CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế thị trường
2.1.2. Một số đặc điểm của kinh tế thị trường
Thứ nhất, hoạt động của kinh tế thị trường phải dựa trên các cơ chế và các quy luật thị trường.
Cơ chế thị trường đảm bảo cho sự vận hành của hệ thống kinh tế thị trường. Đây là cơ chế về mối liên hệ và tác động qua lại của các bộ phận cơ bản của thị trường như cung, cầu và giá cả. Hệ thống thị trường thực hiện vai trò phối hợp hoạt động giữa các chủ thể và điều tiết sự phân bổ phúc lợi cũng như nguồn lực thông qua các quy luật thị trường. Kinh tế thị trường phải tuân theo các quy luật như quy luật giá trị, quy luật giá trị thặng dư, quy luật cung - cầu, quy luật lưu thông tiền tệ.
Quy luật giá trị: là quy luật chung, mang tính căn bản của kinh tế hàng hoá. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hố trên cơ sở hao phí lao động xã hội. Điều cần nhấn mạnh là khi thừa nhận sự tồn tại và vận hành của quy luật giá trị, thì mọi hình thức can thiệp trực tiếp của Nhà nước hay các doanh nghiệp vào mức giá cả thị trường đều làm biến dạng hệ thống giá cả. Bản chất đây là xu hướng phủ nhận quy luật giá trị nói riêng và phủ nhận kinh tế thị trường nói chung. Các hình thái độc quyền (dù ở mức độ Nhà nước hay tư nhân) đều là những biểu hiện của xu hướng này. Quy luật giá trị là quy luật chung của mọi nền kinh tế thị trường, tự bản thân nó khơng mang đặc trưng và bản chất chế độ xã hội.
Quy luật giá trị thặng dư: là quy luật kinh tế cơ bản của mọi nền kinh tế thị trường phát triển, đặc trưng cho thời đại kinh tế tích luỹ và tăng trưởng. Bởi xét cho cùng để tăng trưởng nhanh, tái sản xuất mở rộng nhiều, tích luỹ lớn phải dựa trên cơ sở giá trị thặng dư. Theo C. Mác thì sản xuất giá trị thặng dư là quá trình sản xuất giá trị được kéo dài vượt quá một điểm nào đấy hoặc vượt quá giá trị sức lao động. Về nguyên tắc, quá trình sản xuất giá trị và giá trị thặng dư là thống nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhưng trong điều kiện tư bản chủ nghĩa, nhằm phục vụ mục tiêu chiếm đoạt giá trị thặng dư làm giàu cho giới chủ tư bản, cịn lại là tích luỹ sự nghèo khổ đối với những người lao động. Đó là tính chất tư bản chủ nghĩa của quy luật giá trị thặng dư. Quy luật giá trị thặng dư sẽ biến đổi tùy theo tính chất của nhà nước nắm quyền.
Trong nền kinh tế thị trường, cần hạn chế và đi đến loại bỏ tính chất bóc lột và sự tích luỹ nghèo khổ, biến quy luật giá trị thặng dư phục vụ cho tích luỹ và tái sản xuất mở rộng, cải thiện cuộc sống và phúc lợi, làm giàu cho xã hội. Nhà kinh doanh nếu kinh doanh có hiệu quả, tơn trọng pháp luật, làm tốt các nghĩa vụ xã hội, nộp thuế và trả cơng lao động thích đáng... thì khơng thể coi là bóc lột, đồng thời vẫn có khả năng tạo ra nhiều giá trị thặng dư, tích luỹ tài sản xuất mở rộng.
