Mơ hình đối tượng thành phần phân tán DCOM

Một phần của tài liệu He_thong_dieu_khien_phan_tan (Trang 47 - 49)

1: op () broker_A broker_B

6.4.5 Mơ hình đối tượng thành phần phân tán DCOM

DCOM (Distributed COM) mở rộng COM cho việc giao tiếp giữa các đối tượng phân tán, thuộc các chương trình chạy trên nhiều máy tính khác nhau trên mạng LAN, WAN hay Internet. Với DCOM, các ứng dụng có thể phân tán trên nhiều vị trí đem lại sự thuận lợi cho chính ứng dụng. Ngày nay khi người ta nói tới COM là cũng thường bao hàm DCOM trong đó.

DCOM là một cơng nghệ lý tưởng cho những ứng dụng nhiều tầng lớp bởi vì nó cho phép những thành phần ActiveX làm việc ngang qua mạng. Nhiều người có thể phát triển thêm cùng một thành phần mà không cần phải lo lắng về lập trình mạng, tính tương thích hệ thống hoặc sự hợp nhất của những thành phần xây dựng từ những ngơn ngữ khác nhau. Nó dẫn tới hạ thấp giá thành và làm giảm sự phức tạp của việc phân tán các ứng dụng thành phần.

Hình 6-9: Giao tiếp giữa ₫ối tượng và khách hàng trên hai máy khác nhau với DCOM

Client Proxy Component

DCE RPC Protocol Stack Stub DCOM network- protocol Security Provider DCE RPC Protocol Stack Security Provider SCM SCM COM Runtime CoCreateInstance() (Remote) Activation CoCreateInstance()

© 2005, Hồng Minh Sơn Khi các đối tượng ở trên các máy tính khác nhau, DCOM đơn giản thực hiện sự thay thế truyền thơng liên q trình cục bộ bởi giao thức mạng. Hình dưới đây minh họa rõ nét cách thức giao tiếp giữa các đối tượng nằm trên hai máy tính khác nhau.

Thư viện COM Run-Time cung cấp những dịch vụ hướng đối tượng tới khách hàng và thành phần muốn giao tiếp với nhau đồng thời sử dụng RPC và nhà cung cấp an toàn để tạo chuẩn nối mạng đóng gói tuân theo giao thức truyền thơng cho DCOM.

Một ứng dụng client có thể tạo một đối tượng trên một máy tính khác qua hàm API CoCreateInstance(). Ta xét một ví dụ đơn giản sau:

HRESUL hr = CoCreateInstance(

CLSID_CData, // định danh lớp của đối tượng yêu cầu

NULL,

CLSCTX_REMOTE_SERVER, // dịch vụ từ xa được yêu cầu

&si); // tham số đầu ra để chứa con trỏ giao diện

© 2005, Hồng Minh Sơn

7 CÁC MƠ HÌNH ỨNG DỤNG ĐIỀU KHIỂN PHÂN

TÁN

7.1 IEC-61131

IEC (International Electrotechnical Commission) là một tổ chức toàn cầu bao gồm các hội đồng ở các quốc gia. Mục tiêu của tổ chức này là thúc đẩy cơng việc chuẩn hố trong lĩnh vực điện và điện tử.

IEC 61131 là tiêu chuẩn về bộ điểu khiển khả trình PLC và các thiết bị ngoại vi đi kèm với nó. Chuẩn IEC 61131 bao gồm 9 phần, trong đó các phần 1 đến 5 là quan trọng nhất:

• Phần 1 (General Information): Đưa ra các định nghĩa chung và các đặc tính chức năng tiêu biểu cho mỗi hệ thống điều khiển sử dụng PLC, ví dụ cơ chế thực hiện tuần hồn, ảnh q trình, thiết bị lập trình và giao diện người-máy.

• Phần 2 (Equipment requirements): Đặt ra các yêu cầu điện học, cơ học và chức năng cho các thiết bị; định nghĩa phương pháp kiểm tra và thử nghiệm các kiểu thiết bị tương ứng. Các yêu cầu được định nghĩa là nhiệt độ, độ ẩm, cung cấp nguồn, độ kháng nhiễu, phạm vi tín hiệu logic và sức bền cơ học của các thiết bị.

• Phần 3 (Programming languages): Định nghĩa các ngơn ngữ lập trình cho các thiết bị điều khiển khả trình. Ngồi ba ngơn ngữ kinh điển là biểu đồ hình thang (Ladder Diagram, LD), biểu đồ khối chức năng (Function Block

Diagram, FBD) và liệt kê lệnh (Instruction List, IL), và một ngôn ngữ bậc

cao kiểu văn bản có cấu trúc (Structured Text, ST) thì một phương pháp lập trình đồ họa phục vụ biểu diễn các thuật tốn điều khiển trình tự là SFC (Sequential Function Chart) cũng đã được chuẩn hóa.

• Phần 4 (Guidelines for users): Đưa ra các nguyên tắc chỉ đạo cho người sử dụng trong các quá trình của một dự án, từ phân tích hệ thống cho tới lựa chọn thiết bị, vận hành và bảo trì hệ thống.

• Phần 5 (Communication): Đề cập tới phương pháp truyền thông giữa các PLC cũng như giữa PLC và một thiết bị khác trên cơ sở các khối hàm chuẩn. Các dịch vụ truyền thông này mở rộng chuẩn ISO/IEC 9506-1/2, thực chất là một tập con trong các dịch vụ được qui định trong MMS.

Một phần của tài liệu He_thong_dieu_khien_phan_tan (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)