hình doanh nghiệp, ngành nghề, lĩnh vực. Do thu nhập thấp, rất nhiều công nhân khẳng định mức thu nhập hiện nay khơng đủ cho những chi phí trung bình tối thiểu của bản thân và gia đình. Ngồi giờ làm việc ở doanh nghiệp, họ có nhu cầu làm thêm để tăng thu nhập và bảo đảm cuộc sống.
“Năm 2021 thu nhập bình quân tháng của người lao động là 5,7 triệu đồng, giảm 32 nghìn đồng so với năm 2020. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 6,6 triệu đồng, cao hơn 1,40 lần của lao động nữ (4,7 triệu đồng). Thu nhập bình quân của lao động khu vực thành thị là 7,0 triệu đồng, cao hơn 1,40 lần mức thu nhập bình quân lao động khu vực nông thôn (5,0 triệu đồng). Xét theo ngành kinh tế, so với năm 2020, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản duy trì được mức độ tăng trưởng dương ổn định, với mức thu nhập bình quân tháng năm 2021 là 3,6 triệu đồng, tăng 7,1%, tương ứng tăng 236 nghìn đồng. Thu nhập bình quân của lao động khu vực công nghiệp và xây dựng là 6,4 triệu đồng, giảm 201 nghìn đồng, tương ứng giảm 3,0% và lao động trong khu vực dịch vụ có mức thu nhập bình qn là 6,8 triệu đồng, giảm 27 nghìn đồng, tương ứng giảm 0,4%. Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công ăn lương năm 2021 là 6,6 triệu đồng, giảm 45 nghìn đồng so với năm 2020. Lao động nam có mức thu nhập bình quân cao hơn 1,15 lần mức thu nhập bình quân của lao động nữ (7,0 triệu đồng so với 6,0 triệu đồng); lao động khu vực thành thị có thu nhập bình qn cao hơn 1,23 lần lao động khu vực nông thôn (7,3 triệu đồng so với 5,9 triệu đồng)”14.
Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm giảm so với quý trước và tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2021, diễn biến phức tạp và kéo dài của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư đã khiến tình hình lao động việc làm năm 2021 gặp nhiều khó khăn hơn so với năm 2020, lực lượng lao động, số người có việc làm giảm; tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp tăng so với năm trước. Nhiều doanh nghiệp thực hiện làm tăng ca, tăng giờ nhưng lại chưa thực hiện tốt chính sách đãi ngộ và quy định tiền lương, tiền công làm thêm giờ.
14 Tổng cục thống kê tháng 1-2022 truy lục từ https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong- ke/2022/01/ thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iv-nam-2021-va-chi-so-phat-trien-con- nguoi-viet-nam-2016-2020
26
Trình độ văn hóa, chun mơn, nghiệp vụ cịn thấp so với yêu cầu và mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu lao động kỹ thuật, giữa các bộ phận công nhân. Số lao động giản đơn, chưa qua đào tạo, trình độ bậc thợ thấp còn chiếm tỷ lệ cao trong các ngành, như xây dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông, dệt may, da giày... Một bộ phận công nhân chưa ý thức được đầy đủ yêu cầu của cạnh tranh quốc tế, chưa thường xuyên rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, chun mơn nghiệp vụ; ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong lao động cơng nghiệp cịn hạn chế, việc chấp hành pháp luật chưa nghiêm; tỷ lệ cán bộ trong hệ thống chính trị xuất thân từ cơng nhân và tỷ lệ đảng viên trong cơng nhân cịn thấp.
Vấn đề nhà ở và các thiết chế xã hội phục vụ cơng nhân, người lao động cịn nhiều khó khăn, bất cập. Vẫn cịn tình trạng công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất phải tự thuê nhà do người dân xây dựng, chất lượng thấp nhưng giá cho thuê cao, ảnh hưởng khơng nhỏ tới cuộc sống, dễ gây ra tình trạng mất ổn định về an ninh, trật tự và xuất hiện các tệ nạn xã hội. Mặt khác, sự khác nhau về lợi ích, thậm chí cả xung đột về lợi ích, sự chênh lệch về mức sống và thu nhập, sự cách xa nhau trên nhiều lĩnh vực, như trình độ, địa vị xã hội, nghề nghiệp, thu nhập,... đang diễn ra trong nội bộ công nhân, người lao động làm ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết tồn dân tộc. Một bộ phận cơng nhân, người lao động, nhất là ngoài khu vực nhà nước, do điều kiện cuộc sống cịn khó khăn, thời gian làm việc căng thẳng, ít có điều kiện tham gia sinh hoạt chính trị, xã hội, ít được thơng tin, tun truyền, nên ý thức giác ngộ giai cấp, nhận thức chính trị, nhận thức về Đảng, về giai cấp công nhân và tổ chức công đồn, hiểu biết về pháp luật, chính sách cịn hạn chế.
Tình trạng vi phạm các quy định về tiền lương, phụ cấp, tiền làm thêm giờ, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... còn diễn ra khá nghiêm trọng, dẫn đến quan hệ lao động có diễn biến phức tạp, nhất là ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp tư nhân.
Một ví dụ cho những điều này như ở hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp tư nhân đều khơng muốn hoặc không quan tâm đến việc xây dựng các tổ chức đảng. Hoạt động của Đoàn Thanh niên, tổ chức cơng đồn cịn mang tính hình thức. Nhiều tổ chức cơng đồn chưa thực sự đứng về phía người lao động,
27
bởi cán bộ cơng đồn do doanh nghiệp trả lương, làm việc không chuyên trách dưới sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của chủ doanh nghiệp.