Tình huống BT N: Gỗ trịn

Một phần của tài liệu MẬT BÁO 2022 (Trang 29 - 34)

4 .Vụ kiện thép –Hoa Kỳ

14. Tình huống BT N: Gỗ trịn

Ngày 11/01/2020 BINBOP (Việt Nam) và NANA (Argentina) ký kết hợp đồng mua bán gỗ tròn theo điều kiện FOB cảng Hải Phịng Incoterms 2020, thanh tốn bằng TT (phương thức thanh tốn sau) trong vịng tám ngày sau khi người mua nhận được chứng từ vận tải gốc, người hưởng lợi là người bán (BINBOP).

BINBOP đã giao hàng cho NANA ngày 22/01/2020. Sau khi giao hàng, BINBOP đã chuyển cho NANA vận đơn gốc và hóa đơn thương mại đề ngày 22/01/2020 địi tiền hàng, nhưng cuối cùng BINBOP vẫn không nhận được tiền hàng. Ngày 14/04/2020 BINBOP gửi cho NANA thư u cầu thanh tốn, trong đó, u cầu NANA phải thanh tốn tiền hàng cho BINBOP trong vịng 15 ngày kể từ ngày gửi thư yêu cầu, thời hạn trả chậm nhất là ngày 28/04/2020. BINBOP, sau nhiều lần đòi tiền mà khơng được trả, đã khởi kiện NANA, địi NANA phải trả các khoản tiền sau:

- Tiền hàng;

- Tiền lãi của tiền hàng;

- Phí tư vấn pháp lý, phí dịch thuật, phí liên lạc điện thoại và fax.

NANA đã phản bác rằng mình đã ký hợp đồng với BINBOP (hợp đồng ký ngày 11/01/2020) để nhập khẩu ủy thác cho TEPTIU. Một biên bản thỏa thuận khác ký ngày 11/01/2020 giữa ba bên (BINBOP, NANA, và TEPTIU) thì trách nhiệm thanh tốn tiền hàng cho BINBOP là TEPTIU, cho nên BINBOP khơng có quyền kiện NANA trả tiền hàng. Ba bên khơng có điều khoản quy định Biên bản thỏa thuận là một bộ phận của Hợp đồng mua bán hàng hóa.

(i) Xác định thời điểm chuyển giao rủi ro đối với hàng hóa, nghĩa vụ vận chuyển, bảo hiểm và thông quan xuất nhập khẩu của các bên trong trường hợp trên.

(ii) Xác định bên có nghĩa vụ trả tiền hàng cho BINBOP.

(iii) Bên có nghĩa vụ trả tiền hàng có nghĩa vụ trả tiền lãi của tiền hàng khơng? Nếu có, xác định mốc thời gian tính lãi suất. Các phí do BINBOP liệt kê trong đơn khởi kiện liệu có được trọng tài chấp nhận?

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Theo nội dung tình huống, có thể xác định BINBOP là bên bán, NANA là bên mua hàng, hai bên đã thống nhất thỏa thuận trong hợp đồng sử dụng điều kiện FOB, cụ thể là FOB cảng Hải Phòng Incoterms 2020. Do đó, có thể khẳng định được địa điểm cảng giao hàng ở đây là cảng Hải Phòng và điều kiện FOB được sử dụng sẽ tuân theo các quy định của Incoterms 2020.

1. Xác định thời điểm chuyển giao rủi ro đối với hàng hóa, nghĩa vụ vận chuyển, bảo hiểm và thông quan xuất nhập khẩu của các bên trong trường hợp trên.

Giả sử hai bên đã thỏa thuận với nhau ngày 22/1/2020 giao hàng.

Thời điểm chuyển giao rủi ro đối với hàng hóa: Căn cứ vào A3 và B3 Điều kiện giao

hàng FOB - Incoterms 2020

Khi BINBOP đặt hàng hóa trên boong tàu được chỉ định bởi cơng ty NaNa tại cảng bốc hàng là cảng Hải Phịng trong ngày 22/1/2020 là đã hết trách nhiệm, rủi ro được chuyển

qua bên mua là công ty NANA. Bên BINBOP phải giao hàng bằng cách đặt hàng hóa lên boong tàu do bên NANA chỉ định tại cảng xếp hàng chỉ định cụ thể là hai bên đã thỏa thuận là cảng Hải Phòng và theo thời gian đã thỏa thuận.

