Ảnh hưởng của thời gian đến khả năng hấp phụ NO3 của vỏ lạc

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng hấp phụ chọn lọc của than sinh học biến tính từ vỏ lạc đối với no3- trong nước (Trang 28 - 29)

Kết quả cho thấy khi thời gian tăng dần thì hiệu suất hấp phụ của than có chiều hướng tăng. Hiệu suất hấp phụ của than tương đối tốt, trên 50% ở tất cả khoảng thời gian. Khoảng thời gian 0,5 đến 1 giờ, hiệu suất tăng mạnh từ 54,9% lên 74,5%, khoảng thời gian từ 1 giờ trở đi, hiệu suất tăng chậm. Có thể lý giải là do ban đầu, các lỗ trống trên bề mặt vật liệu còn nhiều, tạo điều kiện cho các ion NO3-

dễ dàng bám vào các lỗ hổng đó làm hiệu suất hấp phụ tăng nhanh. Khi các lỗ này bị lấp gần hết, đồng thời quá trình khuếch tán các ion NO3- từ bề mặt than ra dung dịch tăng lên làm hiệu suất hấp phụ tăng chậm, đạt cực đại và giảm chậm. Quá trình hấp phụ với khuếch tán diễn ra đồng thời, khi hai quá trình này cân bằng thì hiệu suất hấp phụ ổn định và thấp hơn hiệu suất cực đại. Hiệu suất giảm ít lúc 7 giờ xuống còn 80,4% và lại tăng lúc 24 giờ lên 85,4%. Bắt đầu sau mốc 4 giờ, hiệu suất

hấp phụ tăng không đáng kể, tăng 2% trong 2 giờ (từ mốc 4 đến mốc 6 giờ) nên nghiên cứu lựa chọn mốc 4 giờ làm thời gian tiến hành các thí nghiệm tiếp theo. Dung lượng hấp phụ của than sinh học tại thời gian 4 giờ là 8,27 mg/g.

Kiểm tra sự có mặt của NO3- trong than và nước cất để pha dung dịch không phát hiện nitrat.

3.2.2. Ảnh hưởng của các giá trị pH khác nhau đến quá trình hấp phụ

Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH khác nhau đến quá trình hấp phụ NO3-

với nồng độ ban đầu 20 mg/L của vật liệu vỏ lạc trong khoảng pH từ 4 đến 9 được biểu diễn trong hình 4.

3 4 5 6 7 8 9 10 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 pH H %

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng hấp phụ chọn lọc của than sinh học biến tính từ vỏ lạc đối với no3- trong nước (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w