Các hoạt động kinh tế

Một phần của tài liệu LVTS-2014 - Di Tích Khảo Cổ Học Cồn Cổ Ngựa (Thanh Hóa) (Trang 107)

Chương 4 : DÂN CƯ, ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT

4.2. Các hoạt động kinh tế

4.2.1. Về trồng trọt

Kết quả phân tích bào tử phấn hoa ở Cồn Cổ Ngựa và một số địa điểm thuộc văn hóa Đa Bút như Bản Thủy, Làng Cịn đã được nghiên cứu. Điều này cho phép có những đánh giá nhất định về bối cảnh thảm thực vật mà người Cồn Cổ Ngựa nói riêng và cư dân văn hóa

106

Đa Bút nói chung đã sinh tồn song hành. Phấn hoa thu được ở Cồn Cổ Ngựa có số lượng bào tử thực vật dương xỉ chiếm 52%, phấn hoa hạt trần 1%, phấn hoa thực vật hạt kín 31%. Tuổi địa chất của trầm tích thuộc giai đoạn Holocene trung-muộn [37, tr.20].

Kết quả phân tích bào từ phấn hoa tại Bản Thủy gốm 6 mẫu thì 4 mẫu chứa bào tử gồm BT.H2.L1-M3 ở độ sâu 50cm là mẫu rất giàu bào từ phấn hoa và thành phần giống loài cũng rất đa dạng. Mẫu M4 tại độ sâu 80cm thành phần nghèo bào từ phấn hoa nhưng giàu bảo từ họ hịa thảo Poaceae, chiếm tới 84%. Người phân tích cho rằng, có thể người Bản Thủy đã biết đến kỹ thuật canh tác những lồi cây hịa thảo trên. Theo kết quả phân tích, từ độ sâu 50cm trở lên khơng có bào tử phấn hoa thực vật ngập mặn nên có thể giai đoạn đó người Bản Thủy ít chịu ảnh hưởng từ biển [84, tr.124-125].

Tương tự như vậy, kết quả phân tích bào tử phấn hoa tại Làng Cịng cũng cho kết quả với sự chiếm đa số của bào tử dương xỉ. Kết quả đó cho phép nhận định về thảm thực vật khu vực có độ ẩm cao với hệ thực vật chủ yếu là cây bụi, cây gỗ nhỏ và thảm cỏ [37, tr.20].

Với những kết quả đạt được về thành phần phấn hoa, chúng ta có thể hình dung rằng, xưa kia những khu vực cư trú xưa của cư dân Cồn Cổ Ngựa hay Làng Cịng đều khơng phải là những khu rừng rậm, giàu tài nguyên mà rừng ở đây khá nghèo. Kết quả phân tích bào tử phấn hoa ở các di chỉ trên đều có mặt bào tử của họ hịa thảo mà ở Bản Thủy có tỷ lệ lớn nhất. Nguyễn Thị Mai Hương giả định rằng, người Bản Thủy có thể đã biết đến nơng nghiệp trồng lúa [37, tr.20].

Những chứng cứ về tài liệu cổ thực vật rất quan trọng đối với nghiên cứu bối cảnh, hệ thực vật tồn tại gắn liền với không gian sinh tồn của cư dân. Tuy nhiên, chúng ta cũng có những bằng chứng khác, bổ trợ cho nhận định về dạng thức kinh tế của người Cồn Cổ Ngựa. Trong tổ hợp di vật đá, Cồn Cổ Ngựa là di tích có số lượng bàn nghiền, chày nghiền nhiều nhất. Hiện tại, chưa có chứng cứ về các lồi thực vật được thuần dưỡng nhưng sự có mặt của bàn nghiền và chày nghiền với số lượng lớn phần nào gợi mở hoạt động kinh tế chủ đạo của người Cồn Cổ Ngựa. Có hai giả định về chức năng của bàn nghiền và chày nghiền. Thứ nhất, chúng có thể được sử dụng để nghiền những hạt quả hay cây củ có chứa chất tinh bột mà những lồi thực vật đó có thể được khai thác ở rừng hoặc có thể đã được trồng trọt? Bởi vì nếu khơng có một sự ổn định nhất định về nguồn cung cho nhu cầu của họ thì có lẽ số

