Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn 1995 – nay

Một phần của tài liệu ĐỀ tài QUÁ TRÌNH BÌNH THƯỜNG hóa QUAN hệ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM – HOA kỳ (Trang 25 - 29)

4.1. Giai đoạn 1996 - 2010: Thiết lập mở rộng quan hệ và hội nhập kinh tế quốc tế tế

Bước vào giữa thập niên 1990, đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo ra tiền đề cần thiết cho giai đoạn phát triển mới của đất nước. Các xu thế hịa bình, tồn cầu hóa, dân chủ hóa của thời đại ngày càng được củng cố và tăng cường, được thể hiện rõ nét thơng qua chủ trương chính trong các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc.

Đại hội VIII (1996) đã khẳng định tính đúng đắn đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với chủ trương “xây dựng một nền kinh tế “mở” và đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế” là bước ngoặt chuyển đất nước sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân ta, vì tình hữu nghị và sự hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

Đại hội IX (năm 2001), tiếp tục khẳng định chủ trương Đại hội VIII nêu ra và đã đưa ra một khẩu hiệu: Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển. Đồng thời, nhấn mạnh: Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc dân tộc và bảo vệ môi trường.

Hướng đột phá trong giai đoạn này là chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế được đề cao tại các Đại hội VIII, Đại hội IX (2001) và Đại hội X (2006). Như vậy, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từng bước được hình thành cùng với sự phát triển của đất nước.

Đối với bên ngoài (thế giới): Việt Nam gia nhập một loạt các cơ chế đa phương quan trọng như ngày 25/7/1995 đã chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đơng Nam Á (ASEAN), đồng thời tham gia vào AFTA và Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT); Diễn đàn Hợp tác Á- u (ASEM) tháng 03/1996 với tư cách thành viên sáng lập, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 1998, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007. Chúng ta đã xử lý tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ với hội nhập quốc tế và tham gia Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA) và ký Hiệp định thương mại song phương với Mỹ năm 2001. Đối với trong nước, thực hiện 3 việc cơ bản:

‐ Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật, văn bản dưới luật tạo hành lang pháp lý phù hợp cho hội nhập (Ví dụ: Luật Doanh nghiệp, Luật Cơng ty, Luật Đầu tư nước ngồi…).

‐ Thực hiện sự chuyển đổi thể chế kinh tế, đổi mới chính sách và hệ thống kinh tế vĩ mô và cố gắng cải cách kinh tế, xây dựng cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế.

‐ 10/2/1998 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 31/1998-TTg thành lập Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế nhằm thống nhất việc chỉ đạo quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.

4.2. Giai đoạn 2011 - nay: Đưa quan hệ Việt Nam đi vào chiều sâu và hội nhập quốc tế 1 cách toàn diện quốc tế 1 cách toàn diện

Bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, tuy nhiên đứng trước nhiều thách thức từ cạnh tranh nước lớn gia tăng, kinh tế thế giới khủng hoảng và phục hồi chưa bền vững. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, Cách mạng công nghiệp 4.0 một mặt tạo ra động lực mới cho tăng trưởng sáng tạo, chuyển đổi số, mặt khác gia tăng nguy cơ tụt hậu nếu không bước được lên “con thuyền” của kỷ nguyên số.

Đại hội XI (2011) đã nâng tầm từ hội nhập kinh tế sang “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” một cách tồn diện. Cơng tác đối ngoại được triển khai ngày càng đồng bộ giữa các binh chủng đối ngoại với các định hướng công tác, phối hợp trong Chỉ thị số 04 của Bộ Chính trị năm 2011 về đối ngoại nhân dân.

Đại hội XII (2016) có quyết sách chính trị quan trọng về tiếp tục mở rộng phạm vi, lĩnh vực và mức độ hội nhập. Các nội dung này đã được cụ thể hóa và kế hoạch hóa trong Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến 2020, tầm nhìn 2030. Tư duy đối ngoại đa phương có bước chuyển quan trọng với Chỉ thị 25 của Ban Bí thư năm 2018 chuyển mạnh từ “tham dự” sang “chủ động tham gia” và phát huy vai trò “nòng cốt”, dẫn dắt của Việt Nam.

Đại hội XIII (2021) của Đảng xác định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế tồn diện, sâu rộng”. Mục tiêu trong tương lai, theo dự đoán bối cảnh quốc tế và khu vực sẽ tiếp tục biến chuyển nhanh chóng với nhiều yếu

tố bất định. Hồ bình, hợp tác và phát triển, tồn cầu hóa và hội nhập vẫn là xu thế lớn nhưng gặp nhiều trở ngại, thách thức từ cạnh tranh chiến lược nước lớn và dịch Covid-19. Nền tảng quan trọng để thực hiện nhiệm vụ là tiếp tục "xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại" ngày càng vững chắc và sự triển khai đồng bộ, toàn diện của đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân.

Đến nay, Việt Nam vẫn tiếp tục chủ động đàm phán nhiều FTA, trong đó có 2 FTA thế hệ mới là Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA và ký Hiệp định RCEP.

CHƯƠNG IV: LIÊN HỆ

Một phần của tài liệu ĐỀ tài QUÁ TRÌNH BÌNH THƯỜNG hóa QUAN hệ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM – HOA kỳ (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)