Quy luật cạnh tranh: quy luật quan trọng, đặc trưng cho vận hành của cơ chế thị trường. Trong các nền kinh tế tự nhiên và kinh tế kế hoạch hoa mệnh lệnh không tồn tại cạnh tranh, vì thể sự phát triển, tiến bộ ở đây khơng trở thành một tất yếu. Cạnh tranh chủ yếu mang tính tích cực; nó thúc đẩy cải tiến hợp lý hố sản xuất
kinh doanh, áp dụng tiến bộ khoa học và cơng nghệ, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động và phát triển lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng tiềm ẩn xu hướng dẫn tới độc quyền tự nhiên, những kẻ chiến thắng trong cạnh tranh ln tìm mọi cách củng cố địa vị bá chủ, quay trở lại giết chết cạnh tranh. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần khuyến khích và tạo điều kiện cho cạnh tranh lành mạnh, hơn nữa, không chỉ là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và hàng hoá dịch vụ sản xuất trong nước mà quan trọng là phải tăng cường sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và hàng hoá dịch vụ trong nước với nước ngoài.
Thứ hai, các quy luật của kinh tế thị trường vận động thông qua hệ thống thị trường.
Hệ thống thị trường là một trong những yếu tố cơ bản của thể chế kinh tế thị trường hiện đại. Khơng có hệ thống thị trường thì sẽ khơng có cơ chế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, thị trường là tín hiệu, cầu nối giữa người tiêu dùng và người sản xuất; thị trường là điều kiện, môi trường cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; thị trường là nơi hình thành giá cả; thị trường tạo điều kiện cho sự gắn kết các hoạt động kinh tế giữa các ngành, các vùng, giữa nông thôn và thành thị, giữa các quốc gia và thúc đẩy tồn cầu hố kinh tế.
Các quy luật của kinh tế thị trường vận động thơng qua hệ thống thị trường. Trong q trình hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường, thị trường đã xuất hiện từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp, bao gồm nhiều loại thị trường khác nhau. Nhìn chung, có ba cách phân chia thị trường như sau: Một là, dựa vào thuộc tính hàng hố. Hai là, dựa vào khu vực lưu thơng hàng hố. Ba là, dựa vào trình tự thời gian lưu thơng hàng hố. Có thể thấy phân chia hệ thống thị trường theo thuộc tính hàng hố phản ánh một cách đầy đủ nhất về hệ thống thị trường. Việc phân chia thị trường theo cách này bao quát được những đặc trưng cơ bản nhất của từng loại thị trường.
Trên cơ sở phân chia thị trường theo thuộc tính hàng hố, trong nền kinh tế thị trường hiện đại có các loại thị trường cơ bản như sau: thị trường hàng hoá và dịch vụ; thị trường lao động; thị trường bất động sản; thị trường tài chính; thị trường khoa học và cơng nghệ. Các loại thị trường này có quan hệ tương tác và thúc đẩy
lẫn nhau, tạo thành một hệ thống thị trường thống nhất. Nếu như một loại thị trường nào đó khơng phát triển, hoặc trong trạng thái trì trệ thì sẽ tác động đến sự phát triển và phát huy chức năng của các loại thị trường khác, làm méo mó hệ thống thị trường, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tổng thể của hệ thống thị trường.
Trong hệ thống thị trường trên, thị trường hàng hố và dịch vụ có vai trị khởi đầu, thức tỉnh sự phát triển các loại thị trường khác. Sự phát triển của thị trường này phản ánh trình độ phát triển của phân cơng lao động xã hội, là tiền đề thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại thị trường khác. Thị trường hàng hoá và dịch vụ phát triển sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển sôi động của thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường tài chính, thị trường khoa học và công nghệ. Mặt khác, để phát triển thị trường hàng hố và dịch vụ đến trình độ cao, cần phải phát triển và hoàn thiện các loại thị trường này. Nếu khơng có thị trường hàng hố và dịch vụ đáp ứng đủ nhu cầu hàng hố và dịch vụ, khơng có thị trường lao động cung ứng lao động đáp ứng yêu cầu thị trường lao động thì thị trường tài chính, thị trường khoa học và cơng nghệ cũng khơng thể phát triển được.