107

lượng bàn nghiền không phải ngẫu nhiên nhiều đến như vậy và mức độ lõm và độ mòn của bàn nghiền cũng không sâu đến vậy được. Một khả năng nữa là chày nghiền và bàn nghiền có thể đã được sử dụng vào q trình chế tạo đồ gốm. Kích thước của chày nghiền, độ nhẵn bóng của chày rất phù hợp để dùng làm bàn kê thành trong của đồ gốm trong quá trình chế tạo. Vì nếu khơng có một di vật có độ phẳng tương đối để kê các khối đất thì thật khó để chế tạo được đồ gốm mà đặc biệt là đồ gốm kích thước lớn. Mặt khác, với qui mơ dân số khơng nhỏ nên ít nhiều sức ép về dân số, sức ép về nguồn thực phẩm phục vụ cho nhu cầu thường ngày chắc chắn đã xảy ra ở đây. Vì thế hoạt động kinh tế của người Cồn Cổ Ngựa không chỉ là tiến hành khai thác nguồn lợi tự nhiên mà có thể họ đã biết đến kỹ thuật trồng cây sơ khai nhằm cung cấp những nguồn thực phẩm thường xuyên và ổn định hơn.

4.2.2. Chăn ni

Trong di tồn văn hóa của người Cồn Cổ Ngựa, ngoài những di vật đá hay gốm là đặc trưng cho văn hóa Đa Bút thì chúng ta cịn thu được những sản phẩm rác thải của cư dân cổ còn để lại trong địa tầng.

Kết quả giám định thành phần động vật ở Cồn Cổ Ngựa cho thấy, có nhiều lồi động vật khá lớn như trâu, bò, hươu, nai, lợn, ba ba, điệp, ngao, sị. Ở Cồn Cổ Ngựa có tỷ lệ khá cao động vật ăn cỏ. Điều này có sự tương đồng với quần động vật phát hiện được ở di tích Đa Bút cũng chủ yếu là động vật ăn cỏ. Và khi đến Làng Còng, chúng ta thấy một sự đa dạng hơn về thành phần lồi. Thành phần động vật ở Làng Cịng bao gồm những loài thú ăn cỏ vẫn chiếm đa số nhưng vẫn có lồi ăn thịt như hổ báo, mèo rừng. Quan trọng hơn, dường người Làng Cịng đã biết thuần hóa lợn [84, tr.90].

Nhìn chung, bộ mặt của quần động vật trong văn hóa Đa Bút nằm trong hệ động vật sơng Mã, có liên hệ chặt chẽ với vùng núi cao Tây Bắc. Hệ động vật trong các di tích văn hóa Đa Bút cho thấy, họ khai thác từ động vật có nguồn gốc rừng, núi đến việc kết hợp khai thác nguồn lợi từ sơng, suối và sau này là biển. Đó là một sự khác biệt rất lớn so với những cư dân giai đoạn sớm hơn. Tuy vậy, những dấu hiệu về thuần dưỡng động vật ở Đa Bút là hạn chế, giả định về quá trình thuần dưỡng động vật cần được kiểm chứng ở những nghiên cứu chuyên sâu.

108

4.2.3. Hái lƣợm, săn bắn

Mô thức kiếm sống của người Cồn Cổ Ngựa có sự thay đổi theo thời gian. Ở giai đoạn sớm, nguồn lợi từ biển chưa được khai thác nhưng đến giai đoạn muộn họ đã phần nào nhận biết được nguồn sống từ biển kết hợp với khai thác nguồn lợi của thảm thực vật xung quanh từ các cánh rừng.

Có thể khẳng định, hoạt động hái lượm, săn bắn/bắt có vai trị chính yếu trong đời sống của người Cồn Cổ Ngựa. Chúng ta vẫn chưa tìm thấy bất kỳ vết tích nào của nghề trồng lúa mặc dù có mặt bào tử phấn hoa họ hịa thảo. Sự xuất hiện của bộ cơng cụ rìu mài lưỡi, lan thân hay đến tồn thân chắc chắn có liên quan tới sự thay đổi của cơ cấu kinh tế. Sự chuyển dịch từ kinh tế phụ thuộc đã được thay đổi bằng một mô thức kiếm sống chủ động, ổn định hơn, năng suất cao hơn mà cơng cụ rìu mài là một điểm nhấn.

Một yếu tố khác khơng thể khơng lưu tâm đó là cơ cấu và tỷ lệ dân số ở Cồn Cổ Ngựa cao hơn rất nhiều so với Đa Bút hay các di tích niên đại muộn của văn hóa Đa Bút. Nếu tính cả hai đợt khai quật và thám sát thì số lượng di cốt thu được đã lên tới 246 nhân khẩu. Vậy để cung cấp cho một làng cổ với số nhân khẩu lớn đó nhu cầu nguồn cung thực phẩm sẽ rất cao. Để đảm bảo được sự tồn tại của một cộng đồng người lớn như vậy, chắc chắn tất cả các nguồn lợi từ thiên nhiên có thể khai thác sẽ được tận thu để cung cấp nhu yếu phẩm cho cuộc sống. Chúng tôi cho rằng, nguồn thực phẩm từ các lồi thực vật sẽ đóng một vai trị quan trọng đối với cư dân Cồn Cổ Ngựa vì sức ép dân số cũng như sự thiếu hụt của nguồn thức ăn tại đây. Liệu có hay chăng một sức ép dân số lớn đã diễn ra ở Cồn Cổ Ngựa hay vào thời điểm Cồn Cổ Ngựa tồn tại, nơi đây chỉ đơn thuần là một làng nhỏ với số dân khơng lớn nhưng có một sự linh thiêng nào đó khiến cho các nhóm cư dân khác mang tử thi đến đây chơn cất? Thực sự, trả lời câu hỏi này là một bài tốn rất khó cho chúng ta để tìm hiểu các hình thức kinh tế đã tồn tại ở đây. Chúng tơi hy vọng rằng, trong tương lai có thể tìm thấy những dấu vết của nơng nghiệp? Nếu khơng, chúng ta phải có những cách tiếp cận mới để tìm ra những cách lý giải hợp lý và thỏa đáng hơn.

Tại Cồn Cổ Ngựa tìm thấy số lượng di cốt trâu, bò, hươu, nai khá nhiều. Đây là những động vật ăn cỏ ở những khu vực đầm lầy. Hầu hết xương động vật bị đập gãy, bên cạnh những lồi thú lớn cũng có mặt những lồi thú nhỏ. Những sản phẩm từ bữa ăn từ động

109

vật sau khi được sử dụng đã được chế biến thành những công cụ xương dạng mũi nhọn hoặc dao xương. Trong hai lần khai quật, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số cơng cụ xương.

Khơng chỉ ở Cồn Cổ Ngựa mà ở các di tích khác như Làng Cịng, Gị Trũng cũng đều tìm thấy những cơng cụ xương. Trong văn hóa Hịa Bình hay Bắc Sơn nếu có những cơng cụ xương thì xương được tận dụng chế tác làm công cụ đều là xương ống của động vật lớn, dày và cứng sẽ được sơ chế và mài để trở thành những mũi nọn hay mũi lao xương. Sự có mặt của cơng cụ xương ở văn hóa Đa Bút có thể cũng là một nét đặc trưng của nền văn hóa này. Có lẽ như nhận định của Bùi Vinh, chúng ta cũng không nên quên rằng nền kinh tế dựa trên nền tảng của phương thức săn bắt thú rừng và khai thác nhuyễn thể vẫn còn ngự trị trong đời sống của cư dân ở địa điểm Đa Bút và thậm chí ở lớp dưới Cồn Cổ Ngựa. Cũng trong văn hóa Đa Bút nhưng ở những giai đoạn muộn hơn, việc thu lượm các loài nhuyễn thể nước ngọt, nước mặn và kết hợp với săn bắt/bắn các loài động vật như ỏ Làng Còng, Gò Trũng, hang Cò, mái đá Vàng, Gị Trũng vẫn đóng một vai trị tối quan trọng cho hoạt động tìm kiếm thức ăn vì sự sinh tồn.