Nghĩa vụ vận chuyển: Căn cứ vào A4 và B4 Điều kiện giao hàng FOB - Incoterms

2020

BINBOP khơng có nghĩa vụ với NANA về việc ký kết hợp đồng vận tải. Tuy nhiên, BINBOP phải cung cấp cho NANA nếu NANA yêu cầu, với rủi ro và chi phí do NANA chịu, BINBOP phải giúp đỡ NANA để lấy bất kỳ thông tin hay chứng từ cần thiết nào, kể cả thông tin an ninh mà NANA cần để xuất khẩu hay tổ chức vẫn tải hàng hóa đến điểm đích.

BINBOP có thể đồng ý hoặc không đồng ý giúp NANA, những nếu đồng ý phải giúp NANA ký kết hợp đồng vận tải dựa trên những điều khoản thơng thường phù hợp với loại hàng đó, mọi chi phí và rủi ro do NANA chịu.

Bảo hiểm: Căn cứ vào A5 và B5 Điều kiện giao hàng FOB - Incoterms 2020

Bên BINBOP và NANA đều khơng có nghĩa vụ về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu bên NANA yêu cầu, thì BINBOP phải chịu rủi ro và chi phí để cung cấp các thơng tin mà bên NANA cần phục vụ cho việc mua bảo hiểm hàng hóa.

Thơng quan xuất, nhập khẩu: Căn cứ vào Khoản 3, A7, B7 Điều kiện giao hàng FOB

- Incoterms 2020.

Bên BINBOP phải thơng quan xuất khẩu cho hàng hóa nếu cần. Tuy nhiên, BINBOP khơng có nghĩa vụ phải thơng quan nhập khẩu hoặc thông quan quá cảnh tại nước thứ ba mà hàng hóa phải đi qua, khơng phải trả thuế nhập khẩu hoặc chi phí làm thủ tục thơng quan nhập khẩu.

Bên BINBOP sẽ chịu chi phí làm thủ tục xuất khẩu, vận chuyển hàng hóa đến cảng và đưa hàng lên tàu, nếu trước khi hàng được đặt an toàn lên trên tàu xảy ra hỏng hóc hay mất mát hàng hóa thì BINBOP sẽ phải chịu chi phí phát sinh đó. Cịn bên NANA sẽ trả tiền hàng cho người bán cụ thể là theo phương thức trả sau, chịu chi phí thuê phương tiện vận tải chuyên trở hàng hóa, chịu các chi phí liên quan đến làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa, quá cảnh ở nước thứ ba nếu cần, và sẽ phải chịu các chi phí phát sinh nếu xảy ra hỏng hóc, mất mát hàng hóa sau khi hàng hóa đã được bên mua đặt an toàn trên tàu.

Hợp đồng mua bán hàng hóa nêu trên được ký giữa BINBOP (Việt Nam) và NANA (Argentina) – Việt Nam và Argentina đều là thành viên của CISG nên CISG được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng mua bán này.

BINBOP đã giao hàng cho NANA ngày 22/01/2020. Sau khi giao hàng, BINBOP đã chuyển cho NANA vận đơn gốc và hóa đơn thương mại đề ngày 22/01/2020 đòi tiền hàng, nhưng cuối cùng BINBOP vẫn không nhận được tiền hàng. Ngày 14/04/2020 BINBOP gửi cho NANA thư yêu cầu thanh toán. Kể từ thời điểm BINBOP giao hàng và cung cấp vận đơn và hóa đơn thương mại cho NANA, BINBOP đã thực hiện xong nghĩa vụ giao hàng theo quy định tại mục A12, A63 Điều kiện giao hàng FOB và Điều 30 CISG cho nên theo quy định tại Điều 7.2.1 Bộ nguyên tắc UNIDRIOT4 BINBOP có quyền địi hỏi NANA trả tiền hàng. NANA là doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng mua bán với BINBOP theo điều kiện FOB cảng Hải Phòng Incoterms 2020 nên theo quy định tại mục B1 Điều kiện giao hàng FOB5 và Điều 53 CISG6 NANA phải có nghĩa vụ thanh tốn tiền hàng cho BINBOP theo như quy định trong hợp đồng mua bán.