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi loại thị trường có một vai trị nhất định và các loại thị trường có mối liên hệ hữu cơ, tương tác lẫn nhau. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường mới bắt đầu hình thành, việc trao đổi hàng hố và dịch vụ là nội dung cơ bản nhất của trao đổi trên thị trường. Vì vậy, cần tập trung phát triển thị trường này để tạo nền tảng phát triển các loại thị trường khác. Thị trường lao động điều tiết một trong những nguồn lực quyết định nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội, là nơi giao dịch và phân bố nguồn nhân lực. Việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu lao động có trình độ cao, cơ cấu lao động hợp lý luôn là mục tiêu hướng tới của các nền kinh tế. trường hiện đại. Vì vậy, thị trường lao động là một trong thi những nhân tố quan trọng nhất tạo động lực thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường tăng trưởng nhanh và bền vững. Thị trường bất động sản, thị trường khoa học và cơng nghệ và thị trường tài chính là loại thị trường bậc cao, được hình thành và từng bước hoàn thiện trên cơ sở phát triển của nền kinh tế hàng hoá và sự phát triển của khoa học và cơng nghệ. Trong q trình đó, thị trường tài chính có vai trị đặc biệt quan trọng. Trong nền
kinh tế thị trường hiện đại, việc phân bổ nguồn lực, trước hết biểu hiện ở sự phân bổ nguồn vốn và được thực hiện thơng qua thị trường tài chính. Do vậy, thị trường tài chính là huyết mạch của hệ thống thị trường.
Thứ ba, để phát triển kinh tế thị trường cần có các nguồn lực đa dạng.
Trong thời đại ngày nay, thời đại mà khoa học và công nghệ phát triển nhanh như vũ bão, thời đại tri thức đang trở thành yếu tố quyết định của sự phát triển và toàn cầu hố là một tất yếu khơng thể cưỡng lại được, thì nguồn lực của một nền kinh tế bao gồm năm nhóm cơ bản: nguồn lực con người mà trung tâm là nguồn lực lao động; nguồn lực đất đai và tài nguyên (rừng, biển, nguồn nước, khoáng sản v.v.); các nguồn lực vốn tài chính; nguồn lực khoa học và cơng nghệ; nguồn lực phi vật thể. Nguồn lực có thể coi là những thành phần cốt lõi tạo ra nền kinh tế của một quốc gia và bảo đảm cho nó phát triển liên tục, bền vững. Trong cơ cấu các nguồn lực, mỗi nhóm nguồn lực có vị trí, vai trị khác nhau, tuỳ thuộc vào thời đại, vào thực trạng và chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Nguồn lực con người: Nguồn lực con người được hiểu là tổng hoà trong thể thống nhất hữu cơ giữa năng lực xã hội của con người (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hội của con người. Tính thống nhất đó được thể hiện ở q trình biến nguồn lực con người thành vốn con người. Nguồn lực con người có nội hàm rất rộng, bao gồm các yếu tố cấu thành về lực lượng (số lượng), tri thức, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tính năng động xã hội và sức sáng tạo, cũng như truyền thống lịch sử và nền văn hoá mà con người được thụ hưởng. Ở nền kinh tế nào cũng vậy, nguồn lực con người đều giữ vai trò quyết định đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Trong nền kinh tế kém phát triển, sản xuất cịn mang nặng tính tự nhiên, tự cấp, tự túc, con người tuy trình độ hiểu biết về mọi mặt, nhất là hiểu biết về thế giới tự nhiên còn hết sức hạn chế, song vẫn là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển của nền kinh tế. Trong thế giới hiện đại, khi nền kinh tế của nhân loại đang dần chuyển sang nền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hố đang diễn ra hết sức nhanh chóng thì vai trị quyết định của nguồn nhân lực đối với phát triển lại càng rõ nét hơn. Nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, luôn luôn là nguồn lực to lớn của sự phát triển kinh tế - xã hội, là
yếu tố vật chất quan trọng nhất, quyết định nhất của lực lượng sản xuất, của nền kinh tế, của xã hội, cũng như của việc sử dụng các tiến bộ khoa học và cơng nghệ mới vào quy trình sản xuất, và vì vậy, nó là một trong những yếu người khơng chỉ tố quyết định nhất của tăng trưởng kinh tế.