Một mảng kinh tế khơng thể khơng nhắc đến đó là hoạt động đánh bắt cá. Nếu như ở Cồn Cổ Ngựa trong lần khai quật năm 1979-1980 đã tìm thấy 3 chì lưới hình bầu dục thì đến cuộc khai quật 2013 loại hình di vật này vắng mặt. Mặc dù vậy, từ Đa Bút, Cồn Cổ Ngựa tới Gò Trũng là một bước tiến dài trong q trình chinh phục biển và hồn thiện, làm chủ kỹ thuật đánh bắt thủy hải sản. Đây là một hoạt động mà về sau nó đã đóng vai trị rất lớn cho sự sinh tồn của người Gị Trũng mà trước đó chúng ta chỉ thấy thưa thớt ở Cồn Cổ Ngựa. Trong khi người Gị Trũng thể hiện sự thích ứng với biển thì người Làng Cịng lại có lối sống kiểu Hịa Bình mặc dù tồn tại trong cùng một thời gian. Hay một số nhóm cư dân khác lại cư trú trong hang như ở hang Cò, mái đá Vàng... Sự khác nhau về địa bàn cư trú thể hiện tính đa dạng trong việc chọn khu vực sinh tồn phần nào biểu hiện tính chất đa tuyến, đa hướng của văn hóa Đa Bút.

4.2.4. Các nghề thủ công

Tại Cồn Cổ Ngựa có thể nhận thấy nghề chế tác đá, sản xuất đồ gốm là hai nghề thủ cơng chủ đạo. Ngồi ra, có thể có thêm nghề đan lưới phục vụ đánh bắt thủy hải sản.

110

Chế tác đá mà đặc biệt là chế tạo rìu mài là nghề chủ đạo và được nhìn nhận là một yếu tố khác biệt với những cư dân trước đó. Truyền thống chế tác đá trước đó đã nở rộ trong các văn hóa tiền sử của nước ta như kỹ nghệ Ngườm, kỹ nghệ Điều, Hịa Bình, Bắc Sơn. Với những văn hóa đó, kỹ thuật chế tác đá thời tiền sử thật sự đa dạng. Nếu như cư dân Ngườm thể hiện kỹ thuật tu chỉnh ép cao qua việc chế tác các cơng cụ mảnh kích thước nhỏ thì người cổ mái đá Điều lại dùng kỹ thuật tách mảnh lớn để tạo ra các công cụ bằng kỹ thuật ghè đẽo phức tạp. Trong văn hóa Hịa Bình, cư dân cổ sử dụng những hạch cuội nguyên nguồn gốc sông, suối để chế tác công cụ bằng kỹ thuật bổ nhằm tiết kiệm nguyên liệu hay ghè tách mảnh nhỏ, một trong số đó được ghè tu chỉnh tạo ra các công cụ mảnh. Người Bắc Sơn cũng sử dụng kỹ thuật ghè đẽo như vậy nhưng dường như họ sống ở những khu vực nguyên liệu có vẻ khan hiếm nên tần suất, cường độ ghè đẽo khá lớn. Số lượng cơng cụ khơng định hình trong văn hóa Bắc Sơn cũng cao. Nếu như trong văn hóa Bắc Sơn đã xuất hiện rìu cuội được mài nhưng số lượng không lớn và cũng không thật sự đặc trưng về kỹ thuật trong nền văn hóa này thì đến Cồn Cổ Ngựa chúng ta thấy có một sự khác biệt rất lớn với những cư dân giai đoạn trước.

