Phần mềm thành phần

Một phần của tài liệu He_thong_dieu_khien_phan_tan (Trang 37 - 39)

Phần mềm thành phần (component software) là một hướng đi mới, phát triển trên cơ sở phương pháp lập trình hướng đối tượng. Lập trình hướng đối tượng cho phép sử dụng lại phần mềm (dưới dạng các class) vào giai đoạn biên dịch (compile-time), trong khi phần mềm thành phần cho phép sử dụng lại phần mềm (dưới dạng các component) vào cả giai đoạn biên dịch và giai đoạn chạy (run-time). Do vậy, theo tư tưởng phần mềm thành phần, ngơn ngữ lập trình cũng như “lớp” là thứ yếu, giao diện mới là quan trọng. Nói như vậy tức là một thành phần phần mềm (component) là các phần mềm có thể được viết ở các ngơn ngữ khác nhau, đã được hồn chỉnh, biên dịch và đóng gói, có các giao diện chuẩn để có thể sử dụng thuận tiện, linh hoạt trong nhiều ứng dụng khác nhau mà không cần biên dịch lại. Thậm chí trong một số trường hợp, việc sử dụng các thành phần phần mềm có sẵn khơng địi hỏi lập trình. Ví dụ người soạn thảo một văn bản có thể sử dụng kết hợp các thành phần phần mềm có sẵn như trình soạn thảo cơng thức, vẽ đồ thị, ... mà cảm tưởng như tất cả đều nằm trong chương trình soạn thảo văn bản.

Một số ví dụ mơ hình phần mềm thành phần tiêu biểu là: • Delphi VC

• JavaBeans

• Visual Basic VBX • ActiveX-Controls

Có thể nói, hầu hết các hệ thống phát triển ứng dụng trong các hệ điều khiển phân tán hiện nay thực hiện triệt để tư tưởng hướng đối tượng và phần

© 2005, Hồng Minh Sơn mềm thành phần. Tư tưởng sử dụng khối hàm, các khối đồ họa, các khối chương trình trong nhiều hệ thống là những ví dụ tiêu biểu.

5.4 Đối tượng phân tán

Đối tượng phân tán cũng là một hướng phát triển tự nhiên từ phương pháp luận hướng đối tượng, bên cạnh phần mềm thành phần. Trong khi phần mềm thành phần quan tâm tới việc đóng gói các đối tượng để có thể sử dụng lại một cách thuận tiện, thì đối tượng phân tán tập trung vào vấn đề kiến trúc các đối tượng có khả năng giao tiếp một cách trong suốt trên các nền và hệ thống mạng khác nhau (giao tiếp ngầm). Cũng giống như phần mềm thành phần, một đối tượng phân tán có thể thực hiện ở một ngơn ngữ bất kỳ, nhưng nó phải có các giao diện theo một chuẩn nào đó để có thể hợp tác với nhau liên q trình và xuyên mạng một cách đơn giản như hai đối tượng trong một chương trình. Nói như vậy, một đối tượng phân tán cũng được sử dụng khi đã biên dịch, đóng gói hồn chỉnh dưới dạng một server. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng có thể vẫn địi hỏi phải lập trình phía client (một đối tượng phân tán hoặc một chương trình ứng dụng thơng thường). Ngày nay, đối tượng phân tán và phần mềm thành phần đã gặp nhau ở nhiều điểm, ví dụ trong cơng nghệ COM/DCOM/ActiveX.

Nói tóm lại, một đối tượng phân tán là một đối tượng phần mềm trong một hệ thống phân tán, có thể được sử dụng bởi các chương trình ứng dụng hoặc các đối tượng khác thuộc cùng một q trình tính tốn, thuộc một q trình tính tốn khác hoặc thuộc một trạm khác trong mạng theo một phương thức thống nhất thông qua giao tiếp ngầm (không để ý tới giao thức truyền thông cụ thể, trong suốt với hệ điều hành, kiến trúc phần cứng và hệ thống mạng). Một đối tượng phân tán có các thuộc tính có thể truy cập được từ xa, có các phép tốn có thể gọi được từ xa.

Mỗi đối tượng phân tán (distributed object) - bất kể dạng thực hiện, nền triển khai và vị trí cài đặt - đều có căn cước phân biệt và có thể được sử dụng như các đối tượng nội trình (in-process object). Lợi thế quyết định ở đây là việc tạo dựng một ứng dụng phân tán được thực hiện ở mức trừu tượng cao hơn so với kiểu lập trình mạng cổ điển, nhờ vậy trên ngun tắc khơng khác biệt so với tạo dựng một ứng dụng đơn độc (stand-alone application).

Để đạt được điều đó, ta cần sự hỗ trợ hữu hiệu của một phần mềm khung (framework). Hiện nay có hai mơ hình chuẩn cho những cơng trình khung đó là DCOM và CORBA. CORBA cho phép sử dụng một cách rộng rãi và linh hoạt hơn, trong khi DCOM hiện nay hầu như chỉ sử dụng được trên các hệ Microsoft Windows (95, 98, NT, 2000).

© 2005, Hồng Minh Sơn

6 KIẾN TRÚC ĐỐI TƯỢNG PHÂN TÁN

Một kiến trúc đối tượng phân tán định nghĩa mơ hình các đối tượng phân tán, mơ hình giao tiếp và chuẩn giao tiếp giữa các đối tượng phân tán.

Một phần của tài liệu He_thong_dieu_khien_phan_tan (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)