Nguồn lực đất đai và tài nguyên thiên nhiên: Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tặng vật của tự nhiên cho con người, là điều kiện của lao động; đất đai kết hợp với lao động là nguồn gốc sinh ra mọi của cải vật chất trên đời. Đất đai khơng chỉ cho con người chỗ ở, mà cịn tham gia vào mọi hoạt động kinh tế - xã hội của con người. Tất nhiên, sự tham gia này có khác nhau giữa các ngành, các lĩnh vực. Khác với các nguồn lực khác, nguồn lực đất đai rất có hạn về mặt diện tích (cả thế giới bị giới hạn bởi diện tích của trái đất, trong từng quốc gia bị giới hạn bởi biên giới giữa các quốc gia, từng địa phương bị giới hạn bởi địa giới hành chính. Vì những đặc điểm nêu trên của đất đai, nên đòi hỏi con người trong quá trình sử dụng phải biết phân bố hợp lý nguồn lực này giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội, đặc biệt là phải biết tiết kiệm đất và làm cho độ màu mỡ của nó khơng ngừng tăng lên (trong nơng nghiệp). Cùng với đất đai, rừng, biển, khoáng sản cũng là những tặng vật vô giá của tự nhiên cho con người và chúng cũng là những nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển của mọi nền kinh tế.
Nguồn lực vốn tài chính: Chúng ta có thể hiểu nguồn lực vốn tài chính là lượng vốn thực tế dưới dạng tiền tệ và quy đổi ra tiền tệ đã và đang được huy động để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước. Trong điều kiện ngày nay, khi mà hội nhập khu vực và thế giới đã trở thành một xu hướng mạnh mẽ, mang tính tất yếu của tất cả các nền kinh tế, thì nguồn lực vốn tài chính của một quốc gia thường xuất phát từ hai nguồn gốc: trong nước và ngoài nước. Nguồn vốn trong nước gồm có phần tích luỹ được của ngân sách nhà nước, của các doanh nghiệp và của mọi tầng lớp dân cư. Thông thường, để phát triển kinh tế - xã hội, các quốc gia đều phải tìm mọi cách để huy động một cách tối đa nguồn lực vốn tài chính có trong nước và coi đó là yếu tố quyết định của sự phát triển. Nguồn vốn ngồi nước gồm có vốn tài trợ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài, vốn đầu tư trực tiếp của các nhà sản xuất kinh doanh, vốn tín
dụng của các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế, vốn do người định cư ở nước ngồi gửi về cho gia đình, hoặc đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh ở trong nước.
Có vốn, các quốc gia sẽ có điều kiện đầu tư mạnh cho việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho mình, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng được những địi hỏi khắt khe của nền sản xuất có kỹ thuật và cơng nghệ hiện đại. Có vốn, các nước mới có thể hoặc là đầu tư cho việc nghiên cứu, tạo ra các kỹ thuật, cơng nghệ, máy móc, thiết bị mới, hiện đại (đối với các nước có tiềm lực khoa học và công nghệ mạnh), hoặc là đầu tư để nhập khẩu các thứ đó (đối với các nước tiềm lực khoa học và công nghệ hạn chế nhằm làm cho nền kinh tế phát triển nhanh, tạo ra được nhiều sản phẩm mới có chất lượng tốt, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Có vốn, mỗi nước mới có điều kiện để xây dựng v hiện đại hoá nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội (gồm kết cấu hạ tầng kinh tế. kỹ thuật, kết cấu hạ tầng xã hội và kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc bảo vệ mơi trường). Và cuối cùng là, có vốn người ta mới có điều kiện để chuyển dịch cơ cấu lại một cách nhanh chóng các ngành, các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo hướng hiệu quả và phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế