Tác dụng chống trầm cảm của cao chiết cồn và các cao chiết phân đoạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng cải thiện suy giảm trí nhớ và chống trầm cảm của hương nhu tía (ocimum sanctum l ) trên thực nghiệm (Trang 98 - 102)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Tác dụng chống trầm cảm của hương nhu tía

3.2.1. Tác dụng chống trầm cảm của cao chiết cồn và các cao chiết phân đoạn

hương nhu tía trên mơ hình chuột OBX

3.2.1.1. Ảnh hưởng của OS và các cao chiết phân đoạn lên biểu hiện trầm cảm của chuột OBX trong thử nghiệm treo đuơi chuột (TST)

Khi chuột bị treo đuơi, đầu cách mặt sàn 40 cm, tình trạng tuyệt vọng của chuột sẽ tiến triển thành trạng thái bất động (immobility). Thời gian bất động của chuột càng

dài càng biểu hiện dấu hiệu của trầm cảm. Kết quả được trình bày ở Hình 3.19.

- Chuột OBX đã gia tăng đáng kể thời gian bất động (89,8 ± 12,7 giây) so với lơ chứng sinh lý (55,7 ± 7,6 giây) (p = 0,015 < 0,05), chứng tỏ chuột OBX cĩ xu hướng tăng biểu hiện hành vi tuyệt vọng trong thử nghiệm treo đuơi chuột.

- Chuột OBX được điều trị bằng imipramin cĩ thời gian bất động 32,6 ± 8,0 giây, thấp hơn gần 3 lần so với lơ bệnh lý (p = 0,006 < 0,01). Điều này cho thấy imipramin đã thể hiện tác dụng chống trầm cảm rõ rệt trên mơ hình OBX.

- Chuột OBX được điều trị bằng cao chiết cồn OS (400 mg/kg) làm giảm cĩ ý nghĩa thống kê thời gian bất động so với lơ bệnh lý (p = 0,027 < 0,05).

- Chuột OBX được điều trị bằng cao OS-B (400 mg/kg) cũng thể hiện tác dụng chống trầm cảm đáng kể trên chuột OBX (p = 0,019 < 0,05) với thời gian bất động 51,6 ± 9,7 giây. Trong khi đĩ, ở cùng liều thử nghiệm, thời gian bất động của chuột OBX được điều trị bằng cao OS-H và OS-E khơng cĩ sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lơ bệnh lý (p > 0,05).

Hình 3.19. Ảnh hưởng của OS và các cao chiết phân đoạn lên thời gian bất động của

chuột OBX trong thử nghiệm treo đuơi (TST)

(*p < 0,05 khi so sánh lơ sinh lý với lơ bệnh lý, ##p < 0,01, #p < 0,05 khi so sánh các lơ thuốc với lơ bệnh lý OBX, n = 12).(one-way ANOVA, hậu kiểm Student-Newman-Keul’s).

Như vậy, OS và OS-B liều 400 mg/kg/ngày cĩ tác dụng làm giảm hành vi tuyệt vọng trên chuột OBX trong thử nghiệm TST, trong khi các cao OS-H và OS-E ở mức liều tương tự lại khơng thể hiện tác dụng này.

3.2.1.2. Ảnh hưởng của OS và các cao chiết phân đoạn lên biểu hiện trầm cảm của chuột OBX trong thử nghiệm chuột bơi cưỡng bức (FST)

Tương tự với thử nghiệm treo đuơi, trạng thái bất động trong thử nghiệm chuột bơi cưỡng bức (FST) phản ánh hành vi tuyệt vọng – một biểu hiện của trầm cảm. Ngược lại, hành vi trèo được coi là phản ứng cố gắng trốn thốt cĩ mục đích của chuột khi rơi vào trạng thái stress như bị thả vào bể nước.

Kết quả đánh giá thời gian bất động của chuột OBX trong thử nghiệm FST ở

Hình 3.20A cho thấy:

- Thời gian bất động của chuột ở lơ OBX khơng được điều trị cĩ xu hướng thấp hơn lơ sinh lý, sự khác biệt này chưa đạt ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

- Khơng thấy sự khác biệt cĩ ý nghĩa nào khi so sánh thời gian bất động của lơ chuột bệnh lý OBX và lơ OBX được điều trị bằng imipramin cũng như cả 4 cao chiết OS, OS-H, OS-E và OS-B (p > 0,05).

Như vậy, kết quả đánh giá thời gian bất động thực tế nằm ngồi dự đốn ban đầu của tác giả về ảnh hưởng của OBX đến trạng thái bất động của chuột trong FST.

Tiếp tục đánh giá thời gian trèo của các lơ chuột trong thử nghiệm này thu được kết quả trình bày ở Hình 3.20B, như sau:

- Chuột OBX khơng được điều trị cĩ thời gian trèo giảm đáng kể so với lơ sinh lý, chứng tỏ chuột bị loại bỏ thùy khứu giác cĩ biểu hiện triệu chứng trầm cảm rõ rệt (p = 0,011 < 0,05).

- Chuột OBX được điều trị bằng imipramin liều 8,0 mg/kg/ngày cĩ thời gian trèo cĩ xu hướng tăng lên so với lơ chuột bệnh lý, tuy nhiên sự khác biệt này chưa đạt ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

- Chuột OBX được điều trị bằng OS và cao chiết phân đoạn OS-B cho thấy thời gian trèo (lần lượt là 35,8 ± 6,1 giây; 48,2 ± 7,9 giây) tăng lên gấp hơn 2 - 3 lần khi so sánh với lơ bệnh lý (15,2 ± 3,7 giây) (p lần lượt là 0,021 < 0,05 và 0,007 < 0,01). Trong khi đĩ, chuột OBX được điều trị bằng OS-H và OS-E, so sánh với lơ bệnh lý, khơng cĩ sự khác biệt đáng kể nào về thời gian trèo (p > 0,05).

Như vậy, mặc dù mơ hình chuột OBX đã bộc lộ một số nhược điểm nhất định khi được sử dụng là mơ hình đánh giá tác dụng chống trầm cảm của thuốc, nhưng kết quả trong thử nghiệm TST và thơng số thời gian trèo trong thử nghiệm FST đã gợi ý rằng OS, đặc biệt là OS-B cĩ tác dụng giảm biểu hiện trầm cảm trên chuột OBX.

Hình 3.20. Ảnh hưởng của OS và các cao chiết phân đoạn lên biểu hiện trầm cảm của

chuột OBX trong thử nghiệm bơi cưỡng bức (FST)

(A) Thời gian bất động; (B) Thời gian trèo (*p < 0,05 khi so sánh lơ sinh lý với lơ bệnh lý, ##p < 0,01, #p < 0,05 khi so sánh các lơ thuốc với lơ bệnh lý OBX, n =12).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng cải thiện suy giảm trí nhớ và chống trầm cảm của hương nhu tía (ocimum sanctum l ) trên thực nghiệm (Trang 98 - 102)