Bộ cơng cụ rìu mài ở Cồn Cổ Ngựa nói riêng và văn hóa Đa Bút là đặc trưng cho kỹ thuật và mang tính thời đại cho sự nối tiếp và hoàn thiện của kỹ thuật mài. Theo Bùi Vinh, có hai mốc quan trọng với diễn biến sự phát triển di vật đá trong văn hóa Đa Bút là sự phá bỏ truyền thống kỹ thuật cuội và sự ra đời của kỹ thuật chế tạo công cụ bằng đá phiến. Đây thực sự là những nhận định lớn, có tính chất đại diện, bao hàm các q trình biến đổi, phát triển của bộ cơng cụ đá trong văn hóa Đa Bút. Nhưng thực tế là những nhận thức về các dòng nguyên liệu ở Cồn Cổ Ngựa hay rộng hơn là trong văn hóa Đa Bút chưa có những kết quả phân tích cụ thể. Vì thế, với những phân tích mẫu thạch học, thành phần khoáng chất hàm chứa trong mẫu đá kết hợp với so sánh với loại hình đồ đá, ngun liệu đá ở Gị Trũng, Làng Còng và di vật của cuộc khai quật Cồn Cổ Ngựa năm 1979-1980 đã đem lại những nhận thức mới về kỹ nghệ chế tác đồ đá ở Cồn Cổ Ngựa và chúng tôi cho rằng vấn đề này cần phải được xem xét lại.

Nguyên liệu chế tác ở Cồn Cổ Ngựa với kết quả phân tích thạch học cho thấy, tuyệt đại đa số cơng cụ rìu mài lưỡi, lan thân hay toàn thân ở Cồn Cổ Ngựa đều là nguyên liệu đá

111

basalt hoặc tuf basalt, basalt bị biến đổi lục hóa, diabaz bị lục hóa… Tất cả nguyên liệu trên đều là dịng đá maga phun trào. Trong sưu tập rìu mài Cồn Cổ Ngựa năm 2013, chỉ có duy nhất 1 rìu mài lưỡi được mài từ một hạch cuội sơng/suối ngun hình bầu dục dài. Chúng tơi đã đối sánh trực tiếp với nguyên liệu chế tác rìu mài tại Cồn Cổ Ngựa trong cuộc khai quật năm 1979-1980 thấy rằng, sự tương đồng về nguyên liệu giữa hai sưu tập rìu mài qua hai cuộc khai quật cơ bản khơng có gì khác. Hơn nữa, chúng tơi đã so sánh với sưu tập rìu đá Cồn Cổ Ngựa với Làng Cịng thì thấy nguyên liệu chế tác rìu mài từ đá basalt vẫn ngự trị trong sưu tập rìu mài nói chung. Riêng chỉ tại Làng Cịng chỉ có 8 cơng cụ trong đợt khai quật I hiện nay chỉ cịn 6 rìu mài lưu tại Viện Khảo cổ học thì chỉ có 1 rìu mài là được chế tác từ đá basalt, còn lại chúng được chế tác từ đá cuội có nguồn gốc sơng/suối. Theo Nguyễn Văn Hảo, đợt khai quật II ở Làng Cịng thu được 18 rìu mài thì tất cả đều là nguyên liệu đá basalt. Xem xét rộng ra, tại di chỉ Đồng Vườn theo những người khai quật, rìu mài ở đây phát hiện không nhiều nhưng những người khai quật nhận định đó đều là đá basalt.

Như vậy, truyền thống chế tác rìu mài từ hạch đá basalt là một đặc tính, một sự bảo

Một phần của tài liệu LVTS-2014 - Di Tích Khảo Cổ Học Cồn Cổ Ngựa (Thanh Hóa) (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)