Duy trì trạng thái cân bằng

Một phần của tài liệu 90 ngày đầu tiên làm sếp (Trang 106 - 107)

Sau sáu năm làm việc ở văn phịng Manhattan của một cơng ty quảng cáo lớn, Kipp Erikson được tiến cử giữ một vị trí cao hơn ở văn phịng đại diện của công ty tại Canada. Anh mong rằng việc chuyển từ New York tới Toronto sẽ diễn ra thuận lợi. Rốt cuộc thì người Mỹ và người Canada giống nhau khá nhiều. Mặc dù Canada là nước dùng hai thứ tiếng, nhưng mọi người ở Toronto đều nói tiếng Anh. Cịn thành phố thì rất an tồn và được biết đến với những nhà hàng nổi tiếng và nhiều địa điểm văn hóa.

Kipp chuyển đi ngay lập tức, anh thuê một căn hộ ở khu buôn bán của Toronto và hăng hái lao vào công việc mới. Vợ của anh, Irene, một nhà thiết kế nội thất, đã rao bán căn hộ có cửa hàng của họ và bắt đầu chuẩn bị cho hai đứa trẻ, Katherine 10 tuổi và Elizabeth 7 tuổi, chuyển trường. Kipp và Irene đã nói chuyện với nhau về việc hỗn chuyển trường cho lũ trẻ đến cuối năm học. Mặc dù còn bốn tháng nữa mới tới lúc anh phải chuyển đi, nhưng họ đã quyết định là thời gian gia đình phải chia cách như thế là quá lâu.

Nhưng rắc rối đầu tiên trong công việc mới bắt đầu xuất hiện. Mỗi lần cố gắng yêu cầu mọi người làm việc gì đó, Kipp cảm thấy mình đang vướng vào vũng lầy. Là một người sống ở New York gần suốt cuộc đời, và quen nói thẳng mọi điều, anh nhận thấy những đồng nghiệp mới lịch sự đến khó chịu và khơng bao giờ bộc lộ sự bất đồng. (Về phần họ, họ ngạc nhiên với sự thẳng thắn bộc trực gần như chẳng có chút tinh tế nào của Kipp). Khi nào có dịp là Kipp lại phàn nàn với Irene về việc các đồng nghiệp từ chối tham gia buổi thảo luận về những khó khăn họ gặp phải. Vì thế, anh cũng khơng thể tìm thấy người nào nhiệt tình như những người anh đã tin tưởng giao việc ở New York.

Bốn tuần sau khi Kipp bắt đầu công việc, Irene đến Toronto với anh để tìm ngơi nhà và

trường học mới và tìm kiếm cơ hội cho nghề thiết kế của mình. Kipp thất vọng với công việc và trở nên dễ nổi cáu, cịn Irene ngày càng buồn bực vì cơ khơng thể tìm được trường học vừa ý. Bọn trẻ đang vui vẻ theo học ở một trường tư có chất lượng. Chúng khơng thích bị chuyển đi và điều này làm cho cuộc sống của Irene thêm phần khó khăn. Cơ an ủi chúng bằng những câu chuyện về cuộc phiêu lưu tới một đất nước mới và hứa sẽ tìm cho chúng một trường học mới thật tốt. Nhưng do chán nản, nên cô bảo với Kipp là tốt hơn nên để bọn trẻ ở lại cho đến cuối năm học; Kipp đồng ý.

Với Kipp, việc đi lại giữa Toronto và New York, và Irene phải chịu áp lực như một người mẹ nuôi con một mình, khiến cho mọi chuyện xảy ra nhanh chóng làm tổn hại tình cảm của họ. Mặc dù Irene đến Toronto mỗi tháng hai lần vào ngày nghỉ cuối tuần và vẫn tiếp tục tìm kiếm trường học, nhưng trong thâm tâm cơ khơng cịn muốn thay đổi chỗ ở. Những ngày nghỉ cuối tuần thường căng thẳng, lũ trẻ vừa vui khi nhìn thấy Kipp thì lại phải buồn ngay khi Kipp phải đi. Kipp thường trở lại văn phòng vào sáng thứ Hai, mệt mỏi và không thể tập trung vào công việc được, những khó khăn chồng chất làm anh trở nên ì trệ, lại thêm những căng thẳng với đồng nghiệp và nhóm của anh. Anh biết khả năng thực hiện cơng việc đang ngày càng bị tác động bởi việc tăng stress của anh.