Tuy nhiên, NANA đã phản bác rằng mình đã ký hợp đồng với BINBOP (hợp đồng ký ngày 11/01/2020) để nhập khẩu ủy thác cho TEPTIU. Lập luận phản bác của NANA là không hợp lý. Bởi, ủy thác nhập khẩu được hiểu là một thỏa thuận, trong đó người nhập khẩu tìm một doanh nghiệp, tổ chức để đứng ra thay mặt họ nhập khẩu hàng từ nước ngồi về. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp, tổ chức nhận ủy thác sẽ đứng tên trên toàn bộ giấy tờ, chịu mọi trách nhiệm pháp lý cũng như hoàn tất toàn bộ thủ tục mua hàng thay cho người nhập khẩu thực sự; và ở đây TEPTIU được xác định là bên ủy thác nhập khẩu còn NANA là bên nhận ủy thác nhập khẩu. Hợp đồng mua bán gỗ tròn ở đây là một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa một bên là BINBOP (bên bán) và một bên là NANA (bên mua) mà khơng có sự tham gia của bên thứ ba – TEPTIU.

Đồng thời, theo nội dung vụ việc, các bên khơng có điều khoản quy định Biên bản thỏa thuận (được ký ngày 11/01/2020 giữa ba bên BINBOP, NANA, và TEPTIU trong đó trách nhiệm thanh tốn tiền hàng cho BINBOP là TEPTIU) là một bộ phận của hợp đồng mua bán hàng hóa. Vì vậy, NANA là bên có nghĩa vụ trả tiền hàng cho BINBOP.

2 Mục A1 FOB cảng Hải Phòng Incoterms 2020: “Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp với hợp đồng mua bán và bất kỳ bằng chứng phù hợp mà có thể được đề cập đến trong hợp đồng...”.

3 Mục A6 FOB cảng Hải Phòng Incoterms 2020 quy định: “Người bán, bằng chi phí của mình, phải cung cấp cho người mua những bằng chứng thông thường về việc hàng hóa đã được giao theo như Mục A2...”.

4 Điều 30 CISG về nghĩa vụ của người bán: “Người bán có nghĩa vụ giao hàng, giao chứng từ liên quan đến hàng hóa và chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa theo đúng quy định của hợp đồng và Cơng ước này”.

5 Mục B1 FOB cảng Hải Phòng Incoterms 2020 về nghĩa vụ của bên mua: “Người mua phải thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng mua bán...”

6 Điều 53 CISG về nghĩa vụ của người mua: “Người mua có nghĩa vụ thanh tốn tiền hàng và nhận hàng theo quy định của hợp đồng và của Công ước này”.

3. Bên có nghĩa vụ trả tiền hàng có nghĩa vụ trả tiền lãi của tiền hàng khơng? Nếu có, xác định mốc thời gian tính lãi suất. Các phí do BINBOP liệt kê trong đơn khởi kiện liệu có được trọng tài chấp nhận?

Theo chứng minh tại câu 2 thì NANA được xác định là bên có nghĩa vụ trả tiền hàng cho BINBOP. Đồng thời, về nghĩa vụ trả tiền lãi của tiền hàng, thì căn cứ vào Khoản 1 Điều 7.4.9 Bộ nguyên tắc UNIDROIT về lãi suất trong việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán

quy định: "1. Trong trường hợp khơng được thanh tốn một khoản tiền đến hạn, bên có quyền được quyền yêu cầu bên kia khoản tiền lãi cho khoản tiền này từ thời hạn thanh toán đến hạn cho đến ngày thanh tốn, cho dù có hay khơng việc miễn trừ.". Tức là, BINBOP có quyền yêu cầu NANA về khoản tiền lãi cho khoản tiền mà NANA phải thanh tốn.

Như vậy, NANA có nghĩa vụ trả tiền hàng và phải trả cả tiền lãi của tiền hàng cho BINBOP.

