Nghiên cứu liên quan đến phát triển kinh tế thị trường tại Việt

Một phần của tài liệu LA TranAnhDuc-Phát triển kinh tế thị trường ở nước Cộng hoà Hồi giáo Iran từ năm 1989 tới 2019 (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.4. Nghiên cứu liên quan đến phát triển kinh tế thị trường tại Việt

Đỗ Thế Tùng (2020) trong bài viết ―Góp phần luận giải rõ hơn về sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa‖ đã chỉ ra rằng điểm khác nhau cơ bản giữa kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là trong mơ hình sau, tư liệu sản xuất thuộc các chủ sở hữu công cộng và giá trị thặng dư cũng thuộc sở hữu chung. Sau khi dành phần tích lũy để tái sản xuất mở rộng, lập quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng và nộp các nghĩa vụ cho nhà nước, phần còn lại được phân phối theo mức đóng góp lao động của mỗi thành viên. Tác giả cho rằng thuật ngữ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nói tắt, cịn nói đầy đủ là kinh tế thị trường có sự quản lý (điều tiết) của nhà nước, tức là từ nền kinh tế hỗn hợp (mixed market economy) lên chủ nghĩa xã hội, chứ không phải từ nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh (free market economy) lên chủ nghĩa xã hội.

Trần Thị Tuyết Lan (2019) trong nghiên cứu ―Thành tựu hơn 30 năm đổi mới tư duy kinh tế của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa‖ đã chỉ ra những thay đổi trong tư duy kinh tế của chính phủ Việt Nam và đánh giá những thành công của quá trình phát triển kinh tế thị trường trên các khía cạnh tăng trưởng, huy động vốn, xuất nhập khẩu và an sinh. Tác giả cũng đưa ra những vấn đề mà Việt Nam phải đối diện trong tiến trình phát triển kinh tế sắp tới, bao gồm sự chậm trễ của đổi mới thể chế chính trị, chất lượng tăng trưởng, bất bình đẳng xã hội và chất lượng giáo dục y tế. Tác giả cũng đưa ra một số giải pháp và định hướng để tháo gỡ những khó khăn trên, gồm có khuyến khích đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngồi, cải cách hệ thống giáo dục, nâng cao chất lượng y tế.

Trần Tiến Cường (2015) trong nghiên cứu ―Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam: Quá trình thực hiện, kết quả, vấn đề và một số khuyến nghị‖ đã đưa ra một bức tranh tồn cảnh về thực trạng cổ phần hóa DNNN tại Việt Nam. Tác giả đánh giá rằng cổ phần hóa đã tạo ra nhiều tác động tích cực đối với tồn bộ khu vực DNNN. Đối với doanh nghiệp, cổ phần hóa đem lại tính năng động, tích cực hơn trong quản trị, điều hành, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động. Đối với khu

vực DNNN, cổ phần hóa cùng với các biện pháp khác dẫn đến giảm đáng kể số lượng doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, từ trên 12.000 DNNN đầu những năm 1990 xuống còn 909 doanh nghiệp đến hết năm 2013. Việc cổ phần hóa chậm, chưa đúng với lộ trình, chưa bảo đảm tiến độ, cịn nhiều đối tượng doanh nghiệp quy mô lớn chưa cổ phần hóa do nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó đáng chú ý là một số nguyên nhân sau đây: 1) cổ phần hóa trong bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mơ khơng thuận lợi là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ; 2) kinh tế vĩ mô không thuận lợi, kinh tế suy giảm ảnh hưởng rất lớn đến cầu của thị trường, từ đó ảnh hưởng đến Chào bán công khai lần đầu (Initial Public Offering – IPO); 3) Đối tượng cổ phần hóa là những doanh nghiệp quy mơ lớn phức tạp hơn, cần nhiều thời gian hơn cho quá trình sắp xếp, tái cơ cấu đi liền với cổ phần hóa; 4) Sự quyết tâm và quyết liệt của người chỉ đạo, điều hành tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN thuộc các Bộ, ngành có ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện cổ phần hóa của Bộ, ngành; 5) Đặc điểm của ngành, lĩnh vực hoạt động cũng là nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa.

Một phần của tài liệu LA TranAnhDuc-Phát triển kinh tế thị trường ở nước Cộng hoà Hồi giáo Iran từ năm 1989 tới 2019 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w