Nguyên liệu và chất liệu

Một phần của tài liệu LVTS-2014 - Di Tích Khảo Cổ Học Cồn Cổ Ngựa (Thanh Hóa) (Trang 43 - 44)

Chương 2 : ĐẶC TRƯNG DI TÍCH VÀ DI VẬT

2.4. Đặc trưng di vật

2.4.1.1. Nguyên liệu và chất liệu

Trong nghiên cứu của Bùi Vinh về các loại hình đồ đá văn hóa Đa Bút có hai luận điểm hết sức quan trọng, có ý nghĩa đối với việc phân kỳ chuỗi phát triển kế tiếp mang tính lịch đại khơng những về mặt văn hóa mà cịn về sự phát triển của kỹ thuật chế tác đá có tính cách mạng của người Đa Bút. Thứ nhất, vấn đề nguyên liệu đá cuội và sự phá bỏ truyền thống kỹ thuật cuội. Thứ hai, luận điểm về sự ra đời của kỹ thuật chế tạo công cụ bằng đá phiến [84, tr.84].

Trường hợp Cồn Cổ Ngựa, theo Bùi Vinh ở đây có một sự chuyển biến từ q trình sử dụng đa số cuội sơng/suối dùng cho chế tác ở Đa Bút đến Cồn Cổ Ngựa có sự giảm và quan trọng hơn là sự xuất hiện của kỹ nghệ sử dụng đá phiến. Tiếp sau đó, điều này được chứng minh ở di chỉ thuộc giai đoạn cuối của văn hóa Đa Bút, tiêu biểu là Gị Trũng.

Tuy nhiên, những nhận xét đó cho đến nay chúng ta chưa được kiểm chứng bằng các phân tích thạch học. Chính vì thế, việc nhận thức sự xuất hiện có hay khơng của kỹ nghệ đá phiến ở Cồn Cổ Ngựa và sau này phát triển mạnh mẽ ở Gị Trũng có chăng cần được kiểm chứng.

Dựa trên những kết quả phân tích thạch học, nguyên liệu phổ biến dùng cho chế tác rìu mài, hịn nghiền, bàn mài, bàn nghiền có nguồn gốc là đá magma và đá tuf thủy tinh bazơ (đá vụn núi lửa), đá quartz và một số chày nghiền là cuội granite hay rhyolite nguồn gốc sông/suối [Ảnh 54-69]; [Bảng 2]. Và để thực tế hơn, chúng tôi tiến hành khảo sát xung quanh khu vực di chỉ nhằm kiểm chứng nguồn nguyên liệu, cũng là để tìm hiểu khu vực xung quanh liệu có nguồn cung cho người Cồn Cổ Ngựa xưa kia hay không?

Cách di chỉ về phía Tây Nam chừng 600m là dãy núi Ác Sơn, không cao lắm, chạy dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Hiện trạng những hạch đá gốc ở đó có sự tương đồng rất cao về chất liệu so với những nguyên liệu thu thập được ở Cồn Cổ Ngựa .

Trên sườn núi và chân núi nhiều tảng đá gốc bị lăn xuống với đủ loại có kích cỡ khác nhau. Lớp patine bị phong hóa khi so sánh với những tảng/hạch nguyên liệu thô lớn ở Cồn Cổ Ngựa có sự tương đồng nhau. Lớp vỏ thường có màu vàng đỏ, đỏ loang lổ. Có nhiều

42

mảnh vỏ do lăn bị phong hóa hoặc tác động va chạm khiến chúng bị bong ra. Ngoài ra, khi xem xét những hạch có kích thước nhỏ hơn chúng tơi cũng ghi nhận điều này.

Cùng với khảo sát núi Ác Sơn, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát núi Mành hay cịn gọi là núi Mả Lim (xưa kia có nhiều cây lim to). Ở đây có rất nhiều hạch quartz dạng khối hình hộp chữ nhật, nguyên liệu này cũng có thể dùng cho chế tác cơng cụ. Khi tiến hành đối sánh với những công cụ chế tác từ đá quartz, chúng tơi cho rằng, đây có thể là một trong những nơi khai thác nguyên liệu của người Cồn Cổ Ngựa.

Một phần của tài liệu LVTS-2014 - Di Tích Khảo Cổ Học Cồn Cổ Ngựa (Thanh Hóa) (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)