BINBOP đã giao hàng cho NANA vào ngày 22/01/2020 cùng vận đơn gốc và hoá đơn thương mại. Trong hợp đồng mua bán hàng hố có quy định rõ bên mua sẽ thanh tốn cho bên bán trong vịng 8 ngày sau khi người mua nhận được chứng từ vận tải gốc. Tuy nhiên, BINBOP vẫn không nhận được tiền hàng từ phía NANA nên ngày 14/04/2020, BINBOP tiếp tục gửi cho NANA thư yêu cầu thanh tốn. Trong đó, BINBOP u cầu NANA phải thanh tốn tiền hàng cho BINBOP trong vịng 15 ngày kể từ ngày gửi thư yêu cầu, thời hạn trả chậm nhất là ngày 28/04/2020.

Căn cứ khoản 1 ĐIỀU 7.1.5 Bộ nguyên tắc UNIDROIT (Thời hạn bổ sung thực hiện nghĩa vụ): “Trong trường hợp khơng thực hiện, bên có quyền có thể thơng báo gia

hạn thêm cho bên có nghĩa vụ một thời hạn bổ sung để bên này thực hiện nghĩa vụ.” Căn cứ khoản 1 ĐIỀU 7.4.9 Bộ nguyên tắc UNIDROIT (Lãi từ việc khơng thanh tốn) “Trong trường hợp khơng được thanh tốn một khoản tiền đến hạn, bên có quyền

được quyền yêu cầu bên kia khoản tiền lãi cho khoản tiền này từ thời hạn thanh toán đến hạn cho đến ngày thanh tốn, cho dù có hay khơng việc miễn trừ.”

Vì vậy mặc dù ngày đến hạn thanh toán trên hợp đồng là ngày 22/01/2020 nhưng bên có quyền tức BINBOP đã gia hạn thời hạn thanh toán đến ngày 28/4/2020 (chậm nhất 15 ngày kể từ ngày gửi thư yêu cầu). Cho nên, mốc thời gian tính lãi suất chính là kể từ ngày 29/04/2020, sau khi đã kết thúc thời hạn trả chậm nhất BINBOP yêu cầu NANA thanh toán tiền hàng trong thư yêu cầu thanh tốn.

Ngồi tiền hàng và tiền lãi được ấn định cho việc bồi thường thiệt hại thường là đủ để bồi thường hậu quả của việc chậm thanh toán gây ra. Nhưng nếu như việc chậm thanh tốn này cịn gây ra những thiệt hại khác thì bên bị thiệt hại có thể được nhận khoản tiền

bồi thường tiếp theo, với điều kiện bên này phải chứng minh được là có thiệt hại và đáp ứng những yêu cầu về tính chắc chắn và dự liệu trước căn cứ theo Khoản 3 Điều 7.4.9 Bộ

nguyên tắc UNIDROIT quy định về lãi suất trong việc vi phạm nghĩa vụ thanh tốn:

"Bên có quyền ngồi ra cịn được quyền u cầu bồi thường cho mọi thiệt hại bổ sung.". Đồng thời, tại Điều 7.4.2 Bộ nguyên tắc UNIDROIT quy định: “1. Bên có quyền có quyền địi bồi thường tồn bộ những thiệt hại mà mình đã phải chịu từ việc khơng thực hiện. Thiệt hại bao gồm những tổn thất mà bên này đã phải gánh chịu và những lợi ích bị mất đi, có tính đến mọi khoản lợi cho bên có quyền từ một khoản chi phí hay tổn thất tránh được. 2. Thiệt hại có thể là phi tiền tệ và bắt nguồn đặc biệt từ nỗi đau thể chất hoặc tinh thần.”

Theo nội dung vụ việc, BINBOP đã khởi kiện NANA và địi NANA phải trả các khoản phí: Tiền hàng; tiền lãi của tiền hàng và phí tư vấn pháp lý, phí dịch thuật, phí liên lạc điện thoại và fax. Đây hồn tồn là những khoản phí phát sinh tối thiểu do việc khơng thanh toán tiền hàng của NANA (bên mua) nhưng phía BINBOP sẽ phải có nghĩa vụ chứng minh được là có những thiệt hại đó, kể cả là phí liên lạc điện thoại và fax mới có thể được trọng tài chấp nhận và yêu cầu NANA có trách nhiệm thanh tốn các khoản phí này cho mình.

Một phần của tài liệu MẬT BÁO 2022 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w