Cuối cùng, Kipp đã quyết định phải bớt căng thẳng. Qua những mối liên hệ ở công ty, anh đã tìm được một ngơi trường tốt và vài triển vọng hứa hẹn về nhà ở. Nhưng khi anh giục Irene bán căn hộ của họ, thì hậu quả là một cuộc cãi vã tồi tệ nhất trong cuộc hôn nhân của hai

người. Khi rõ ràng là mối quan hệ của họ đang gặp nguy hiểm, Kipp bỏ việc và quay trở lại New York tìm một cơng việc mới.

Cuộc sống của một nhà lãnh đạo là ln phải duy trì cân bằng, nhưng trong suốt quá trình thay đổi sẽ chẳng bao giờ được như vậy. Việc mọi thứ đều không chắc chắn và mập mờ có thể gây tê liệt cảm xúc. Anh thậm chí khơng biết mình biết và khơng biết điều gì. Anh khơng có cơ hội để xây dựng mạng lưới hỗ trợ. Nếu anh đã chuyển đi chỗ khác, như Kipp Erikson đã làm, thì cá nhân anh cũng đang trong q trình chuyển đổi. Nếu anh có gia đình, thì họ cũng ở trong quá trình chuyển đổi. Là trung tâm của tất cả những bất ổn này, người ta kỳ vọng anh nhanh

chóng thích nghi và bắt đầu mang lại thay đổi tích cực cho cơ quan mới của mình. Vì tất cả những lý do đó, việc duy trì được cân bằng cá nhân là một thách thức trong quá trình chuyển đổi quan trọng.

Anh có tập trung vào đúng việc theo đúng cách khơng? Anh có duy trì được năng lượng và giữ được quan điểm của mình khơng? Anh và gia đình có nhận được sự hỗ trợ cần thiết khơng? Như Ron Heifetz đã nói trong cuốn Lãnh đạo khơng có những giải pháp dễ dàng: “Huyền thoại về sự lãnh đạo là huyền thoại về một chiến binh cô độc: đó là một cá nhân đơn thương độc mã của chủ nghĩa anh hùng và tài năng xuất chúng cho phép anh ta trở thành người dẫn đường… [Nhưng] thậm chí nếu gánh nặng mang theo những kỳ vọng và nỗi đau của mọi người đặt hết trên vai của một người, thì một mình nhà lãnh đạo cũng khơng thể cáng đáng nổi. Hình mẫu chiến binh cơ độc của nhà lãnh đạo là một kiểu tự sát liều lĩnh”.

Bởi vậy, hãy đừng cố làm việc một mình.

Suy ngẫm

Hãy dành một vài phút để hoàn thành bảng 9-1. Với mỗi câu, hãy khoanh tròn câu trả lời phù hợp nhất với suy nghĩ gần đây của anh.

Bây giờ hãy tính điểm tổng của anh. Nếu điểm tổng là 25 hoặc cao hơn, hoặc nếu anh khoanh tròn vào mức 5 ở bất kỳ câu nào, anh đang đứng trước một nguy cơ. Thậm chí ngay cả nếu điểm của anh là dưới 25, thì dù thế nào đi nữa cũng cứ đọc hết chương này. Trong tương lai, mọi thứ có thể trở nên khó khăn hơn. Chương này cũng có thể hướng dẫn anh giúp đỡ những người xung quanh đang phải tranh đấu với quá trình thay đổi của riêng họ.

Bảng 9 - 1

Đánh giá trạng thái cân bằng

Hồn tồn khơng đúng Khơng đúng Khơng đúng khơng sai Đúng Hồn tồn đúng

Một phần của tài liệu 90 ngày đầu tiên làm sếp (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)